Những hình ảnh đẹp về kiến trúc cung đình Huế trong "Nghệ thuật Huế"

H.V.M |

"Nghệ thuật Huế" (L' Art à Húe) là tên cuốn sách ảnh xuất bản năm 1919 và tái bản năm 1930 ở Paris. Sách vừa được thaihabooks “tái xuất” phục vụ bạn đọc. Điều đặc biệt là lần “tái xuất” này có có 6 ấn ản “siêu đặc biệt” bằng Trúc chỉ được đấu giá trên trang thaihabooks.com.

“Nghệ thuật Huế” (L’Art à Hué) là một ấn phẩm đặc biệt của B.A.V.H (Số 1.1919), sau đó được in lại trở thành một tác phẩm độc lập với 398 trang trong đó có 176 trang viết cùng 222 trang phụ bản được thể hiện sinh động, độc đáo với nhiều hình vẽ và hình ảnh minh họa cả đen lẫn trắng.

“Nghệ thuật Huế” ấn bản đặc biệt bằng Trúc chỉ. Ảnh: H.V.M
“Nghệ thuật Huế” ấn bản đặc biệt bằng Trúc chỉ. Ảnh: H.V.M

Sách của 2 tác giả gồm: Léopold Michel Cadière (1869 – 1955)- Linh mục thuộc Hội truyền giáo hải ngoại. Ông nổi tiếng với vai trò sáng lập Hội Đô thành Hiếu cổ và Tập san của Hội Đô thành Hiếu cổ (B.A.V.H), từ đó cho ra đời những công trình nghiên cứu để đời về văn hóa, lịch sử, dân tọc học, khảo cổ học…

Ông tha thiết mãi được gắn bó với quê hương thứ hai cho đến ngày được yên nghỉ ngàn thu trên đất Kim Long (Huế). Người thứ hai là Edmond Gras - Nhân viên đặc biệt của Ngân khố Trung kỳ ở Huế đồng thời là người đại diện cho Ủy ban Quảng bá du lịch Trung kỳ thời điểm đó.

Cuốn sách được xem là một trong những công trình nghiên cứu khoa học về nghệ thuật tạo hình Huế đầu tiên và hiếm hoi được công bố rộng rãi từ năm 1919.

Dưới đây là một số hình ảnh đẹp về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc ở cung đình Huế.

Bình phong ở Viện Cơ Mật, Hoàng thánh Huế. Hình ảnh trích từ ấn phẩm “Nghệ thuật Huế” của Léopold Cadìere, được đăng tải trên trang Archive.org.
Bình phong ở Viện Cơ Mật, Hoàng thánh Huế. Hình ảnh trích từ ấn phẩm “Nghệ thuật Huế” của Léopold Cadìere, được đăng tải trên trang Archive.org.
Một khay trầu trong cung đình.
Một khay trầu trong cung đình.
Chạm khắc trên khung sườn cung điện.
Chạm khắc trên khung sườn cung điện.
Họa tiết trang trí mí cửa.
Họa tiết trang trí mí cửa.
Lan can cầu thang tạc hình rồng.
Lan can cầu thang tạc hình rồng.
Các họa tiết trang trí mái.
Các họa tiết trang trí mái.
H.V.M
TIN LIÊN QUAN

Cần đánh chéo passport những "du khách đen"

Thanh Hải |

Liên tiếp xảy ra hàng loạt vụ việc người Trung Quốc phạm pháp tại Việt Nam. Mức độ và tác hại hành vi phạm tội của nhóm những người đến từ Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng. Gây đảo lộn trật tự xã hội và đe dọa sự an nguy của quốc gia. Có điểm chung là họ đến Việt Nam bằng những visa du lịch.

Tái sinh “Bắc đẩu” Bình Định

Nguyễn Trung Hiếu |

Trong hệ thống các di tích tháp Chăm Miền Trung- Tây Nguyên, Bình Định có 8 cụm di tích với 14 tháp gồm: Bánh Ít, Dương Long, Hưng Thạnh, Cánh Tiên, Phú Lộc, Phú Thiện, Bình Lâm và Hòn Chuông. Vì tháp Hòn Chuông chỉ còn chân đế, nên giới văn nghệ ví von đó là chòm Bắc Đẩu đại hùng tinh của Miền Trung.

So với Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận, thì quần thể tháp Chăm ở Bình Định gần như còn nguyên vẹn, đa dạng và có cụm tháp Dương Long đạt "kỷ lục" Đông Nam Á với chiều cao tháp chính đến 39 m…

Không chỉ là vấn đề tiền nhiều hay ít

Thanh Hải |

Bình Định vừa công bố dự án khoét núi, tạc phù điêu “Lạc Long Quân - Âu Cơ và cội nguồn sức mạnh đại đoàn kết dân tộc” với mức đầu tư hơn 86 tỷ đồng. Lập tức có nhiều ý kiến chưa đồng tình cả về quy mô đầu tư lẫn giá trị nghệ thuật.

Chữ Trần 陳 ở Mỹ Sơn

Nguyễn Trung Hiếu |

Trong khoảng thời gian từ năm 2004 - 2007, trong chương trình hợp tác bảo tồn Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, một nhóm chuyên gia trường Đại học Milan, thừa ủy quyền của Quỹ Lerici Foudation (Ý), với sự cho phép của Bộ Văn hoá Thông tin, đã tiến hành khai quật khảo cổ và tổ chức trùng tu nhóm tháp G- Mỹ Sơn. Tại đây hơn 2 ngàn hiện vật đã được tìm thấy, trong đó có giá trị là 10 hiện vật trang trí đầu gối chạm hình mặt Kala (thần Thời gian) chưa từng tìm thấy tại đây. Tuy vậy điều làm chấn động giới nghiên cứu Chămpa lúc bấy giờ là nhóm khảo cổ của tổ chức Lerici đã tìm thấy đến 3 cánh tháp trang trí trên tháp G1, có khắc chữ Trần 陳 bằng Hán tự.

Cần đánh chéo passport những "du khách đen"

Thanh Hải |

Liên tiếp xảy ra hàng loạt vụ việc người Trung Quốc phạm pháp tại Việt Nam. Mức độ và tác hại hành vi phạm tội của nhóm những người đến từ Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng. Gây đảo lộn trật tự xã hội và đe dọa sự an nguy của quốc gia. Có điểm chung là họ đến Việt Nam bằng những visa du lịch.

Tái sinh “Bắc đẩu” Bình Định

Nguyễn Trung Hiếu |

Trong hệ thống các di tích tháp Chăm Miền Trung- Tây Nguyên, Bình Định có 8 cụm di tích với 14 tháp gồm: Bánh Ít, Dương Long, Hưng Thạnh, Cánh Tiên, Phú Lộc, Phú Thiện, Bình Lâm và Hòn Chuông. Vì tháp Hòn Chuông chỉ còn chân đế, nên giới văn nghệ ví von đó là chòm Bắc Đẩu đại hùng tinh của Miền Trung.

So với Quảng Nam, Khánh Hòa, Ninh Thuận, thì quần thể tháp Chăm ở Bình Định gần như còn nguyên vẹn, đa dạng và có cụm tháp Dương Long đạt "kỷ lục" Đông Nam Á với chiều cao tháp chính đến 39 m…

Không chỉ là vấn đề tiền nhiều hay ít

Thanh Hải |

Bình Định vừa công bố dự án khoét núi, tạc phù điêu “Lạc Long Quân - Âu Cơ và cội nguồn sức mạnh đại đoàn kết dân tộc” với mức đầu tư hơn 86 tỷ đồng. Lập tức có nhiều ý kiến chưa đồng tình cả về quy mô đầu tư lẫn giá trị nghệ thuật.

Chữ Trần 陳 ở Mỹ Sơn

Nguyễn Trung Hiếu |

Trong khoảng thời gian từ năm 2004 - 2007, trong chương trình hợp tác bảo tồn Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, một nhóm chuyên gia trường Đại học Milan, thừa ủy quyền của Quỹ Lerici Foudation (Ý), với sự cho phép của Bộ Văn hoá Thông tin, đã tiến hành khai quật khảo cổ và tổ chức trùng tu nhóm tháp G- Mỹ Sơn. Tại đây hơn 2 ngàn hiện vật đã được tìm thấy, trong đó có giá trị là 10 hiện vật trang trí đầu gối chạm hình mặt Kala (thần Thời gian) chưa từng tìm thấy tại đây. Tuy vậy điều làm chấn động giới nghiên cứu Chămpa lúc bấy giờ là nhóm khảo cổ của tổ chức Lerici đã tìm thấy đến 3 cánh tháp trang trí trên tháp G1, có khắc chữ Trần 陳 bằng Hán tự.