Ghềnh đá Nam Ô – sự hoang sơ run rẩy

Hoàng Văn Minh |

Ghềnh đá Nam Ô là một trong những điểm đến hiếm hoi ở Đà Nẵng thời điểm này đáp ứng được nhiều tiêu chí của khách du lịch “phượt”: Cảnh đẹp, sự hoang sơ và được thưởng thức những đặc sản tại chỗ giá “mềm”. Tuy nhiên, ghềnh đá Nam Ô là một sự hoang sơ đã và đang run rẩy vì rất nhiều lý do.

Ghềnh đá Nam Ô thuộc phường Hòa Hiệp Nam (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) đang là một trong những địa chỉ thu hút rất đông du khách.

Theo thống kê của ông Trương Văn Đô, Bí thư Chi bộ Nam Ô 2/1, phường Hòa Hiệp Nam, thì từ sau Tết Kỷ Hợi đến nay, ghềnh đá Nam Ô thu hút đông đảo khách thập phương tới tham quan.

 

Mỗi ngày ước tính có hàng trăm lượt khách đến với ghềnh đá Nam Ô và con số này tăng lên hơn 1.000 lượt người vào các ngày thứ 7 và chủ nhật hàng tuần.

 

Ghềnh đá Nam Ô hút khách vì đây là một trong không nhiều những điểm đến còn vẹn nguyên sự hoang sơ ở thành phố Đà Nẵng. Đến đây vào mùa này, du khách sẽ được trải nghiệm, chụp hình với bãi đá rêu xanh tự nhiên tuyệt đẹp.

 
 

Đặc biệt, du khách còn có cơ hội được thưởng thức những hải sản tươi sống tại chỗ “ngon nhức răng” với giá rất “mềm” với những cua đá, ốc các loại, ghẹ, hàu, vẹm, cá… Trong đó có nhiều loại hải sản chỉ có ở vùng Nam Ô.

 
 
 

Ăn theo sự đông khách của ghềnh đá, hiện tại khu vực này có khoảng 20 hộ dân – phần lớn là người dân nằm trong diện đền bù giải tỏa thuộc dự án khu du lịch sinh thái Nam Ô (được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt từ năm 2014) dựng lều bạt để buôn bán, giữ xe... rất nhộn nhịp.

 

Theo một chủ quán xin giấu tên cho biết, trung bình mỗi ngày, một quán có thể thu lợi được từ 500 đến 1 triệu đồng tùy theo lượng khách.

Nhưng sự hoang sơ và cả việc buôn bán của người dân địa phương nơi đây đang bị đe dọa vì rất nhiều lý do liên quan đến dự án khu du lịch sinh thái Nam Ô của Cty Cổ phần Tập đoàn Trung Thủy.

Mặc dù trước sức ép của dư luận và người dân địa phương, tháng 3.2018, UBND TP Đà Nẵng đã có thông báo liên quan đến việc triển khai dự án này, trong đó có việc thu hồi ghềnh đá Nam Ô đưa ra khỏi dự án, không giao cho nhà đầu tư là Công ty CP Tập đoàn Trung Thủy.

 

Tuy nhiên lấy lý do du khách xả nhiều rác thải, an toàn, vệ sinh môi trường…, trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, phía Tập đoàn Trung Thủy luôn thể hiện mong muốn được quản lý ghềnh Nam Ô để đảm bảo cảnh quan môi trường, an ninh trật tự cho toàn khu vực dự án.

“Nếu chính quyền TP Đà Nẵng giao ghềnh đá Nam Ô cho Công ty quản lí thì Công ty sẽ đảm bảo việc thu dọn vệ sinh và giữ gìn ANTT. Người dân có thể tự do ra vào tham quan, Công ty cam kết không khai thác thương mại ở địa điểm ghềnh đá Nam Ô”, bà Nguyễn Thị Bạch Tuyết, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Trung Thủy phát biểu trên một tờ báo.

Mỗi ngày ước tính có hàng trăm lượt khách đến với ghềnh đá Nam Ô. Ảnh: H.V.M

Đó là những mong muốn và đề nghị không hợp lý dù với bất kỳ lý do nào bởi ghềnh đá Nam Ô nay không còn thuộc dự án đã được phê duyệt của Tập đoàn Trung Thủy.

Và câu chuyện rác thải, vệ sinh môi trường hay an ninh trật tự là trách nhiệm của chính quyền địa phương và những người dân đang khai thác dịch vụ ở đây.

Xin hãy để người dân được toàn quyền sống và ứng xử trong "ngôi nhà" của họ!

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị đánh cắp khi ra thế giới

Hữu Long |

Thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị đánh cắp khi thâm nhập thị trường thế giới hay dù đã định vị được thương hiệu nhưng nhiều doanh nghiệp chưa mặn mà sử dụng trên bao bì... Đó là một trong nhiều khó khăn mà Đắk Lắk đang nỗ lực tháo gỡ để ngành cà phê phát triển bền vững.

Áo dài, quà ngày 8.3, bình đẳng và sự khác biệt của Huế

Hoàng Văn Minh |

Mở cửa miễn vé cho phụ nữ cả trong nước và quốc tế khi mặc áo dài vào tham quan di sản Huế là một “món quà” mà lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên –Huế dành tặng cho chị em phụ nữ nhân ngày 8.3 năm nay. Và tất nhiên câu chuyện áo dài ở Huế không chỉ dừng lại ở “món quà”.

Lễ hội cà phê giúp nâng tầm thương hiệu cà phê Việt

Hữu Long |

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột là bước đệm quan trọng để thương hiệu cà phê Việt vươn tầm thế giới. Một lần nữa, việc định vị thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột trên trường thế giới đến giờ vẫn là một trong những chủ trương đúng đắn của tỉnh Đắk Lắk...

"Tinh hoa đại ngàn" và hành trình chinh phục thế giới của cà phê Việt

Hữu Long |

"Tinh hoa đại ngàn" là chủ đề của Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột tới đây, lần thứ 7-2019 với hy vọng tiếp tục là sự cộng thêm nhiều giá trị và dấu ấn trong hành trình chinh phục thế giới của thương hiệu cà phê Việt.

Thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị đánh cắp khi ra thế giới

Hữu Long |

Thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột bị đánh cắp khi thâm nhập thị trường thế giới hay dù đã định vị được thương hiệu nhưng nhiều doanh nghiệp chưa mặn mà sử dụng trên bao bì... Đó là một trong nhiều khó khăn mà Đắk Lắk đang nỗ lực tháo gỡ để ngành cà phê phát triển bền vững.

Áo dài, quà ngày 8.3, bình đẳng và sự khác biệt của Huế

Hoàng Văn Minh |

Mở cửa miễn vé cho phụ nữ cả trong nước và quốc tế khi mặc áo dài vào tham quan di sản Huế là một “món quà” mà lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên –Huế dành tặng cho chị em phụ nữ nhân ngày 8.3 năm nay. Và tất nhiên câu chuyện áo dài ở Huế không chỉ dừng lại ở “món quà”.

Lễ hội cà phê giúp nâng tầm thương hiệu cà phê Việt

Hữu Long |

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột là bước đệm quan trọng để thương hiệu cà phê Việt vươn tầm thế giới. Một lần nữa, việc định vị thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột trên trường thế giới đến giờ vẫn là một trong những chủ trương đúng đắn của tỉnh Đắk Lắk...

"Tinh hoa đại ngàn" và hành trình chinh phục thế giới của cà phê Việt

Hữu Long |

"Tinh hoa đại ngàn" là chủ đề của Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột tới đây, lần thứ 7-2019 với hy vọng tiếp tục là sự cộng thêm nhiều giá trị và dấu ấn trong hành trình chinh phục thế giới của thương hiệu cà phê Việt.