Giúp đoàn viên bất hạnh “hồi sinh”từ Quỹ Tương tế

LỤC TÙNG |

Với sáng kiến vận động đoàn viên (ĐV) đóng góp cho từng vụ, việc..., ông Hoàng Khắc An - Chủ tịch CĐ ngành GDĐT huyện Châu Thành (Đồng Tháp) đã làm cho mô hình Quỹ Tương tế của tổ chức CĐ có thêm sức sống mới, giúp nhiều ĐV bất hạnh vượt lên nghịch cảnh.

“Hồi sinh” những cảnh đời bất hạnh

Ông An mời tôi cùng đi thăm một giáo viên (GV) bị bệnh nan y. Đó là cô Nguyễn Thị Thân - GV Trường THCS An Khánh (xã An Khánh) - phát hiện mắc ung thư vào cuối năm 2016. “Lúc đó, em gần như sụp đổ, vì 2 con còn quá nhỏ, mà kinh tế gia đình đang khó khăn... nhưng nhờ có CĐ, em đã nhanh chóng lấy lại thăng bằng” - cô giáo thế hệ 8x đã chân tình chia sẻ - “Qua phát động của CĐ ngành GDĐT huyện, em được hỗ trợ gần 80 triệu đồng, số tiền này không chỉ giúp em xoay xở trong lúc khó khăn mà còn như tiếp thêm sức mạnh tinh thần”. Hiện cô đã thực hiện xong phác đồ hóa trị, kết hợp với uống thuốc Nam nên sức khỏe có phần ổn định.

Việc một GV được “nội bộ” hỗ trợ gần 80 triệu đồng/lần quả là không nhỏ và hiếm thấy, nhưng đó chưa phải là giới hạn cuối cùng. “Trên thực tế, nhiều trường hợp được hỗ trợ cả trăm triệu đồng” - ông An xác nhận. Đây là một trong số hàng trăm GV được CĐ ngành GDĐT huyện Châu Thành chăm lo theo mô hình Quỹ Tương tế mà việc hỗ trợ ĐV, GV mắc bệnh hiểm nghèo này chỉ là một trong những hoạt động của mô hình. Cụ thể, GV được hỗ trợ 5 triệu đồng nếu có cha mẹ ruột, hoặc con mất và sẽ được hỗ trợ từ 500.000 đồng đến 28 triệu đồng nếu bản thân GV mắc bệnh hoặc tử vong. Quỹ Tương tế “mới” không chỉ áp dụng cho GV đương nhiệm, mà còn áp dụng cho cả GV nghỉ hưu.

100% đoàn viên tham gia ủng hộ

Mô hình Quỹ Tương tế xuất hiện trước khi ông Hoàng Khắc An (SN 1960) làm cán bộ CĐ chuyên trách, nhưng đến năm 1997, khi ông lên làm Chủ tịch CĐ ngành GDĐT huyện Châu Thành, thì mô hình này có sự thay đổi và sức sống mới. Từ chỗ chỉ có vài chục phần trăm GV tham gia và thường xuyên bị thưa kiện vì hoài nghi, thiếu công bằng... Quỹ Tương tế đã được 100% trong tổng số hơn 1.700 đoàn viên GV toàn huyện tham gia, mỗi năm đóng góp hàng tỉ đồng. Ông An thay đổi từ phương thức đóng góp "một cục" (vào đầu niên học, mỗi GV đóng góp 100.000 đồng) bằng cách đóng góp cho từng vụ, việc. Mỗi khi CĐCS có đoàn viên tại đơn vị gặp khó khăn, CĐ ngành sẽ phát động để ĐV gửi trực tiếp tiền về cho CĐCS theo định mức 3.000 đồng và 7.000 đồng/lần đóng góp cho thân nhân và bản thân GV. Riêng trường hợp GV mắc bệnh hiểm nghèo, mức đóng góp là tự nguyện. Sau khi thu nhận, báo cáo số liệu về CĐ cấp trên, nơi đây trực tiếp tổ chức trao hỗ trợ. Do đó vừa hỗ trợ nhanh, vừa tạo cầu nối tình cảm giữa tổ chức CĐ với ĐV. Trường hợp hỗ trợ cho thân nhân GV, số tiền ít (5 triệu đồng/suất), CĐ ngành sẽ ứng trước để trao kịp thời. “Thường mỗi lần đóng góp số tiền này trên 5 triệu đồng, chúng tôi dùng số dư còn lại để hỗ trợ GV bị ốm (nhẹ) mà không phải tổ chức vận động thêm”.

Cách làm hợp lý, hợp tình mà Quỹ Tương tế kiểu mới đã làm cho nhiều GV tự nguyện hưởng ứng. Tuy nhiên, để có được ngày hôm nay, ông An cùng các cộng sự đã trải qua không ít sóng gió. Ở một trường tiểu học vùng sâu, do bị ấn tượng với cách làm cũ đầy tai tiếng nên một GV đã đứng ra vận động mọi người không hưởng ứng... Tuy nhiên, sau đó một GV từ trường khác chuyển đến và cha ruột của GV này mất, CĐ ngành phát động, rồi nhanh chóng tạm ứng tiền cho CĐCS tại chỗ hỗ trợ. Chính cách làm nghĩa tình và công khai này đã làm nhiều GV ở đây thay đổi và thế là cả trường tự nguyện tham gia.

“Không chỉ xoa dịu nỗi đau, sưởi ấm tinh thần, hay thiết thực hỗ trợ gia đình và bản thân GV vượt qua khó khăn về vật chất, cách làm này còn trực tiếp giáo dục cho học sinh nhiều bài học quý về đạo lý làm người: Lá lành đùm lá rách...” - ông Mai Văn Bé Bảy - Chủ tịch CĐ ngành GDĐT Đồng Tháp - tự hào nhận xét.

LỤC TÙNG
TIN LIÊN QUAN

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.

Người dân ở Hoài Đức phải khám da liễu hàng tháng vì thiếu nước sạch

KHÁNH AN |

Suốt 6 năm qua, hàng tháng, vợ chồng anh Nguyễn Đình Minh (Hoài Đức, Hà Nội) đều đưa các con đi khám da liễu vì không có nước sạch sử dụng.

Tăng trợ cấp thất nghiệp lên 75% giúp người lao động yên tâm

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75% lương bình quân là mong mỏi của rất nhiều người lao động.

Xem xét lại cơ chế đấu giá đất

CAO NGUYÊN |

Việc đẩy giá đất đấu giá lên cao rồi bỏ cọc sẽ gây ra nhiều hệ lụy đến thị trường bất động sản. Các chuyên gia cho rằng, phải xem xét lại cơ chế đấu giá đất.