Công nhân chóng mặt lo chi phí vào năm học mới cho con

VÂN HI |

Bước vào năm học mới, các khoản chi phí như tiền sách vở, dụng cụ học tập, quần áo,... cho con đang khiến nhiều công nhân chóng mặt. Với đồng lương eo hẹp, không ít công nhân phải cắn răng đi vay tiền mới lo được cho con.

Đắt, nhưng không thể tiết kiệm

Mặc dù còn vài tuần nữa con trai chị Phạm Thị Thu Thủy (công nhân chế biến thủy sản tại Hậu Giang) mới bước vào năm học mới, nhưng chị Thủy đã “tái mặt” khi phải chi tiền triệu mua sắm các vật dụng cần thiết cho con.

Chị Thủy cho biết: “Sách vở, đồ dùng học tập của con đã gần 600.000 đồng, tiền quần áo hơn 500.000 đồng. Lúc mua, thấy mỗi thứ cao hơn năm trước vài chục nghìn nên không để ý, đến khi cộng dồn tôi run tay vì đã mua hơn 1,2 triệu đồng”.

Theo chị Thủy, mặc dù nhà trường chưa họp phụ huynh thông báo các khoản thu chi chính thức, nhưng đáp lại sự háo hức của con nên dù mọi thứ có đắt chị cũng không thể tiết kiệm.
Nữ công nhân Mai Hương (công nhân may mặc tại tỉnh Hậu Giang) cũng vừa chi số tiền gần 1 triệu đồng để lo cho con vào năm học mới.

“Dẫn con ra chợ mua 1 bộ quần áo, một số sách tham khảo và đồ dùng học tập cũng đã hết gần 1 triệu đồng. Còn ba lô, giày dép của con vẫn sử dụng được nên tôi đỡ một phần tiền, chứ nếu mua sắm hết thì chắc cũng hơn 1,5 triệu đồng”.

Theo chị Hương, chưa chính thức vào năm học mới đã tốn cả triệu đồng, đến lúc vào học thì tiền học phí, quỹ lớp, các loại bảo hiểm số tiền này sẽ gấp 2 - 3 lần. Tuy nhiên, dù đắt chị cũng cố gắng lo vì không ai “trả giá” tiền học của con bao giờ.
Chị Hạ Mi - nhân viên một nhà sách tại quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ cho biết: Hiện nay, do chương trình cải cách học 3 bộ sách nên không có giá xác định, đối với các bộ sách bài học, không mua bộ bài tập thì có giá từ 300.000 đồng trở lên, tùy khối.

Chật vật xoay xở

Đối với những công nhân có thu nhập eo hẹp thì tiền lo cho con đi học là câu chuyện rất khó khăn. Vừa trả nợ tháng trước, nữ công nhân Kim Mai (công nhân may mặc tại tỉnh Hậu Giang) lại phải tiếp tục đi vay để có tiền lo cho con.

Chị Mai cho biết: “Năm học rồi con tôi phải mặc lại đồ cũ của những năm trước. Thấy tội con mình nên tôi vừa mua cho con 1 bộ quần áo mới hết 475.000 đồng. Thêm nữa, con tôi sắp bước vào lớp 10 nên phải may thêm bộ áo dài hơn 600.000 đồng. Cộng với tiền sách vở, dụng cụ học tập cũng đã hơn 1,6 triệu đồng”.

Mặc dù không mất tiền thuê nhà, nơi ở cũng gần với công ty, nhưng với mức thu nhập chỉ gần 5,5 triệu đồng/tháng, chị Mai đã phải chật vật xoay xở gia đình. Nay chị lại tiếp tục bấm bụng chi tiêu, chạy khắp nơi để vay tiền.

“Tháng trước tôi mượn đồng nghiệp 4 triệu đồng để lo chữa bệnh cho mẹ. Vừa nhận lương tháng này, trả nợ xong còn được gần 1,5 triệu đồng. Giờ phải đi mượn tiếp mới có tiền lo cho con” - chị Mai nói.

Tương tự, anh Phạm Văn Lít (công nhân tại TP Cần Thơ) cũng phải chật vật xoay xở: “Con tôi một cháu đang chuẩn bị vào lớp 1, cháu còn lại vào lớp 6. Vừa rồi dẫn 2 con ra chợ mua đồ, số tiền mua đã gần bằng cả tháng lương của tôi, hơn 4 triệu đồng”.

Theo anh Lít, sau khi sắm sửa cho con vào năm học mới, người công nhân này phải xin ứng lương, mượn tiền để có tiền lo cho cuộc sống gia đình.

“Cuộc sống công nhân vất vả nên dù nhịn ăn, nhịn mặc tôi cũng cố gắng lo cho 2 con đi học đầy đủ để sau này cuộc sống ổn định hơn” - anh Lít chia sẻ.

VÂN HI
TIN LIÊN QUAN

Bị điều động, giáo viên rơi nước mắt trước thềm năm học mới

QUANG ĐẠI |

Nhiều giáo viên băn khoăn, bức xúc, nhiều người đã rơi nước mắt vì bị luân chuyển, điều động đến các trường xa xôi, khó khăn hơn trước thềm năm học mới.

Trước thềm năm học mới, Ninh Bình và Thanh Hóa thiếu hàng nghìn giáo viên

DIỆU ANH - QUÁCH DU |

Theo rà soát của ngành Giáo dục 2 tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa, hiện nay, trên địa bàn 2 tỉnh này đang thiếu gần 12.000 biên chế giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý so với quy định của Trung ương.

Quảng Nam thiếu hơn 2.000 giáo viên trước thềm năm học mới

Hoàng Bin |

Sắp bước vào năm học mới 2023 - 2024, ngành giáo dục Quảng Nam lại đau đầu trước tình trạng thiếu giáo viên nghiêm trọng, nhất là các trường miền núi.

Bắt giam Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

TRUNG DU |

Thái Bình - Ông Vũ Văn Hạnh (54 tuổi), Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình) vừa bị khởi tố, bắt tạm giam.

Mục sở thị phố ẩm thực Hàn Quốc ngay giữa Hà Nội

Linh Boo |

Ghé khu K-Town ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), du khách có thể thưởng thức ẩm thực tại những quán ăn chuẩn vị Hàn Quốc, và đứng “đâu cũng có ảnh đẹp”.

Tất cả mẫu nước sau vụ vỡ đập thải ở Bắc Kạn đều không đạt

Việt Bắc |

10/10 mẫu nước lấy tại Tuyên Quang xét nghiệm sau vụ vỡ đập bùn thải của Công ty Kim loại màu Bắc Kạn đều không đạt tiêu chuẩn sử dụng cho sinh hoạt.

Thông tin chính thức vụ thân mật trong lớp học ở Long Biên

KHÁNH AN |

Hà Nội - Đại diện Sở GDĐT Hà Nội cho biết, cô giáo xuất hiện trong clip ở Long Biên ít kinh nghiệm quản lý lớp học và xử lý các tình huống xảy ra còn non kém.

CLB Hoàng Anh Gia Lai bị Đà Nẵng cầm hòa trên sân khách

NHÓM PV |

Câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai chỉ có 1 điểm sau trận hòa 1-1 trước SHB Đà Nẵng trên sân Hòa Xuân tại vòng 4 LPBank V.League 2024-2025 tối 3.10.

Bị điều động, giáo viên rơi nước mắt trước thềm năm học mới

QUANG ĐẠI |

Nhiều giáo viên băn khoăn, bức xúc, nhiều người đã rơi nước mắt vì bị luân chuyển, điều động đến các trường xa xôi, khó khăn hơn trước thềm năm học mới.

Trước thềm năm học mới, Ninh Bình và Thanh Hóa thiếu hàng nghìn giáo viên

DIỆU ANH - QUÁCH DU |

Theo rà soát của ngành Giáo dục 2 tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa, hiện nay, trên địa bàn 2 tỉnh này đang thiếu gần 12.000 biên chế giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý so với quy định của Trung ương.

Quảng Nam thiếu hơn 2.000 giáo viên trước thềm năm học mới

Hoàng Bin |

Sắp bước vào năm học mới 2023 - 2024, ngành giáo dục Quảng Nam lại đau đầu trước tình trạng thiếu giáo viên nghiêm trọng, nhất là các trường miền núi.