Vẫn xảy ra tình trạng thiếu hụt lao động ở một số địa phương, ngành nghề

ANH THƯ |

Ngày 23.11, Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tổ chức Hội thảo kỹ thuật về phương pháp dự báo cung - cầu lao động.

Phát biểu tại hội thảo, ông Tào Bằng Huy - Phó Cục trưởng Cục Việc làm - cho hay, cung - cầu lao động là 2 yếu tố cơ bản góp phần hình thành và phát triển thị trường lao động. Sự biến động của cung - cầu lao động sẽ tức thì dẫn đến biến động của cả thị trường lao động.

Dưới sự tác động cộng hưởng của đại dịch COVID-19, cách mạng công nghiệp lần thứ 4, hội nhập quốc tế và các xu thế lớn khác hơn lúc nào hết đang tác động mạnh mẽ đến cả cung và cầu lao động.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh ANH THƯ
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Anh Thư

Thời kỳ hậu COVID-19, cung lao động về số lượng đã có sự thay đổi rõ nét. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý III/2022 là 51,9 triệu người, tăng hơn 0,2 triệu người so với quý trước và đặc biệt tăng gần 2,8 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động quý III/2022 là 68,7%, tăng 0,2% với quý trước và tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước.

Phó Cục trưởng Cục Việc làm cho rằng, thách thức đang đặt ra rất nhiều đối với cung lao động cả về số lượng và chất lượng, khi thiếu hụt lao động cục bộ vẫn đã và đang diễn ra ở một số địa phương, lĩnh vực ngành nghề. Về cầu lao động cũng có sự thay đổi đáng kể theo chiều hướng tích cực.

Tuy nhiên, sự biến động về cầu lao động đã và đang diễn ra ở khắp các lĩnh vực ngành nghề, đòi hỏi nguồn cung lao động thích ứng phù hợp cả về số lượng và chất lượng.

"Sự biến động về cung và cầu lao động diễn ra là sự tất yếu, theo quy luật khách quan của sự chuyển đổi về kinh tế luôn song hành cùng chuyển đổi của thị trường lao động" - ông Huy nói.

Theo ông Huy, thay vì bị động, nên chủ động để nắm bắt, làm chủ được những diễn biến thay đổi của cung và cầu lao động thì mới có thể quản trị, điều tiết.

Được sự hỗ trợ của ILO, Cục Việc làm tổ chức hội thảo về phương pháp dự báo cung - cầu lao động, là một phần trong nỗ lực của Cục Việc làm nhằm phát triển một mô hình phân tích và dự báo cung - cầu lao động sẽ được sử dụng cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Mô hình này sẽ góp phần giúp Cục, Bộ thực hiện chức năng cốt lõi của mình là phân tích và dự báo cung - cầu lao động để cung cấp thông tin kịp thời và làm cơ sở hoạch định và điều hành chính sách tốt hơn.

 
Ông Tào Bằng Huy - Phó Cục trưởng Cục Việc làm. Ảnh: Anh Thư

Theo Phó Cục trưởng Cục Việc làm, trên cơ sở xác định mô hình phân tích, dự báo phù hợp, chúng ta mới có thể biết rõ thông tin đầu vào và từ đó tổ chức mạng lưới cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời. Đây chính là yếu tố then chốt, quyết định đến đầu ra của hoạt động phân tích dự báo. Thông tin đầu vào càng chi tiết, cụ thể, kịp thời và chính xác thì cũng có thông tin đầu ra tương tự như vậy.

Ông Phạm Ngọc Toàn - Giám đốc Trung tâm Thông tin Phân tích và Dự báo Chiến lược (Viện Khoa học lao động và Xã hội - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) - thay mặt nhóm nghiên cứu của Cục việc làm đã trình bày các nghiên cứu về báo cáo cung cầu.

Báo cáo cho thấy, xu hướng toàn cầu hóa cũng như phát triển bền vững bao trùm trở thành chủ đạo. Nhiều vấn đề tác động của khoa học công nghệ; đô thị; phát triển môi trường xanh; xung đột căng thẳng chính trị... cũng như các điều kiện trong nước (già hóa dân số; đô thị hóa; dịch bệnh; chênh lệch giàu - nghèo; thương mại quốc tế...) đã tác động mạnh mẽ tới việc hình thành phát triển của thị trường lao động.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Những tác động của việc tăng lương cơ sở đối với người lao động

Hải Anh |

Lương cơ sở là mức lương làm căn cứ tính mức đóng cũng như mức hưởng của nhiều chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH). Tác động của việc tăng lương cơ sở đối với người lao động từ ngày 1.7.2023 sẽ bao gồm như sau:

Muốn được hưởng lương hưu năm 2023, người lao động cần điều kiện gì?

Bảo Hân (T/H) |

Điều kiện hưởng lương hưu được quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019) như sau:

15.809 đoàn viên, người lao động Hà Nam thụ hưởng từ chương trình phúc lợi

Hải Anh |

Hà Nam - Năm 2022,  qua Chương trình phúc lợi cho đoàn viên có 15.809 đoàn viên, người lao động được thụ hưởng từ các thoả thuận hợp tác với số tiền hưởng lợi là khoảng 1,5 ti đồng.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.