Thưởng Tết là quyền chính đáng của người lao động

Nam Dương |

Từ cuối tháng 12.2021, khi biết thông tin sẽ được thưởng Tết 2 tháng lương, hơn 300 lao động của Công ty CP Dệt lưới Sài Gòn (Q.4, TPHCM) như vỡ òa niềm vui. Niềm vui này cũng dễ hiểu bởi trải qua một năm với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, họ vẫn được thưởng Tết như các năm trước.

Khó khăn, vẫn thưởng Tết xứng đáng

Anh Phạm Bùi An, bộ phận kéo sợi, kể: Toàn bộ NLĐ của công ty phải tạm ngừng việc nhiều tháng để phòng, chống dịch COVID-19. Thời gian đó, công ty đã trả lương cho NLĐ đúng quy định của pháp luật và còn có hỗ trợ thêm, nhờ đó, NLĐ đã vượt qua khó khăn và gắn bó với công ty, không có ai nghỉ việc.

“Nói thật, chúng tôi cứ nghĩ, với tình hình như năm vừa qua, chắc Tết này sẽ rất “hẻo” vì thấy nhiều doanh nghiệp lấy lý do khó khăn không thưởng hoặc thưởng Tết ít hơn cho NLĐ. Chính vì thế, khi biết công ty sẽ thưởng Tết 2 tháng lương, thêm nữa, CĐCS tặng mỗi người phần quà trị giá 500.000 đồng nên ai cũng vui”, anh An tâm sự.

Ông Lê Hữu Phước, Giám đốc Công ty CP Dệt lưới Sài Gòn, cho biết do ảnh hưởng của dịch COVID-19, có những thời điểm doanh nghiệp rất khó khăn, phải ngừng hoạt động, NLĐ đã phải chịu rất nhiều thiệt thòi và khó khăn, tiền lương, thu nhập khi đó bị sụt giảm. Khi doanh nghiệp từng bước hoạt động trở lại, NLĐ chung sức, đồng lòng, quyết tâm cùng khôi phục sản xuất, làm thêm giờ, nhờ đó sản lượng những tháng cuối năm tăng 20% so với bình quân cùng thời điểm năm trước, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Khi có nguồn tiền trở về, ngoài việc bảo đảm tiền lương như trước, HĐQT của công ty đã quyết định chia sẻ thêm với NLĐ.

“Công ty hàng quý đều minh bạch công bố các thông tin về các chỉ tiêu sản lượng, doanh thu, lợi nhuận đến với NLĐ để mọi người cùng biết. Năm 2021, do phải ngừng hoạt động nhiều tháng, sản lượng, doanh thu không đạt chỉ tiêu, nhưng do có cơ cấu đúng về lợi nhuận, nên HĐQT vẫn quyết định thưởng Tết cho NLĐ 2 tháng lương dựa trên lợi nhuận đạt được và đã chi trước 1 tháng để NLĐ sắm sửa, còn 1 tháng sẽ tiếp tục chi trong mấy ngày tới đây”, ông Phước nói.

Chị Võ Thị Nghĩa - nhân viên xưởng in Công ty CP In số 7 (KCN Tân Tạo, Q.Bình Tân, TPHCM) - hồ hởi cho biết, công ty đã công bố chính sách thưởng Tết từ rất sớm với mức: Lương tháng 13 (tương đương 3 tháng lương thực lãnh), thưởng Tết Âm lịch 6 triệu đồng/người; Tết Dương lịch 2,7 triệu đồng/người; thưởng A, B, C bình quân 2,5 triệu đồng/người, lì xì đầu năm 1 triệu đồng/người. Công ty còn tạo điều kiện khi cho CN tạm ứng trước 2 tháng tiền thưởng Tết Âm lịch trước dịp nghỉ Tết Dương lịch 2022.

Ông Nguyễn Minh Trung - Giám đốc Công ty CP in số 7 - cho biết, do dịch bệnh bùng phát mạnh nên công ty gặp nhiều khó khăn khi phải thực hiện sản xuất “3 tại chỗ”, “một cung đường hai điểm đến”, chi phí sản xuất tăng rất nhiều. Điều thuận lợi nhất là tinh thần đồng cam, cộng khổ của cả tập thể NLĐ khi phải làm việc trong tình trạng chưa bao giờ xảy ra, phải xa gia đình, con cái, chấp nhận khó khăn, gian khổ, thậm chí nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Ban giám đốc công ty đánh giá cao tinh thần hy sinh của anh, chị em CN, chính vì vậy khi có kết quả kinh doanh khả quan, công ty quyết định thưởng xứng đáng để tri ân những đóng góp của NLĐ.

“Công ty làm ăn thì có năm lỗ, năm lãi, nhưng tiền lương, thu nhập, thưởng Tết của NLĐ phải được bảo đảm. Nếu lấy lý do công ty lỗ để không thưởng Tết, hoặc thưởng ít cho NLĐ thì chắc chắn NLĐ sẽ buồn, và họ sẽ không gắn bó với công ty, trong khi vốn quý giá nhất của doanh nghiệp chính là NLĐ. Nếu nguồn nhân lực không bảo đảm ổn định, thì sản xuất, kinh doanh của công ty chắc chắn sẽ gặp khó khăn thường xuyên, chứ không phải đột xuất vài tháng dịch bệnh như vừa qua”, ông Trung chia sẻ.

Công khai, minh bạch để không ảnh hưởng quan hệ lao động

Bà Nguyễn Thị Diệu Hồng - chuyên gia tư vấn độc lập về an sinh xã hội - cho rằng năm 2021 là năm khó khăn cả với doanh nghiệp và NLĐ, do đó cả hai bên cần có sự thấu hiểu, chia sẻ với nhau. NLĐ cần chia sẻ khi doanh nghiệp phát sinh nhiều chi phí phòng chống dịch, bảo đảm môi trường làm việc an toàn. Ngược lại, doanh nghiệp cũng cần thấu hiểu khó khăn của NLĐ khi nhiều tháng phải ngừng việc, thu nhập giảm sút. Do đó, nếu cho rằng NLĐ đòi hỏi thưởng Tết trong khi doanh nghiệp gặp khó khăn là sự vô cảm thì là nhận định không khách quan, phiến diện, bởi lẽ NLĐ vốn dĩ đã gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống bình thường.

Sự thấu hiểu, chia sẻ sẽ dễ dàng hơn khi doanh nghiệp công khai, minh bạch kết quả sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là lợi nhuận. Bởi lẽ, theo quy định của pháp luật, thưởng (trong đó có thưởng Tết - PV) phụ thuộc kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp khác với tiền lương tháng 13 là phần tiền lương dự phòng, chưa được trả hết sẽ được trả tiếp cho NLĐ. Do đó, nếu doanh nghiệp thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, công khai minh bạch lỗ hay lãi sẽ thuyết phục được NLĐ trong việc có thưởng Tết hay không, thưởng nhiều hay ít và không dẫn đến phản ứng của NLĐ, gây ảnh hưởng quan hệ lao động.

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu cho rằng: “Đòi hỏi thưởng Tết xứng đáng với thành quả lao động bỏ ra sau một năm làm việc vất vả là quyền chính đáng của NLĐ được doanh nghiệp tôn trọng thực hiện và pháp luật bảo vệ. Quyền này được đảm bảo thực hiện tốt là yếu tố quan trọng giúp cho quan hệ lao động hài hòa, lành mạnh, là nhân tố thúc đẩy NLĐ gắn bó với doanh nghiệp”.

Nam Dương
TIN LIÊN QUAN

Môi giới bất động sản thích khách “chốt” hàng hơn thưởng Tết

CAO NGUYÊN |

Năm nào cũng vậy, gần Tết Nguyên đán, người lao động lại mong chờ khoản thưởng để sắm sửa. Song với nhiều môi giới bất động sản, năm nay họ có những khoản trông đợi khác lớn hơn thưởng Tết rất nhiều…

Thái Nguyên: Hơn 100 công nhân ngừng việc tập thể để làm rõ việc thưởng Tết

Nguyễn Tùng |

Thái Nguyên - Nhiều công nhân của Công ty TNHH Phát triển năng lượng Trina Solar (Tập đoàn năng lượng Trinor - Trung Quốc) tại Khu công nghiệp Yên Bình (T.X Phổ Yên) đã ngừng việc tập thể để yêu cầu doanh nghiệp làm rõ các thông tin liên quan đến thưởng Tết.

Ninh Bình: Doanh nghiệp vượt khó, duy trì mức thưởng Tết cho người lao động

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ông Nguyễn Hữu Tuyến, Phó Giám đốc Sở LĐTB-XH tỉnh Ninh Bình cho biết: Qua nắm bắt thực tế tại một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình cho thấy, tình hình thưởng Tết cho người lao động năm nay có sự thay đổi do tác động của dịch COVID-19. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực và vẫn giữ được mức thưởng Tết bằng năm trước, tạo không khí thi đua lao động sản xuất và sự phấn khởi cho người lao động.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.