Ký sự 10 ngày ở Myanmar

Kỳ 4: Hồ Inle và người cổ dài Kayan

Trung Hiếu |

Như đã nói các bài trước, hai ngày trọn vẹn ở Bagan đã mang lại âm hưởng tâm linh mạnh mẽ cho từng thành viên của nhóm. Tối hôm đó chúng tôi di chuyển đến hồ Inle bằng phương tiện của hãng xe Minhtha. Hành trình này phải trả tiền trước qua Paypal và được xe trung chuyển đón tận cửa khách sạn nên cũng khá tiện.

Hồ Inle thuộc cao nguyên miền Nam Myamnar. Khoảng cách giữa Bagan-hồ Inle khoảng hơn 500 km và di chuyển, ngủ đêm trên xe khách là cách nhóm chúng tôi tiết kiệm được một mớ chi phí lưu trú khách sạn.

Những ngôi làng chồ trên hồ Inle cũng là một loại “đặc sản” giành cho du khách (ảnh N.T.H)
Những ngôi làng chồ trên hồ Inle cũng là một loại “đặc sản” giành cho du khách (ảnh N.T.H)

Càng về phía Nam, khí hậu càng ôn hòa hơn. Hồ Inle ở độ cao 800 m, so với biển nên khí hậu mát mẻ, dễ chịu. Ban đêm độ chênh nhiệt độ xuống thấp đến cả 10 độ, gần như Đà Lạt, Sapa của nước ta.

Inle là một hồ nước rộng, nhưng nông. Hầu hết những gì cần khám phá ở vùng này đều nằm hết trên hồ. Trong khi người dân phía trung và thượng Myanmar có sắc da nâu, thì người vùng này lại trắng trẻo, thanh thoát hơn nhiều. Nhiều nhà còn dán cả những lá bùa viết chữ ngoằn ngèo, trông xa như những khu nhà người Trung Quốc.

Những chiếc cầu dài trên hồ, là phương tiện đi lại giữa các làng (ảnh N.T.H)
Những chiếc cầu dài trên hồ, là phương tiện đi lại giữa các làng (ảnh N.T.H)

Người chủ khách sạn, đã sắp đặt sẵn cho chúng tôi một chiếc thuyền máy để đi vào hồ. Dù công nghiệp du lịch mới bắt đầu ở Myanmar, nhưng dịch vụ tiện ích tại đây cũng không thua kém gì bất kỳ nơi khác. Cần đi đâu, làm gì… cứ trao đổi với chủ khách sạn là được cung ứng đầy đủ.

Đặc điểm khác biệt với các nơi khác của Hồ Inle là nước rất nông. Trên đường vào khu vực dịch vụ, rất nhiều khu dân cư được dựng trên mặt hồ cùng những nông trại nổi. Khu vực này được biết là nguồn cung ứng rau quả, các loại hoa lớn thứ hai của Myanmar. Người nông dân đóng những khung gỗ có diện tích lớn; chân cắm xuống đáy hồ; sau đó vớt rong, bèo nêm chặt vào giữa; trên trồng các loại nông sản, như đậu, cà chua, dưa…

Thuyền máy, phương tiện duy nhất để khám phá hồ Inle (ảnh N.T.H)
Thuyền máy, phương tiện duy nhất để khám phá hồ Inle (ảnh N.T.H)

Phương tiện duy nhất di chuyển trên hồ là thuyền máy, có thể chở từ 5 -6 người. Một tour trên hồ khoảng 6-8 tiếng. Người lái cho thuyền phi như tên bắn trên mặt hồ. Điểm đầu tiên người lái thuyền đưa đến là một cụm cửa hàng nổi trên hồ bán các loại đá quý, vốn là “đặc sản” của Myanmar và làng dệt các đồ lưu niệm, gia dụng, tấm trải sàn, làm từ thân cây sen.

Đặc trưng của hồ Inle còn là hình ảnh những người chụp cá chèo thuyền một chân, với đàn hải âu. Tôi hỏi người lái thuyền tên Hong về làng những người cổ dài Kayan. Anh bảo sẽ đưa chúng tôi vào thăm. Nói rồi quay thuyền đưa nhóm chúng tôi vào sâu hơn một chút, rồi cập vào một dãy nhà dài dệt tấm trải sàn, vải truyền thống. Không có làng mạc gì, chỉ hai có người một già, một trẻ, cổ tròng các vòng đồng đang dệt vải trên sàn.

Hỏi thì hóa ra muốn đi được vào làng những người dân tộc Kayan, phải vào rất sâu và rất hiếm có du khách vào được đến đó. Cơ sở này thuê hai người trong bản ra đây để làm người mẫu, như giới thiệu… một đặc sản. Nhiều du khách tranh nhau chụp ảnh chung cười toe toét, nhưng khuôn mặt cô gái thì buồn rười rượi.

Hai phụ nữ Kayan làm “mẫu” ở một điểm dịch vụ trên hồ Inle (ảnh N.T.H)
Hai phụ nữ Kayan làm “mẫu” ở một điểm dịch vụ trên hồ Inle (ảnh N.T.H)

Người Kayan ở bang Shan – Myanmar, thuộc khu vực Tam Giác Vàng. Đây là tộc người kỳ lạ, có chiếc cổ dài như hươu cao cổ, do phải đeo những chiếc vòng đồng vào đó từ nhỏ. Càng giàu thì vòng càng nhiều và cổ họ dài thêm theo mức độ của nả tích lũy. Có người cổ dài đến 40 cm, trọng lượng vòng trên cổ người phụ nữ có thể lên tới 16 kg. Theo cảnh báo của tờ báo Channel News Asia, người Kayan đang đối diện với nguy cơ mai một tập tục đeo vòng, kéo dài cổ trước sự tiếp xúc với cuộc sống hiện đại bên ngoài.

Hồ Inle cùng những chiếc ca nô phóng như tên bắn (
Hồ Inle cùng những chiếc ca nô phóng như tên bắn (N.T.H)

Tại Chieng Mai- Thái Lan, tôi cũng đã từng thăm một làng 50 gia đình Kayan, chạy từ Myanmar sang. Cả làng sống nhờ vào việc mua bán các hàng lưu niệm thủ công mỹ nghệ, và việc đeo những chiếc vòng cổ, chủ yếu là nhằm mục đích thương mại, kích cầu du lịch... Dù sinh cơ lập nghiệp tại đây mấy mươi năm, nhưng họ vẫn là người tạm cư trên đất Thái Lan.

Kỳ 5: Cầu Ubein nghìn cây gỗ Teak và Phật viện Mandalay

Trung Hiếu
TIN LIÊN QUAN

Kỳ 3: Bagan- Cánh đồng vô nhiễm

Trung Hiếu |

Bagan nằm ở miền Trung Myanmar, vốn là kinh đô của Myanmar trong những năm thế kỷ XII-XIV. Suốt thời gian này các triều đại đã cho xây trên cánh đồng tháp Bagan đến hơn 10 ngàn kiến trúc tôn giáo. Và đến nay qua bao cuộc bể dâu, nhiều ngôi tháp đã bị đổ sập hoặc lụi tàn, nhưng cánh đồng tháp vẫn lưu giữ một không gian tâm linh, mà những Phật tử nên đến chiêm bái một lần trong đời.

Tháng 7 vừa qua, Tổ chức Giáo dục, khoa học, văn hóa thế giới (UNESCO) đã công nhận đây là Di sản văn hóa nhân loại.

Kỳ 2: Từ Yangoon đến cánh đồng tháp Bagan

Trung Hiếu |

Myanmar, có sách nói rằng, tên gọi của nó bắt nguồn từ Brahmadesh, trong tiếng Phạn có nghĩa là " Mảnh đất của Brahma”- một vị thần sáng tạo trong Ấn Độ giáo (Hindu). Theo thống kê dân số, Myanmar hiện có khoảng hơn 50 triệu người, trên diện tích gần 700 ngàn km², giáp với Thái Lan, Bangladesh, Ấn Độ và Trung Quốc.

Kỳ 1: Chạm ngõ vùng đất Phật vàng

Trung Hiếu |

Đoàn chúng tôi gồm 6 người, “phượt” Myanmar từ Đà Nẵng. Đây là đất nước xinh đẹp, người dân hiền hòa hiếm có. Dù phát triển du lịch muộn, nhưng Myanmar đang có những bước đi vững chắc, bằng các dịch vụ du lịch tiện ích hơn hẳn so với nhiều nước trong khu vực.

Hãy theo chân nhóm chúng tôi "phượt" một vòng quanh đất nước từ Yangon đi hồ Inle đến cánh đồng tháp Bagan, thẳng tiến Madalay và trở về Golden Rock…

Kỳ 3: Bagan- Cánh đồng vô nhiễm

Trung Hiếu |

Bagan nằm ở miền Trung Myanmar, vốn là kinh đô của Myanmar trong những năm thế kỷ XII-XIV. Suốt thời gian này các triều đại đã cho xây trên cánh đồng tháp Bagan đến hơn 10 ngàn kiến trúc tôn giáo. Và đến nay qua bao cuộc bể dâu, nhiều ngôi tháp đã bị đổ sập hoặc lụi tàn, nhưng cánh đồng tháp vẫn lưu giữ một không gian tâm linh, mà những Phật tử nên đến chiêm bái một lần trong đời.

Tháng 7 vừa qua, Tổ chức Giáo dục, khoa học, văn hóa thế giới (UNESCO) đã công nhận đây là Di sản văn hóa nhân loại.

Kỳ 2: Từ Yangoon đến cánh đồng tháp Bagan

Trung Hiếu |

Myanmar, có sách nói rằng, tên gọi của nó bắt nguồn từ Brahmadesh, trong tiếng Phạn có nghĩa là " Mảnh đất của Brahma”- một vị thần sáng tạo trong Ấn Độ giáo (Hindu). Theo thống kê dân số, Myanmar hiện có khoảng hơn 50 triệu người, trên diện tích gần 700 ngàn km², giáp với Thái Lan, Bangladesh, Ấn Độ và Trung Quốc.

Kỳ 1: Chạm ngõ vùng đất Phật vàng

Trung Hiếu |

Đoàn chúng tôi gồm 6 người, “phượt” Myanmar từ Đà Nẵng. Đây là đất nước xinh đẹp, người dân hiền hòa hiếm có. Dù phát triển du lịch muộn, nhưng Myanmar đang có những bước đi vững chắc, bằng các dịch vụ du lịch tiện ích hơn hẳn so với nhiều nước trong khu vực.

Hãy theo chân nhóm chúng tôi "phượt" một vòng quanh đất nước từ Yangon đi hồ Inle đến cánh đồng tháp Bagan, thẳng tiến Madalay và trở về Golden Rock…