Càng khó khăn, người lao động lại quyết tâm bám trụ với công việc

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, dù doanh nghiệp đối mặt với không ít thử thách, song nhiều người lao động bày tỏ quyết cùng chia sẻ khó khăn với đơn vị chủ quản, không bỏ việc giữa chừng.

Anh Đinh Văn Hà, công nhân lao động trong một nhà máy sản xuất thép (thuộc Khu công nghiệp Hòa Phú, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) - cho biết: "Cách đây hơn 10 năm, mẹ tôi trong quá trình lao động gặp tai nạn, bị cụt tay, buộc phải ở nhà. Tôi hiện đang là lao động chính trong gia đình và đã có 1 vợ, hai con. Với thu nhập không ổn định của vợ, tôi phải gồng sức gánh vác cả gia đình với mức lương khoảng 10 triệu đồng/tháng. Thực tế, trong bối cảnh suy thoái kinh tế, doanh nghiệp nơi tôi đang làm việc gặp nhiều khó khăn, đơn hàng bị cắt giảm, doanh thu không như cách đây 2 năm.

Tuy nhiên, chấp nhận cùng nhau chia sẻ khó khăn, tôi quyết tâm ở lại nhà máy làm việc mong tình hình sẽ sáng sủa hơn. Bởi, nếu đi chỗ khác xin việc, dù mức lương được cải thiện nhưng chưa chắc đã ổn định lâu dài, cứ tận tụy làm việc hết mình biết đâu sẽ vượt qua được giai đoạn khó khăn này".

Tâm tư của anh Hà cũng giống như nhiều công nhân lao động khác tại Khu công nghiệp Hòa Phú. Trong bối cảnh doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, giảm doanh thu, lương thưởng bị ảnh hưởng nhưng họ đều không dám bỏ ngang lúc này.

Tại Cụm công nghiệp Tân An, TP.Buôn Ma Thuột - nơi đang có gần 6.000 công nhân lao động đang làm việc. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp trên về cơ bản vẫn đang trụ vững, việc sa thải người lao động rất ít khi xảy ra.

Đầu tháng 6.2023, khi được phóng viên hỏi về việc làm sao nuôi nổi khoảng 100 người lao động trong bối cảnh đơn hàng giảm liên tục nhưng quỹ lương hàng tháng quá cao, một chủ doanh nghiệp cơ khí  tại Cụm công nghiệp Tân An trả lời dứt khoát: "Nếu không có tiền thì buộc phải vay ngân hàng, thế chấp tài sản để trả lương cho anh em công nhân. Nếu sa thải họ lúc này thì khi công ty có đơn hàng lấy ai làm việc, đến lúc đó còn mệt mỏi hơn. Lo cho anh em thì họ sẽ tận tụy, dốc sức vì doanh nghiệp sau này".

Nhiều người lao động dù thu nhập khá thấp nhưng không dám bỏ việc vì sợ không tìm được nơi phù hợp. Ảnh: Bảo Trung
Nhiều người lao động dù thu nhập khá thấp nhưng không bỏ việc. Ảnh: Bảo Trung

Theo anh Lâm Thành Nam (công nhân lao động ở Cụm công nghiệp Tân An): Thời buổi khó khăn chung, lòng trung thành, tận tụy là rất đáng quý. Doanh nghiệp tôi đang làm đôi khi chậm trả lương hàng tháng nhưng không đến nỗi sa thải người lao động để giảm gánh nặng tài chính. Chủ doanh nghiệp mỗi tháng đóng lãi hơn 100 triệu đồng nhưng chưa bao giờ trả thiếu chúng tôi một đồng nào. Anh em công nhân rất vui và hứa sẽ làm việc hết sức mình.

Ông Hoàng Anh Tuấn - Chủ tịch Công đoàn ngành Công Thương tỉnh Đắk Lắk - cho biết: "Trong giai đoạn khó khăn bởi suy thoái kinh tế, tổ chức Công đoàn luôn nắm bắt tâm tư nguyện vọng của đoàn viên, người lao động nhằm kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc cho các anh chị em. Nhờ đó, trong 6 tháng đầu năm 2022, số đoàn viên, người lao động trong ngành Công thương bị mất việc, sa thải khá ít, đời sống được đảm bảo, ít xảy ra tình trạng nợ lương, thưởng.

Thời gian tới Công đoàn ngành sẽ tiếp tục đổi mới phương thức, đối với các Công đoàn Cơ sở theo hướng chuyển đổi cách thức chỉ đạo một chiều sang trực tiếp hỗ trợ, giúp đỡ, tổ chức cho các đơn vị chủ động thực hiện nhiệm vụ. Công đoàn ngành sẽ cùng với Công đoàn cơ sở giải quyết vấn đề khó khăn vướng mắc trong quá trình hoạt động, xây dựng mối quan hệ hài hòa, ổn định, tiến bộ, đồng hành cùng doanh nghiệp".

BẢO TRUNG
TIN LIÊN QUAN

Nhiều đề xuất, kiến nghị của đoàn viên, người lao động Bắc Giang

Quế Chi |

Bắc Giang - Qua quá trình tổ chức đại hội công đoàn cơ sở và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nhiệm kỳ 2023-2028, các cấp công đoàn trong tỉnh Bắc Giang đã tổng hợp các ý kiến đề xuất, kiến nghị của đoàn viên công đoàn, người lao động với Đảng, Nhà nước, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

LĐLĐ TP Vĩnh Long vận động hơn 28 tỉ đồng chăm lo cho người lao động

AN NHIÊN |

Trong 2 ngày 18 – 19.7, LĐLĐ TP Vĩnh Long tổ chức đại hội Công đoàn thành phố Vĩnh Long lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 – 2028. Ông Phan Văn Thành - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Vĩnh Long - dự và chỉ đạo đại hội.

Phạt Công ty Bảo Lan, yêu cầu hoàn trả tiền cho người lao động sau phản ánh của Lao Động

Minh Hạnh |

Thái Nguyên - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa ban hành quyết định xử phạt, đồng thời yêu cầu Công ty CP Giải pháp công nghệ an ninh Bảo Lan phải hoàn trả toàn bộ tiền lương và tiền làm thêm giờ đã giữ lại của người lao động sau khi nghỉ việc.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.