Những cánh đồng chen núi

Thanh Hải |

"Đường về Trung Phước xa xôi bao núi đồi..." Điều này có lẽ chỉ còn trong câu hát, trong miền ký ức mơ hồ của những người lớn tuổi.

Bây giờ ngược dòng Thu Bồn dù bằng đường thủy hay bộ đều thuận lợi, dễ dàng. Từ Đà Nẵng đến Đại Lộc êm thuận trên QL14B, sang cầu mới Giao Thủy, qua Mỹ Sơn, thêm mấy khúc cua ngoạn mục ở đèo Phường Rạnh thì đã lập tức vỡ òa trong mắt cánh đồng vàng Trung Phước rồi. Dẫu vậy, sơn thủy vẫn như xưa, vẫn núi đồi hoang hoải, vẫn những cánh đồng chen núi..., đẹp như một bức tranh.

 

Chúng tôi dừng xe giữa cánh đồng Quế Lộc cho lũ trẻ con chạy ra thăm suối nước nóng phía hạ lưu Hòn Tàu. Lúa đang chuyển sang mùa vàng, hạt trĩu nặng oằn ra cả bờ ruộng. Bọn nhóc hấp tấp, trượt chân ngã ào ra giữa lúa, cười vang một góc núi, bình yên.

Chẳng có gì ngoài con suối lạnh bắt nguồn từ dãy Hòn Tàu và một dòng nước nóng tuôn ra phía tây của Hòn Đền, Mỹ Sơn. Mấy vạt ruộng sát chân đồi vừa gặt nham nhở bởi bị chuột cắn hết cả nửa đám, nhưng là quà tặng cho đàn trâu mộng. Chỉ có vậy mà bọn trẻ con mê mẩn đùa vui chẳng muốn về.

 

Tôi chợt nhớ ngày về Quế Hiệp, bên sườn đông đèo Le (Quảng Nam) để dự đám tang ba của nhạc sỹ Trần Quế Sơn. Hôm ấy lúa cũng đang vào vụ gặt, khói đốt đồng lẩn vào mây núi. Người đưa đám ngoằn ngoèo qua ruộng lúa, buồn như một câu hát của anh: "Quảng Nam ơi, thương quá làng quê bão dông chìm nổi/thương xóm làng thưa cánh đồng chen núi/ thương mía đường thơm tô mì gạo mới..." Trước ngày Quế Sơn tổ chức livershow để giới thiệu ca khúc mới - "Cõng mẹ đi chơi" để ra mắt công chúng tại quê nhà Quảng Nam,  Đà Nẵng, anh gửi tặng tôi bài hát bằng đĩa CD. Tôi đã nghe đi nghe lại nhiều lần, đến nỗi đứa con mới 5 tuổi đầu của tôi phải thắc mắc, truy hỏi từng ca từ. Chắc nó cũng chả hiểu gì nhiều, nhưng sau khi nghe bài hát, con tôi đã khóc, bẻ đôi cái đĩa CD và trách: "Bác Quế Sơn viết chi mà buồn quá. Vì sao bác Sơn cõng mẹ đi chơi mà không cõng ba?..."

 

Mười năm sau, khi đưa ba mình ra đồng, Sơn nhắc với tôi mà như nói với chính mình:  "Anh còn nợ thằng bé nhà em một ca khúc về cha". Cũng từ dạo ấy, Quế Sơn hay bỏ phố, về tận xóm làng thưa thớt nhà cửa, bên cánh đồng chen núi quê nhà để chăm sóc mẹ già. Chứng kiến nghĩa tình ấy, khung cảnh kia tôi mới thấm thía từng ca khúc viết về quê nghèo, về cha mẹ da diết của Trần Quế Sơn.

Cuối năm 2018, Trần Quế Sơn ra mắt công chúng loạt hơn 10 ca khúc cảm tác, phổ thơ của cố thi sỹ Bùi Giáng. Có lẽ anh là nhạc sỹ đầu tiên "dám" phổ thơ của Bùi Giáng. Sơn tâm sự: “Bùi Giáng đã gợi cho tôi suy ngẫm biết bao điều về cõi người ta, về sự trùng ngộ, ly biệt, về cuộc ở, cuộc đi, về cái có và không có, về hương sắc mong manh của đời… Những bài thơ huyền diệu thay, tôi cứ đọc như hát, hát như ngâm, ngâm như tiếc nuối sao ông không ở lại yêu trần gian mãi mãi”. Quế Sơn bảo anh còn mê con người Bùi Giáng hơn cả... thơ ông. “Thi sĩ Bùi Giáng đã giết hết mọi quy tắc, mọi sự áp đặt, hơn thua, được mất, thành bại của đời người để đến với thơ. Nên thơ Bùi Giáng là thơ đích thực, nhất quán, thánh thiện, mơ mộng, là một rừng hoa trí huệ cho đời”.

Còn với tôi, từ thơ của thi sỹ họ Bùi đến những ca khúc của Trần Quế Sơn vừa huyễn hoặc, xa vời, vừa rất đỗi gần gũi, như chạm được, nhìn thấy từ những cánh đồng lúa chen núi hôm nay. Giờ ngồi giữa cánh đồng lúa Trung Phước, tôi cứ hình dung cảnh tượng Bùi Giáng nhảy xuống sông, bơi theo con thuyền về tận "cố quận" - Thanh Châu, Duy Xuyên chỉ vì không khuyên được cô vợ trẻ đang giận mình. Thời gian thi sỹ Bùi Giáng bỏ quê, ngược dòng Thu Bồn, sống cuộc đời du mục ở Trung Phước, không chỉ để lại nhiều dấu ấn trong những trang sách, thơ ca mà còn nhiều giai thoại đầy dấu yêu, hồn nhiên bên cô vợ trẻ. Khi người vợ bạo bệnh, mất sớm, Bùi Giáng đã bỏ quê ra đi biền biệt, không trở về quê nhà nữa. Ông như con người tự lưu đày mình ở phương Nam.

Nhà thơ đã về với thiên cổ, chỉ còn thơ vẫn sống mãi với đời, được chắp cánh bằng những ca khúc mới. Và ruộng lúa miền ngược Thu Bồn vẫn trĩu bông trên những cánh đồng chen núi, hoang hoải buồn như câu thơ của ông.

Thanh Hải
TIN LIÊN QUAN

Nét tương đồng giữa những đồi chè Mộc Châu và Trung Mang

Thanh Hải |

Cách Hà Nội đến 200km, nhưng cao nguyên Mộc Châu luôn đông nghẹt du khách từ thủ đô đổ về. Sức hút mãnh liệt của vùng thảo nguyên đầy cỏ hoa, không khí mát lành còn có những đồi chè xanh bát ngát.

Không sợ thêm chi phí, chỉ ngại không minh bạch

Thanh Hải |

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có tờ trình HĐND tỉnh này xem xét việc thu phí du khách tham quan đảo Lý Sơn. Xung quanh đề xuất này có nhiều ý kiến trái chiều.

Sắm tết – câu chuyện hiện đại hay truyền thống?

Thúy Hiền |

Tết đến xuân về luôn là dịp sum họp đoàn viên của mỗi gia đình, tuy nhiên, với các chị em phụ nữ, đây cũng là lúc đau đầu khi phải vừa tất bật dọn dẹp nhà cửa lại phải sắm sửa Tết sao cho thật tươm tất nhưng vẫn phù hợp với túi tiền.

Du lịch Tết và nỗi lo tăng giá

Thúy Hiền |

Không chỉ lo ngại về tình trạng quá tải của các điểm du lịch mỗi độ tết đến xuân về, vấn đề đáng quan tâm của nhiều người khi chọn trải nghiệm du lịch trong tết còn là việc các dịch vụ trong suốt chuyến đi tại thời điểm này cũng “đội” giá trên trời.

Tết Nguyên đán - Đi hay trở về?

Thúy Hiền |

Chỉ còn hơn 20 ngày nữa là đến Tết Kỷ Hợi. Giờ khắc giao mùa thiêng liêng này chính là dịp gia đình đoàn viên, sum họp bên nhau sau một năm học tập, làm việc bận rộn vất vả. Quan niệm này dường như đã ăn sâu vào tâm thức người Việt. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, xu hướng chọn đi du lịch nghỉ dưỡng để “trốn” Tết đang ngày một nở rộ và thịnh hành, gây ra tranh cãi giữa nhiều thế hệ: Tết là dịp nên đi hay trở về?

Đèo Hải Vân – quyến rũ nhưng đầy thách thức

Thúy Hiền |

Ngày 8.1.2019, một xe khách chở 21 sinh viên khi đổ đèo Hải Vân đã lao xuống vực sâu khiến một nữ sinh thiệt mạng và 9 người bị thương nặng. Vụ tai nạn nghiêm trọng này một lần nữa đã dấy lên nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông trên cung đường kỳ vĩ nhưng đầy thách thức này.

Du lịch Đà Nẵng ngày càng xứng danh "mũi nhọn"

Hoàng Văn Minh |

Ngành du lịch Đà Nẵng ngày càng thể hiện vai trò của ngành kinh tế mũi nhọn với việc trong năm 2018 đón khoảng 7,66 triệu lượt khách. Và tổng thu từ hoạt động du lịch cả năm 2018 khoảng 24.000 tỷ đồng, tăng 23,3% so với năm 2017.

Bạn có bỏ quên những ngày nghỉ phép?

THUỲ TRANG |

Tôi quay trở lại làm việc sau kì nghỉ phép với một tinh thần được làm mới gần như hoàn toàn. Tôi thấy mình “dịu dàng” hơn khi chấp nhận, tiếp nhận và xử lý những khó khăn trong công việc. Kì nghỉ phép như một trạm dừng chân tuyệt vời cho chính tôi và những điều xoay quanh tôi. Vậy, bạn có bỏ quên những ngày nghỉ phép của mình bao lâu rồi?