Không tiếp tục bảo hiểm xã hội, “bệnh một cái là bao nhiêu tiền cũng hết”

Phương Linh - Tường Minh |

Khánh Hoà - Người già, lao động hết độ tuổi lao động nếu không có bảo hiểm xã hội sẽ gặp nhiều rủi ro. Việc có lương hưu và không có lương hưu sẽ làm thay đổi rất lớn cuộc sống của người lao động sau tuổi 60.

Rút bảo hiểm xong mới thấy mình sai

Bà Nguyễn Thị Phúc (66 tuổi, trú Phường Phước Long, Nha Trang, Khánh Hòa) gắn bó với nghề lượm ve chai đã 3 năm. Trước đây, bà làm công nhân một công ty mỹ nghệ trên địa bàn, công việc thất thường, thu nhập bấp bênh, bà nghỉ ra làm tự do rồi cũng bỏ luôn bảo hiểm xã hội.

Tham gia BHXH để nhận lương hưu khi hết độ tuổi lao động là giúp người lao động chủ động kinh tế và cuộc sống của mình lúc về già. Ảnh: Phương Linh
Tham gia BHXH để nhận lương hưu khi hết độ tuổi lao động là giúp người lao động chủ động kinh tế và cuộc sống của mình lúc về già. Ảnh: Phương Linh

Bà Phúc chia sẻ: "Tôi đi làm công nhân được 8 năm, có đóng bảo hiểm xã hội nhưng sau đó nghỉ thì cũng bỏ bẵng chứ không biết bảo lưu hay gì! Giờ lớn tuổi không kiếm được việc nên đi lợm ve chai. Cực khổ lắm nhưng có đồng tiền còn trang trải cuộc sống chứ con cái cũng khổ như mình. Giá lúc trẻ, tôi theo tiếp bảo hiểm thì giờ cũng đỡ cực".

Theo bà Phúc, những công nhân cùng công ty bà làm trước đây, người nào duy trì bảo hiểm thì nay cũng có được khoảng lương hàng tháng 3-4 triệu đồng, ngoài ra có thêm thẻ bảo hiểm y tế phòng thân.

"Họ không có vất vả như tôi. Mỗi tháng, khoản tiền lương hưu đó với người lớn tuổi như tôi cũng đủ lo cuộc sống. Cộng với tiền tích cóp thì họ thực sự được nghỉ hưu, không cần phải lao động vẫn có thể trang trải cho cuộc sống. Còn tôi đến tuổi này vẫn phải kiếm tiền bởi bệnh một cái là bao nhiêu cũng hết" - bà Phúc nói.

Khác với bà Phúc, chị Nguyễn Vũ Thu (47 tuổi) - chủ một cửa hàng trái cây ở chợ Xóm Mới - có gần 11 năm đóng bảo hiểm xã hội. Xuất thân làm nhân viên bưu điện, nhưng khi bưu điện tinh giảm biên chế, chị Thu nghỉ và nhận chế độ hỗ trợ gần 65 triệu đồng. Từ số tiền này, chị chuyển đổi nghề sang bán trái cây.

Một năm đầu, chị vẫn duy trì chuyển sang bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tuy nhiên, mới vào nghề nên 1 năm đầu, nguồn vốn chị mất dần, bí quá chị Thu quyết định rút bảo hiểm xã hội 1 lần.

"Rút bảo hiểm xong thì tôi mới thấy sai lầm nhất là sau 2 năm dịch bệnh, buôn bán bấp bênh, tôi không có tích lũy. Nghĩ đến quãng đường sau nếu không thể buôn bán được thì tuổi già của tôi sẽ chật vật" - chị Thu cho biết.

Không có thu nhập thụ động, người già khó khăn  

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội tỉnh Khánh Hòa, toàn tỉnh đang có 33.700 người đang nhận trợ cấp và lương hưu bảo hiểm xã hội hàng tháng. Trong đó, quỹ Bảo hiểm xã hội chi trả hơn 28.600 người, còn lại do ngân sách Nhà nước chi trả.

Tuy nhiên, con số người cao tuổi (hết độ tuổi lao động) toàn tỉnh hơn 110.000 người, số người cao tuổi có lương hưu chiếm tỉ lệ chỉ khoảng 30%. Đây là gánh nặng an sinh, khó khăn cho người già khi không có thu nhập chủ động.

Ông Lê Hùng Chính - Phó Giám đốc quản lý điều hành Bảo hiểm xã hội tỉnh Khánh Hòa - cho hay, thực tế hiện nay có sự chênh lệch rất lớn giữa người hết độ tuổi lao động có và không có lương hưu.

Với người tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện để nhận lương hưu khi bị suy giảm khả năng lao động, hết tuổi lao động không chỉ là khoản thu nhập cố định hỗ trợ cuộc sống lâu dài mà còn hưởng các chế độ bảo hiểm y tế, tử tuất theo quy định. Vậy nên tham gia bảo hiểm xã hội để an tâm có chỗ dựa kinh tế lúc về già chính là ưu điểm.

Đối với người lao động khi hết tuổi lao động nhưng không có lương hưu, nếu không có một khoản tích lũy lớn thì cũng khó mà chủ động được trước những nguy cơ không chi trả nổi chỉ sau một lần mắc bệnh và nằm viện thời gian dài. Từ đó, người lao động còn phải đối mặt với tình trạng nghèo đói, kiệt quệ, trở thành gánh nặng đối với gia đình, xã hội.

Hiện ngành Bảo hiểm xã hội đang mở rộng và khuyến khích người lao động, nhất là lao động tự do tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trong đó, Nhà nước hỗ trợ từ 10-30% phí cho đối tượng khó khăn là hộ nghèo, cận nghèo để tham gia bảo hiểm xã hội.

Vì thế, cơ hội tham gia, duy trì bảo hiểm xã hội để chủ động cho cuộc sống của mình lúc về già, lúc hết tuổi lao động là tùy thuộc vào lực chọn của người lao động.

Phương Linh - Tường Minh
TIN LIÊN QUAN

Khánh Hoà: Nhà tuyển dụng đau đầu về chất lượng công nhân

Phương Linh - Tường Minh |

Khánh Hoà - Câu chuyện lao động tạm thời, chất lượng lao động và tỷ lệ nhảy việc cao đang khiến nhiều doanh nghiệp đau đầu.

Khánh Hoà: Mở rộng thị trường lao động ra nước ngoài

Phương Linh |

Khánh Hoà mở rộng thị trường lao động ra nước ngoài để giải bài toán cầu nhiều hơn cung do ảnh hưởng dịch COVID-19.

Khánh Hoà: Điều tiết lao động để giảm tác động khi công nhân bị F0

Phương Linh |

Khánh Hoà - Để giảm thiểu tác động do nhiều công nhân bị F0, nhiều chủ sử dụng lao động đã phải tạm dừng hoạt phân nhỏ các công việc, điều tiết lao động phù hợp để duy trì chuỗi sản xuất.

Quán triệt định hướng phát triển tỉnh Khánh Hoà đến cán bộ công đoàn

Phương Linh |

Khánh Hoà sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trương ướng vào năm 2030 theo Nghị quyết 09 được Bộ Chính trị ban hành.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.