Gruzia – xứ sở của những nhà thờ hơn ngàn năm tuổi

Hoàng Văn Minh |

Gruzia là một trong những nước đầu tiên nhận Kitô giáo làm quốc giáo (năm 337 trước Công nguyên, hoặc năm 319 theo như một số ý kiến gần đây). Sự lâu đời chỉ sau đất nước Armenia nên đến đâu, tôi cũng gặp những nhà thờ ngàn năm cổ xưa ẩn chứa nhiều huyền thoại.  

Gruzia hay Georgia là một quốc gia tại khu vực Kavkaz, nằm tại giao giới của Tây Á và Đông Âu, với phía tây giáp biển Đen, phía bắc giáp Nga, phía nam giáp Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia, phía đông nam giáp Azerbaijan.

Gruzia có diện tích 69.700 km², dân số  khoảng gần 4 triệu người (bằng khoảng 1/3 dân số TPHCM) – đúng nghĩa chỉ là một chấm nhỏ trên bản đồ thế giới. Vậy nên, rất thú vị là Georgia thường bị mọi người nhầm lẫn với Georgia - một bang ở miền đông nước Mỹ.

Nằm trên “con đường tơ lụa” với lịch sử phát triển liên tục hơn 5.000 năm, bắt đầu từ thời Đồ đá, Gruzia là một quốc gia đa dạng sắc tộc (đa số là người Gruzia, khoảng 83.8%, còn lại là người Azeri, Armenia, Nga, Abkhazia và Ossetia).

Đặc biệt nhiều nhóm sắc tộc nhỏ hơn khác cũng sống tại quốc gia này gồm người Assyria, Chechen, Trung Quốc, Do Thái, Hy Lạp, Kabardin, Kurd, Tatar, Turk, Ukraina… Và người Do Thái ở Gruzia là một trong những cộng đồng Do Thái lâu đời nhất trên thế giới.

Lịch sử pha trộn đó còn thể hiện rõ trên những kiến trúc thánh đường và dinh thự được thiết kế theo phong cách đậm chất Gothic và chiết trung (Eclectic). Những nhà thờ ở đây là sự kết hợp khéo léo kiểu mái vòm cổ điển với phong cách kiến trúc La Mã nguyên thủy đã hình thành nên phong cách vòm chéo kiểu Gruzia đặc sắc.

Khó tin nhất là những nhà thờ ở đây, có tuổi đời hơn ngàm năm, ví như Thánh đường Svetitskhoveli ở Cố đô Mtskheta được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, hay tu viện Jvari được xây dựng từ thế kỷ thứ 6 nhưng đến nay vẫn còn được bảo tồn gần như nguyên vẹn.

Tu viện Jvari nằm trên một đỉnh núi, nhìn xuống nơi hội tụ của hai con sông Aragva và Kura cũng từng được nhắc đến trong Thần thoại Hy Lạp. Ảnh: H.V.M
Tu viện Jvari nằm trên một đỉnh núi, nhìn xuống nơi hội tụ của hai con sông Aragva và Kura cũng từng được nhắc đến trong Thần thoại Hy Lạp. Ảnh: H.V.M
Thánh đường Svetitskhoveli, còn nổi tiếng bởi là nơi từng lưu giữ chiếc áo choàng của Chúa Giêsu. Chiếc áo này được mang tới Mtskheta sau khi cuộc hành hình đóng đinh lên thánh giá diễn ra, bởi một người Do thái từ Iberia. Ảnh: H.V.M
Thánh đường Svetitskhoveli, còn nổi tiếng bởi là nơi từng lưu giữ chiếc áo choàng của Chúa Giêsu. Chiếc áo này được mang tới Mtskheta sau khi cuộc hành hình đóng đinh lên thánh giá diễn ra, bởi một người Do thái từ Iberia. Ảnh: H.V.M
Nhà thờ Svetitskhoveli còn có tên là “Cột của sự sống” vì tương truyền, khi xây dựng, người ta chặt một cây tuyết tùng để dựng cây cột chống thứ bảy trong nhà thờ. Cột chống này có rất nhiều phép màu và đó cũng là ý nghĩa của chữ Svetitskhoveli. Ảnh: H.V.M
Nhà thờ Svetitskhoveli còn có tên là “Cột của sự sống” vì tương truyền, khi xây dựng, người ta chặt một cây tuyết tùng để dựng cây cột chống thứ bảy trong nhà thờ. Cột chống này có rất nhiều phép màu và đó cũng là ý nghĩa của chữ Svetitskhoveli. Ảnh: H.V.M
Nhà thờ Svetitskhoveli được bao bọc bởi những bức tường thành, vừa là nơi ở của các chức sắc trong nhà thờ, vừa là nơi phòng thủ khi có chiến tranh. Ảnh: H.V.M
Nhà thờ Svetitskhoveli được bao bọc bởi những bức tường thành, vừa là nơi ở của các chức sắc trong nhà thờ, vừa là nơi phòng thủ khi có chiến tranh. Ảnh: H.V.M
Một góc bên trong nhà thờ Svetitskhoveli, nhà thờ chính toàn Kito được xây dựng từ thế kỷ XI, một trong những trung tâm tôn giáo của nước Iberia cổ và cả Gruzia bây giờ. Ảnh: H.V.M
Một góc bên trong nhà thờ Svetitskhoveli, nhà thờ chính toàn Kito được xây dựng từ thế kỷ XI, một trong những trung tâm tôn giáo của nước Iberia cổ và cả Gruzia bây giờ. Ảnh: H.V.M
Một trong những bức bích họa cổ xưa nhất của thế giới Kito giáo được lưu giữ ở nhà thờ Svetitskhoveli. Người ta tin rằng nó linh nghiệm nếu ai đó chân thành khấn nguyện. Ảnh: H.V.M
Một trong những bức bích họa cổ xưa nhất của thế giới Kito giáo được lưu giữ ở nhà thờ Svetitskhoveli. Người ta tin rằng nó linh nghiệm nếu ai đó chân thành khấn nguyện. Ảnh: H.V.M
Những bích họa độc đáo chỉ có ở nhà thờ Svetitskhoveli. Ảnh: H.V.M
Những bích họa độc đáo chỉ có ở nhà thờ Svetitskhoveli. Ảnh: H.V.M
Ngôi mộ của một vị vua Gruzia được chôn cất ngay trong nền nhà thờ Svetitskhoveli. Có hàng chục ngôi mộ như thế này trong nhà thờ. Ảnh: H.V.M
Ngôi mộ của một vị vua Gruzia được chôn cất ngay trong nền nhà thờ Svetitskhoveli. Có hàng chục ngôi mộ như thế này trong nhà thờ. Ảnh: H.V.M
Sau cánh cửa này là không gian lưu dấu gần 2000 năm lịch sử của Tu viện Jvari. Ảnh: H.V.M
Sau cánh cửa này là không gian lưu dấu gần 2000 năm lịch sử của Tu viện Jvari. Ảnh: H.V.M
Nhà thờ được Mikhail Lermontov nhắc đến là Jvari - nghĩa là “cây thánh giá” trong tiếng Gruzia. Là bởi gần 2000 năm trước, vào thế kỷ thứ 5, Thánh Nino đã đến đây, cắm xuống cây thánh giá và tuyên bố đây là vùng đất của Chúa và sau đó tu viện được xây trùm lên cây thánh giá này. Ảnh: H.V.M
Nhà thờ được Mikhail Lermontov nhắc đến là Jvari - nghĩa là “cây thánh giá” trong tiếng Gruzia. Là bởi gần 2000 năm trước, vào thế kỷ thứ 5, Thánh Nino đã đến đây, cắm xuống cây thánh giá và tuyên bố đây là vùng đất của Chúa và sau đó tu viện được xây trùm lên cây thánh giá này. Ảnh: H.V.M
Văn hóa Gruzia rất coi trọng tự do và riêng tư cá nhân. Bởi vậy trong những nhà thờ, người ta thiết kế những không gian cầu nguyện rieng lẻ chứ không xếp hàng và tập trung như thường thấy. Ảnh: H.V.M
Văn hóa Gruzia rất coi trọng tự do và riêng tư cá nhân. Bởi vậy trong những nhà thờ, người ta thiết kế những không gian cầu nguyện rieng lẻ chứ không xếp hàng và tập trung như thường thấy. Ảnh: H.V.M
Một góc cổ xưa trong Tu viện “Cây thánh giá“. Ảnh: H.V.M
Một góc cổ xưa trong Tu viện “Cây thánh giá“. Ảnh: H.V.M
Tu viện “Cây thánh giá” được xây dựng bằng gạch và đá xếp chồng lên nhau từ thế kỷ thứ 5, đến nay vẫn còn vẹn nguyên. Tu viện được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới cùng với toàn thể Cô đô Mtskheta và Thánh đường Svetitskhoveli. Ảnh: H.V.M
Tu viện “Cây thánh giá” được xây dựng bằng gạch và đá xếp chồng lên nhau từ thế kỷ thứ 5, đến nay vẫn còn vẹn nguyên. Tu viện được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới cùng với toàn thể Cô đô Mtskheta và Thánh đường Svetitskhoveli. Ảnh: H.V.M
Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Vẻ đẹp của mái Gươl

Nguyễn Thượng Hỷ |

Gươl là kiến trúc đặc biệt của người Cơ Tu - một ngôi nhà cộng đồng được toàn bộ người dân trong làng góp công xây dựng. Gươl gần như là nhà Đình của người Kinh. 

Đỉnh Quế - Nơi mặt trời mọc hay lặn đều chui lên từ mây ngàn

Thanh Hải |

Đỉnh Quế là một đoạn đường dài trên đỉnh đèo cao, ngăn cách khu vực phía đông và tây của huyện Tây Giang, Quảng Nam. Từ đây, có thể thoả mãn tầm mắt giữa trùng điệp rừng núi tứ phía trên đỉnh Trường Sơn. Nơi ngắm mặt trời mọc hay lặn đều cũng thấy chui lên từ mây ngàn. Khí hậu quanh năm ôn hòa.

Chùa Thiên Hưng - bức tranh đồng nội đẹp bậc nhất ở Bình Định

ĐÌNH PHÙNG |

Đến chùa Thiên Hưng (tọa lạc phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định), du khách sẽ có được cảm giác thanh bình bởi không gian yên ả, thân quen đồng nội. Đây được xem là ngôi chùa đẹp nhất đất võ Bình Định, có người ví là “Phượng Hoàng cổ trấn” của Việt Nam.

Ngắm ngôi chùa cổ độc đáo bậc nhất xứ Huế

Hoàng Tỷ |

Chùa Từ Hiếu thuộc phường Thủy Xuân, TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế) là một trong những ngôi chùa nổi tiếng của mảnh đất Cố đô.

“Mục sở thị” hòn đá chém ở chùa Thập Tháp

ĐÌNH PHÙNG |

“Đất An Nhơn gió quyện mây lành/ Ngôi Thập Tháp ngàn năm in bóng...”. Những vần thơ trên gợi nhắc về vùng đất An Nhơn có ngôi chùa Thập Tháp nổi tiếng gắn với truyền thuyết về hòn đá chém.

Tháp Đôi - vẻ đẹp cổ kính trong lòng thành phố biển

ĐÌNH PHÙNG |

Đến Quy Nhơn, nhiều du khách sẽ được nghe những câu ca dao mà người dân nơi đây thuộc làu: “Cầu Đôi nằm cạnh tháp Đôi/ Vật vô tri còn đèo bòng duyên đôi lứa huống chi tôi với mình”, hay như: “Cầu Đôi liền với tháp Đôi/ Quanh năm quấn quýt như tôi với nàng”… Và, ai đó đã từng nói rằng: “Gương mặt của Quy Nhơn là biển, cốt cách của Quy Nhơn là võ cổ truyền, tâm hồn Quy Nhơn là đồi Thi Nhân nơi thi sĩ Hàn Mặc Tử yên nghỉ và lịch sử Quy Nhơn chính là di tích Tháp Đôi”.

Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất phố biển Quy Nhơn

ĐÌNH PHÙNG |

Nằm ở vị trí trung tâm của TP.Quy Nhơn, chùa Long Khánh là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của tỉnh Bình Định, là nơi sinh hoạt tôn giáo của tăng ni phật tử và là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của du khách gần xa.

Huyền bí tháp Nhạn

ĐÌNH PHÙNG |

“Phú Yên có đỉnh Cù Mông/Có hòn Nhạn Tháp, có dòng sông Ba”, câu ca quen thuộc của người dân xứ Nẫu đã giới thiệu về những địa danh nổi tiếng của mảnh đất này, trong đó có tháp Nhạn - công trình kiến trúc nghệ thuật Chăm quý giá, biểu tượng của TP.Tuy Hoà ngày nay.

Vẻ đẹp của mái Gươl

Nguyễn Thượng Hỷ |

Gươl là kiến trúc đặc biệt của người Cơ Tu - một ngôi nhà cộng đồng được toàn bộ người dân trong làng góp công xây dựng. Gươl gần như là nhà Đình của người Kinh. 

Đỉnh Quế - Nơi mặt trời mọc hay lặn đều chui lên từ mây ngàn

Thanh Hải |

Đỉnh Quế là một đoạn đường dài trên đỉnh đèo cao, ngăn cách khu vực phía đông và tây của huyện Tây Giang, Quảng Nam. Từ đây, có thể thoả mãn tầm mắt giữa trùng điệp rừng núi tứ phía trên đỉnh Trường Sơn. Nơi ngắm mặt trời mọc hay lặn đều cũng thấy chui lên từ mây ngàn. Khí hậu quanh năm ôn hòa.

Chùa Thiên Hưng - bức tranh đồng nội đẹp bậc nhất ở Bình Định

ĐÌNH PHÙNG |

Đến chùa Thiên Hưng (tọa lạc phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định), du khách sẽ có được cảm giác thanh bình bởi không gian yên ả, thân quen đồng nội. Đây được xem là ngôi chùa đẹp nhất đất võ Bình Định, có người ví là “Phượng Hoàng cổ trấn” của Việt Nam.

Ngắm ngôi chùa cổ độc đáo bậc nhất xứ Huế

Hoàng Tỷ |

Chùa Từ Hiếu thuộc phường Thủy Xuân, TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế) là một trong những ngôi chùa nổi tiếng của mảnh đất Cố đô.

“Mục sở thị” hòn đá chém ở chùa Thập Tháp

ĐÌNH PHÙNG |

“Đất An Nhơn gió quyện mây lành/ Ngôi Thập Tháp ngàn năm in bóng...”. Những vần thơ trên gợi nhắc về vùng đất An Nhơn có ngôi chùa Thập Tháp nổi tiếng gắn với truyền thuyết về hòn đá chém.

Tháp Đôi - vẻ đẹp cổ kính trong lòng thành phố biển

ĐÌNH PHÙNG |

Đến Quy Nhơn, nhiều du khách sẽ được nghe những câu ca dao mà người dân nơi đây thuộc làu: “Cầu Đôi nằm cạnh tháp Đôi/ Vật vô tri còn đèo bòng duyên đôi lứa huống chi tôi với mình”, hay như: “Cầu Đôi liền với tháp Đôi/ Quanh năm quấn quýt như tôi với nàng”… Và, ai đó đã từng nói rằng: “Gương mặt của Quy Nhơn là biển, cốt cách của Quy Nhơn là võ cổ truyền, tâm hồn Quy Nhơn là đồi Thi Nhân nơi thi sĩ Hàn Mặc Tử yên nghỉ và lịch sử Quy Nhơn chính là di tích Tháp Đôi”.

Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất phố biển Quy Nhơn

ĐÌNH PHÙNG |

Nằm ở vị trí trung tâm của TP.Quy Nhơn, chùa Long Khánh là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của tỉnh Bình Định, là nơi sinh hoạt tôn giáo của tăng ni phật tử và là điểm tham quan du lịch hấp dẫn của du khách gần xa.

Huyền bí tháp Nhạn

ĐÌNH PHÙNG |

“Phú Yên có đỉnh Cù Mông/Có hòn Nhạn Tháp, có dòng sông Ba”, câu ca quen thuộc của người dân xứ Nẫu đã giới thiệu về những địa danh nổi tiếng của mảnh đất này, trong đó có tháp Nhạn - công trình kiến trúc nghệ thuật Chăm quý giá, biểu tượng của TP.Tuy Hoà ngày nay.