Đến LangBiang uống cà phê “lựa” của người K’Ho

Phạm Ly |

Ngoài việc rang xay và đóng gói, tất cả các bước chế biến đều được làm thủ công bởi người K’Ho bản địa. Sự tỉ mỉ trong từng công đoạn đã biến những trái cà phê Arabica trồng tự nhiên trên vùng đồi núi Langbiang thành loại thức uống với hương vị rất riêng.
 
Xưởng chế biến và tiệm cà phê K'Ho coffee tại Langbiang

Cái tên K’Ho coffee gắn liền với câu chuyện tình yêu “xuyên biên giới” của cô gái người K’Ho Cơ Liêng Rolan và chàng “tây” Josh Guikema. 10 năm trước, họ có cơ duyên gặp gỡ nhau tại một đêm diễn xướng cồng chiêng bên nhà sàn ở Langbiang.

 
 
Sau khi rang, cà phê được lựa lại để loại bỏ những nhân cháy

Sau đó một thời gian dài giữ liên lạc, Josh Guikema đã quay trở lại sống tại Đà Lạt, anh thường xuyên ghé thăm nhà Cơ Liêng Rolan để phụ giúp công việc chăm hái và rang xay cà phê thủ công ở gia đình chị.

 
 
Bố của chị RoLan - ông Rơông Ha thu hoạch cà phê chín tại vườn nhà

Vốn là một kỹ sư nông nghiệp tại Mỹ, anh nhìn thấy giá trị của hạt cà phê Arabica được người K’Ho canh tác trên vùng đồi núi Lạc Dương (Lâm Đồng). Anh đã gắng thuyết phục gia đình ông Rơông Ha chuyển từ trồng cà phê theo cách thông thường sang lối canh tác hữu cơ để bảo vệ sức khỏe, tạo ra sản phẩm sạch và có giá hơn.

 
Cà phê hái xô của dân làng được chọn lại quả chín

Bắt đầu làm cà phê rang xay sạch từ năm 2012 nhưng đến 2015, thương hiệu “K’Ho coffee” mới được ra đời sau nhiều trăn trở: Làm thế nào để đem lại giá trị thực cho cà phê của cộng đồng người K’Ho ở Bnơr’C. Từ màu vàng của bao bì được chọn sao cho gần gũi mới màu mộc của đất đến logo cũng được khéo léo lồng ghép họa tiết truyền thống của người K’Ho.

 
 
Cà phê Arabica sau khi được bóc tách vỏ tươi

Ở xưởng chế biến cà phê rang xay này, trái tươi được hái “lựa” tại vườn của chị RoLan. Khi thu hoạch chỉ chọn hái quả đã chín mọng, màu chuyển đỏ, vỏ có vị ngọt, và tạo chất nhớt vì lúc này phần nhân đã đủ độ cứng, mẩy, khi đem rang sẽ chín đều, không bị cháy khét. Vì nhu cầu tiêu thụ lớn nên xưởng chế biến thường nhập thêm cà phê tươi của người dân trong làng, đem chọn ra quả chín và bán lại trái xanh cho thương lái.

 
Sản phẩm cà phê bột rang xay được đóng gói giấy "mộc" và in logo với thiết kế họa tiết K'Ho truyển thống

Chính nhờ nguồn nguyên liệu sạch, quá trình chọn lọc tỉ mỉ và chế biến công phu đã biến những trái cà phê Arabica của người K’Ho từ giá bán tươi chỉ dưới 10 ngàn đồng/kg thành sản phẩm rang xay với giá bán lên đến 500 ngàn đồng.

 
 
Trà cà phê - loại thức uống phục vụ kèm lấy từ phần vỏ lụa phơi khô

Cũng tại đây, thức uống được người K’Ho pha theo cách thủ công và cả bằng máy. Giá các loại dao động từ 50.000 – 80.000 đồng. Các loại đồ uống được phục vụ kèm với một loại trà khá lạ làm từ vỏ của quả cà phê đã phơi khô. Trà có vị chua, màu cam đậm, khi nuốt đọng lại cảm giác ngai ngái ở cổ họng.

 
Du khách nước ngoài trò chuyện thêm về qui trình sản xuất cà phê thủ công

Tiệm được dựng giữa đồi cà phê, trang trí đơn giản, ít chỗ ngồi, yên tĩnh và có thể quan sát người K’Ho sơ chế nguyên liệu tại chỗ. Người dân bản địa ở Bnơr’C rất cởi mở, hồn hậu, họ sẵn sàng trò chuyện với du khách và chỉ dẫn từng công đoạn ngay trên bàn chế biến.

 
Tiệm cà phê nằm giữa đồi Arabica

Từ góc vườn của K’Ho coffee có thể ngồi ngắm đỉnh Langbiang. Quanh đó là nơi sinh sống của cộng đồng người K’Ho với kiểu nhà gỗ nhỏ, thấp, sơn nhiều màu – một đặc trưng kiến trúc của xứ lạnh.

Ở cao nguyên Langbiang, giống cà phê Arabica được người K’Ho trồng tự nhiên trên đồi núi từ những năm 90. Dù sản lượng không lớn nhưng chính sự chênh lệch độ cao lên đến 1500m đã tạo nên điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng lý tưởng để làm nên hương vị đặc trưng cho dòng cà phê “trứ danh” này ở Tây Nguyên.

 

Phạm Ly
TIN LIÊN QUAN

Hải Phòng: Đã mắt khi lạc vào thiên đường ẩm thực chợ Cát Bi

AT |

Bên cạnh nổi tiếng với nhiều đặc sản như bánh đa cua, bánh cuốn... Hải Phòng còn biết đến với thiên đường ăn vặt tại chợ Cát Bi.

Các món ăn hấp dẫn chế biến từ con vật nhiều người thoạt nhìn đã sợ hãi

AT |

Thời điểm này, nhiều tỉnh ở vùng đồng bằng Bắc Bộ đang vào mùa thu hoạch rươi, nhưng nổi tiếng hơn cả kể tới rươi Tứ Kỳ (Hải Dương). Các món ăn được chế biến từ rươi rất đa dạng, hấp dẫn.

Độc đáo món bánh từ khoai mì của người Bahnar vùng Kbang

HUYỀN THƯƠNG |

Ở Bắc Tây Nguyên, cây khoai mì (cây sắn) là một trong những cây lương thực có vị trí quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc. Không chỉ vậy, những món ăn được chế biến từ củ khoai mì của người Bahnar nơi đây lại mang những hương vị mới lạ, hấp dẫn những vị khách phương xa.

Đặc sóng sánh tô bánh canh Nam Phổ dân dã xứ Huế

Tăng Thùy Dung |

Tinh hoa ẩm thực Huế không chỉ nổi tiếng bởi những món ngon cung đình mà nó còn hấp dẫn thực khách bởi những món ăn dân dã nhưng đậm đà, đặc biệt là món bánh canh Nam Phổ trứ danh bao đời.

Khám phá vùng trồng chè lớn nhất Đà Lạt

Hữu Long |

Đồi chè Cầu Đất nằm ở thôn Trường Thọ, xã Luân Trường (TP. Đà Lạt, Lâm Đồng) là một trong bốn xã ngoại thành Đà Lạt có diện tích trồng chè chất lượng cao lớn nhất hiện nay.

Hải Phòng: Đã mắt khi lạc vào thiên đường ẩm thực chợ Cát Bi

AT |

Bên cạnh nổi tiếng với nhiều đặc sản như bánh đa cua, bánh cuốn... Hải Phòng còn biết đến với thiên đường ăn vặt tại chợ Cát Bi.

Các món ăn hấp dẫn chế biến từ con vật nhiều người thoạt nhìn đã sợ hãi

AT |

Thời điểm này, nhiều tỉnh ở vùng đồng bằng Bắc Bộ đang vào mùa thu hoạch rươi, nhưng nổi tiếng hơn cả kể tới rươi Tứ Kỳ (Hải Dương). Các món ăn được chế biến từ rươi rất đa dạng, hấp dẫn.

Độc đáo món bánh từ khoai mì của người Bahnar vùng Kbang

HUYỀN THƯƠNG |

Ở Bắc Tây Nguyên, cây khoai mì (cây sắn) là một trong những cây lương thực có vị trí quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc. Không chỉ vậy, những món ăn được chế biến từ củ khoai mì của người Bahnar nơi đây lại mang những hương vị mới lạ, hấp dẫn những vị khách phương xa.

Đặc sóng sánh tô bánh canh Nam Phổ dân dã xứ Huế

Tăng Thùy Dung |

Tinh hoa ẩm thực Huế không chỉ nổi tiếng bởi những món ngon cung đình mà nó còn hấp dẫn thực khách bởi những món ăn dân dã nhưng đậm đà, đặc biệt là món bánh canh Nam Phổ trứ danh bao đời.

Khám phá vùng trồng chè lớn nhất Đà Lạt

Hữu Long |

Đồi chè Cầu Đất nằm ở thôn Trường Thọ, xã Luân Trường (TP. Đà Lạt, Lâm Đồng) là một trong bốn xã ngoại thành Đà Lạt có diện tích trồng chè chất lượng cao lớn nhất hiện nay.