Giáo viên miền núi mong cải cách tiền lương, công nhân chờ nhà ở xã hội

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Đời sống của giáo viên tại miền núi, công nhân lao động ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn, trăn trở. Đoàn viên công đoàn tin tưởng vào những thủ lĩnh công đoàn nhiệm kỳ 2023 - 2028 được bầu tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam sẽ giúp đời sống đoàn viên công đoàn ngày càng tốt hơn.

Toàn tỉnh Quảng Ngãi hiện có hơn 86.000 đoàn viên công đoàn (ĐVCĐ) sinh hoạt tại 1.219 công đoàn cơ sở. Trong đó, giáo viên đang giảng dạy ở các huyện miền núi như Trà Bồng, Ba Tơ, Sơn Tây, Minh Long, Sơn Hà đang đối mặt với nhiều khó khăn vì tiền lương còn khá thấp.

Giáo viên cắm bản ở những bản làng xa xôi, đường xá đi lại rất vất vả, nhất là vào mùa mưa lũ. Nhiều giáo viên cắm bảng hàng chục năm, xa gia đình, vợ con, nhưng việc xin luân chuyển về các trường ở gần nhà đình cũng chưa được giải quyết.

 Cô giáo Nguyễn Thị Trang bên chiếc xe bị ngã dính đầy bùn đất trên đường gieo chữ ở Làng Tốt, xã Ba Lế, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Cô giáo Nguyễn Thị Trang bên chiếc xe bị ngã dính đầy bùn đất trên đường gieo chữ ở Làng Tốt, xã Ba Lế, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Ông Nguyễn Thanh Tùng - Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Trà Bồng cho biết, huyện Trà Bồng là huyện miền núi, đời sống ĐVCĐ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là giáo viên dạy mầm non, phải di chuyển đường núi rừng rất xa xôi, ảnh hưởng đến đời sống của đoàn viên.

“Thông qua Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, chúng tôi mong muốn các cấp công đoàn quan tâm hơn nữa đến đời sống của giao viên, đầu tư cơ sở vật chất ở các huyện miền núi, đặc biệt là các trường học, trụ sở làm việc của các xã vùng cao. Đối với cán bộ bán chuyên trách, tiền lương hằng tháng đang rất thấp nên họ rất mong được tăng lương để có thêm điều kiện cống hiến” - ông Nguyễn Thanh Tùng bày tỏ.

Nhiệm kỳ 2023 - 2028, các cấp Công đoàn Quảng Ngãi tiếp tục tập trung nguồn lực thực hiện nhiệm vụ đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, lao động. Trọng tâm là đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể mang lại lợi ích cho đoàn viên, người lao động về tiền lương, tiền thưởng, điều kiện và thời giờ làm việc. Tuy nhiên, nhà ở xã hội cho công nhân vẫn còn là khoảng trống, bởi Quảng Ngãi chưa có nhà ở xã hội nào dành cho công nhân, người lao động.

Ông Nguyễn Phúc Nhân - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ngãi cho biết, nhu cầu nhà ở xã hội trong thời gian sắp đến của người lao động rất cao, đặc biệt về nhà ở gần nơi cho công nhân làm việc. Hiện nay, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng có chương trình ở Khu công nghiệp Tịnh Phong, tỉnh đã dành quỹ đất khoảng 4,05 héc ta để xây dựng nhà ở cho công nhân. Tuy nhiên hiện nay dự án này cũng chưa triển khai thực hiện được, cần phải được chính quyền tỉnh và ngành chức năng xem xét, hỗ trợ để sớm trở thành hiện thực.

Quảng Ngãi có khoảng 56.000 công nhân lao động. Đa số là lao động trẻ và có nhu cầu về nhà ở xã hội rất lớn. Ảnh: Công đoàn Quảng Ngãi.
Quảng Ngãi có khoảng 56.000 công nhân lao động. Đa số là lao động trẻ và có nhu cầu về nhà ở xã hội rất lớn. Ảnh: Công đoàn Quảng Ngãi.

Ông Phạm Thái Dương - Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi cho biết, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp Quảng Ngãi đang cắt giảm đơn hàng, giảm giờ làm, khiến nhiều công nhân, người lao động mất việc làm hoặc giảm thu nhập.

Trước tình hình đó, Công đoàn Việt Nam đã có những quyết sách hỗ trợ người lao động. Vì vậy, người lao động mong muốn Công đoàn Việt Nam tiếp tục có những chính sách hỗ trợ trước mắt cho người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động.

“Công đoàn Việt Nam cần xây dựng hệ thống phúc lợi đặc thù của công đoàn nhằm tạo sự khác biệt, mang lại lợi ích cho đoàn viên nhằm thu hút người lao động vào tổ chức công đoàn. Tập trung xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân lao động” - ông Phạm Thái Dương đề xuất.

VIÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Kỳ vọng xây dựng thêm thiết chế văn hóa, nhà ở xã hội cho công nhân

Thanh Vân |

Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 diễn ra trong 3 ngày từ 1-3.12 tại Hà Nội. Công nhân và doanh nghiệp gửi gắm, kỳ vọng những quyết sách trong nhiệm kỳ tới sẽ giúp người lao động có thêm thiết chế văn hóa, đặc biệt là giúp người lao động thực hiện ước mơ an cư.

Mục tiêu xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội, 95% dân số có BHYT vào năm 2030

Vương Trần |

Nghị quyết số 42-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương xác định mục tiêu đến năm 2030 xây dựng được 1 triệu căn nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp; Trên 95% dân số tham gia bảo hiểm y tế; Tuổi thọ trung bình của người dân khoảng 75 tuổi.

Công đoàn dành 1,4 tỉ đồng dựng nhà lưu trú cho giáo viên miền núi

Nguyễn Linh |

Ngôi nhà mới khang trang được bàn giao cho những giáo viên miền núi xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) phần nào giúp họ yên tâm giảng dạy, hoàn thành sứ mệnh “trồng người” của mình.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

VĐV bóng chuyền Nguyễn Thị Xuân và sự bền bỉ ở tuổi U40

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 181 có buổi trò chuyện với chủ công Nguyễn Thị Xuân về hành trình gắn bó với bóng chuyền cũng như dự định trong tương lai của tay đập 38 tuổi.