Báo động tình trạng khách vô tư cho khỉ ăn ở Sơn Trà

THIÊN VŨ |

Ngay ở khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, bất chấp những bảng yêu cầu, quy định, nhiều du khách vẫn vô tư đứng gần với những đàn khỉ rừng, cho chúng ăn bánh kẹo. Trong khi đó, các cơ quan chức năng dù biết những cũng không thể làm gì hơn.

Cho khỉ rừng ăn bánh kẹo

Những ngày cuối tuần, lượng du khách đổ lên tham quan Sơn Trà khá đông. Nhiều du khách ngỡ ngàng với hình ảnh một nhóm người “hồn nhiên” cho một bầy khỉ vàng ăn bánh kẹo. 

Trong hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội, một đoàn khách đã đỗ xe lại khu vực bãi Bắc bán đảo Sơn Trà. Những người này sau khi thấy đàn khỉ đã mang những túi bánh ra cho đàn khỉ vàng ăn. Có cả người lớn và trẻ nhỏ cùng chia nhau bánh rồi thả cho những con khỉ đang với tay đợi. Nhiều du khách khác, có cả du khách nước ngoài đứng xung quanh theo dõi sự việc với vẻ thích thú. Họ còn chụp hình lại và cho rằng bầy khỉ khá thân thiện với con người và xem đây như một kỷ niệm khi tham quan Sơn Trà.

 
 Khách vô tư đứng gần, cho khỉ vàng ở Sơn Trà ăn bánh kẹo. Ảnh: TT

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên có đoàn khách cho động vật hoang dã, đặc biệt là khỉ tại Sơn Trà ăn bánh kẹo. Đại diện Kiểm lâm Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn cho hay, gần khu vực mà đoạn video này quay được cũng đã từng có đàn khỉ hay về tìm thức ăn. Nhiều du khách mới đầu chỉ nhìn nhưng sau một vài người thử cho khỉ thức ăn và chúng bắt đầu quen dần. 

“Chúng tôi đã yêu cầu đơn vị có công trình nghỉ dưỡng gần đó rào lại để khỉ không vào khu vực sinh hoạt của du khách, tránh việc du khách tiếp cận và cho chúng ăn. Tuy nhiên thời gian gần đây bầy khỉ lại xuất hiện ở một địa điểm khác gần đó. Về việc quản lý khách lên Sơn Trà, đây là trách nhiệm của nhiều cơ quan chức năng chứ chúng tôi chỉ có thể làm hết nhiệm vụ là khuyến cáo với du khách. Hiện, chưa có quy định xử phạt về việc du khách cho động vật ăn” - đại diện này cho biết. 

Như vậy, với cách quản lý tại Sơn Trà hiện nay, chưa có một cơ quan chức năng nào kiểm soát được việc du khách tiếp xúc và cho động vật hoang dã ăn uống - một trong những quy định cấm đối với khu bảo tồn thiên nhiên. Trong khi đó thực tế, việc du khách lên Sơn Trà hiện vẫn chưa được kiểm soát chứ chưa nói đến những quy định kỹ hơn. 

Tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

Hiện nay du khách mặc nhiên được ra vào tự do ở Sơn Trà và rất khó kiểm soát hiện trạng săn bắn, bẫy động vật, cháy rừng, xả rác thải, chặt phá cây rừng, nhạc hát ầm ĩ và du khách vô tư cho động vật ăn trên đường. 

Việc này sẽ tạo nên thói quen và có thể tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho động vật hoang dã ở Sơn Trà, cho chính loài khỉ vàng và cho chính sự an toàn của du khách. 

 
 Việc cho khỉ rừng ăn tiềm ẩn những nguy cơ lây bệnh cho cả người và khỉ. Ảnh: GV

Còn nhớ, năm 2015, một du khách nữ đã phải nhập viện vì bị một cá thể khỉ đuôi lợn (Pig-tailed macques) tấn công gây chảy máu nhiều vùng mắt khi tham quan trên bán đảo Sơn Trà. Cách đó hơn nửa năm, con khỉ này đã cắn một nữ du khách khác khi tham quan địa điểm trên. 

Ban quản lý Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng khuyến cáo khách tham quan khi thấy cá thể khỉ đuôi lợn này không được lại gần để chụp ảnh, không cố gắng tiếp xúc để cho đồ ăn hoặc nhử cho động vật đến lấy thức ăn, không tụ tập đám đông để quan sát, gây nên sự lo sợ dẫn đến động vật tấn công để phản vệ.

Thế nhưng, bỏ qua những cảnh báo đó, nhiều du khách ở xa đến thản nhiên dẫn con nhỏ của mình đứng giữa bầy khỉ đông đúc để chụp ảnh, cho chúng ăn. Thậm chí, có vài du khách dùng thức ăn để nhử khỉ nhảy lên hay có hành động doạ dẫm càng làm chúng trở nên hung hãn và phản ứng bằng cách cướp đồ ăn và tấn công con người.

Các chuyên gia cho biết, khỉ sống trong tự nhiên, tự đi kiếm ăn quả cây rừng, giờ chuyển sang lười nhác và đợi chờ du khách đến cho ăn. Mối quan hệ này sẽ không tốt khi chúng mất kiểm soát vì đói mà không có cái ăn, vì đói mà bị ai đó cầm thức ăn mà không chia sẻ. Bên cạnh việc nguy hiểm khi thay đổi tập tính của động vật thì cũng có nhiều cảnh báo về nguy cơ lây nhiễm bệnh từ khỉ tự nhiên sang người và ngược lại. 

Trong đó, trẻ con là đối tượng có khả năng nguy hiểm nhất khi đi cùng bố mẹ, tầm cao chỉ bằng tầm với của những con khỉ đực khi chúng đứng lên vồ thức ăn. Vì vậy, bố mẹ không nên lấy sự an toàn của con mình ra chơi đùa.

Các nhà bảo tồn cho rằng, Đà Nẵng cần có sự thống nhất trong việc quản lý Sơn Trà, tránh tình trạng “cha chung không ai khóc” như hiện nay rồi để xảy ra những vụ việc đáng tiếc.

THIÊN VŨ
TIN LIÊN QUAN

Về một thung lũng Đường Hoa không có… hoa

Từ Ân |

Đôi khi người ta hay vương vấn về một cái tên. Ví như ơ xã Quảng Long, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh có một địa danh nghe rất thơ và gợi là “thung lũng Đường Hoa” cứ làm tôi nhớ mãi. 

Châu Ấn thuyền và những "phố Nhật" ở Hội An chỉ còn trong tranh vẽ

Hoàng Văn Minh |

Công viên văn hóa chủ đề “Ấn tượng Hội An” (ở Cồn Bắp, Hội An) có rất nhiều thứ để xem ngắm và trải nghiệm. Nhưng ấn tượng hơn cả với tôi là không gian “Châu Ấn thuyền” – phòng tái hiện một phần bức tranh quý hiếm “Châu ấn thuyền Giao Chỉ độ hàng đồ quyển” của Nhật Bản. 

Về một tuyến đường sắt răng cưa huyền thoại chỉ còn trong ảnh

Tường Minh |

Lang thang trên mạng thì gặp ca sĩ Célina Ramsauer đang hát “Le retour de la Petite Tonkinoise” (Sự trở lại của cô em Bắc Kỳ nho nhỏ). Nhạc hay, hình ảnh trong clip còn hay hơn nhạc và quan trọng nhất, tôi gặp lại hình ảnh đầu máy và  tuyến đường sắt răng cưa huyền thoại từ Tháp Chàm lên Đà Lạt của một thời quá vãng.

Indo, Bali, Hội An… đi thật xa để trở về

Sophie Phạm |

Tầm chục năm trước, chị đồng nghiệp bảo: “Cô mày bảo sang Indo thăm cô mày đấy”. Đồng ý luôn. Và thế là hai chị em đặt vé đi Indonesia vào dịp 30.4 năm ấy. Tuổi trẻ thật là sung sướng, chỉ cần thích là nhích, không đắn đo gì. Nhờ vậy mà ký ức, lâu lâu lại có cái để động đậy nhớ nhung… 

Syria – những di sản bị tàn phá và những chiếc áo đấu không tên

Tường Minh |

Xem trận tứ kết tứ kết nghẹt thở giữa U23 Việt Nam và U23 Syria tối qua, nhiều người thắc mắc không hiểu sao trên áo đấu của các cầu thủ Syria lại chỉ có tên nước mà không có tên cầu thủ như thường thấy? Và đằng sau những chiếc áo không tên ấy là cả những chuyện thật buồn đau vì nội chiến.

Xem trận tứ kết tứ kết nghẹt thở giữa U23 Việt Nam và U23 Syria tối qua, nhiều người thắc mắc không hiểu sao trên áo đấu của các cầu thủ Srya lại chỉ có tên nước mà không có tên cầu thủ như thường thấy? Và đằng sau những chiếc áo không tên ấy là cả những chuyện thật buồn đau vì nội chiến.

Tìm thấy dấu tích nền móng kiến trúc Hải Vân Quan thời Nguyễn

Tường Minh |

Bảo tàng Lịch sử quốc gia vừa phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng tổ chức báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di tích Hải Vân Quan...

Làm đẹp cho tổ tiên

Hoàng Văn Minh |

Đã có tranh cãi nhỏ trong ngày kỵ nội khi tôi đề xuất nên làm lại bức ảnh thờ đã cũ và ố. Nhiều người không đồng ý khi tôi nói nhân tiện nên nâng cấp bộ áo dài và khăn đóng màu đen được may bằng vải the mỏng vốn dành cho giới bình dân mà nội đang khoác thành khăn áo màu vàng có thêu họa tiết và vải gấm cho giống thượng lưu quý tộc.

Trùng tu Hải Vân Quan cần những bước đi thận trọng

Hoàng Văn Minh |

Sau cái bắt tay lịch sử giữa lãnh đạo ngành văn hóa tỉnh Thừa Thiên –Huế và thành phố Đà Nẵng năm ngoái, mới đây, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quốc gia khai quật khảo cổ tại di tích Hải Vân Quan nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu và xây dựng dự án trùng tu.

Về một thung lũng Đường Hoa không có… hoa

Từ Ân |

Đôi khi người ta hay vương vấn về một cái tên. Ví như ơ xã Quảng Long, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh có một địa danh nghe rất thơ và gợi là “thung lũng Đường Hoa” cứ làm tôi nhớ mãi. 

Châu Ấn thuyền và những "phố Nhật" ở Hội An chỉ còn trong tranh vẽ

Hoàng Văn Minh |

Công viên văn hóa chủ đề “Ấn tượng Hội An” (ở Cồn Bắp, Hội An) có rất nhiều thứ để xem ngắm và trải nghiệm. Nhưng ấn tượng hơn cả với tôi là không gian “Châu Ấn thuyền” – phòng tái hiện một phần bức tranh quý hiếm “Châu ấn thuyền Giao Chỉ độ hàng đồ quyển” của Nhật Bản. 

Về một tuyến đường sắt răng cưa huyền thoại chỉ còn trong ảnh

Tường Minh |

Lang thang trên mạng thì gặp ca sĩ Célina Ramsauer đang hát “Le retour de la Petite Tonkinoise” (Sự trở lại của cô em Bắc Kỳ nho nhỏ). Nhạc hay, hình ảnh trong clip còn hay hơn nhạc và quan trọng nhất, tôi gặp lại hình ảnh đầu máy và  tuyến đường sắt răng cưa huyền thoại từ Tháp Chàm lên Đà Lạt của một thời quá vãng.

Indo, Bali, Hội An… đi thật xa để trở về

Sophie Phạm |

Tầm chục năm trước, chị đồng nghiệp bảo: “Cô mày bảo sang Indo thăm cô mày đấy”. Đồng ý luôn. Và thế là hai chị em đặt vé đi Indonesia vào dịp 30.4 năm ấy. Tuổi trẻ thật là sung sướng, chỉ cần thích là nhích, không đắn đo gì. Nhờ vậy mà ký ức, lâu lâu lại có cái để động đậy nhớ nhung… 

Syria – những di sản bị tàn phá và những chiếc áo đấu không tên

Tường Minh |

Xem trận tứ kết tứ kết nghẹt thở giữa U23 Việt Nam và U23 Syria tối qua, nhiều người thắc mắc không hiểu sao trên áo đấu của các cầu thủ Syria lại chỉ có tên nước mà không có tên cầu thủ như thường thấy? Và đằng sau những chiếc áo không tên ấy là cả những chuyện thật buồn đau vì nội chiến.

Xem trận tứ kết tứ kết nghẹt thở giữa U23 Việt Nam và U23 Syria tối qua, nhiều người thắc mắc không hiểu sao trên áo đấu của các cầu thủ Srya lại chỉ có tên nước mà không có tên cầu thủ như thường thấy? Và đằng sau những chiếc áo không tên ấy là cả những chuyện thật buồn đau vì nội chiến.

Tìm thấy dấu tích nền móng kiến trúc Hải Vân Quan thời Nguyễn

Tường Minh |

Bảo tàng Lịch sử quốc gia vừa phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng tổ chức báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di tích Hải Vân Quan...

Làm đẹp cho tổ tiên

Hoàng Văn Minh |

Đã có tranh cãi nhỏ trong ngày kỵ nội khi tôi đề xuất nên làm lại bức ảnh thờ đã cũ và ố. Nhiều người không đồng ý khi tôi nói nhân tiện nên nâng cấp bộ áo dài và khăn đóng màu đen được may bằng vải the mỏng vốn dành cho giới bình dân mà nội đang khoác thành khăn áo màu vàng có thêu họa tiết và vải gấm cho giống thượng lưu quý tộc.

Trùng tu Hải Vân Quan cần những bước đi thận trọng

Hoàng Văn Minh |

Sau cái bắt tay lịch sử giữa lãnh đạo ngành văn hóa tỉnh Thừa Thiên –Huế và thành phố Đà Nẵng năm ngoái, mới đây, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quốc gia khai quật khảo cổ tại di tích Hải Vân Quan nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu và xây dựng dự án trùng tu.