Sông Hương, bao giờ tới biển: Huế mất cơ hội nhưng sông Hương vẫn còn

Hoàng Văn Minh |

Cũng may là Huế đã để vuột mất một cơ hội, nhưng sông Hương thì vẫn còn. Đến nay, Uỷ ban Di sản thế giới vẫn giữ lời mời và khuyến khích Việt Nam làm hồ sơ đề nghị UNESCO tích hợp cảnh quan và các lăng tẩm độc đáo liên quan tới khu hoàng thành bao gồm cả sông Hương và cảnh quan dọc sông Hương vào danh sách di sản thế giới cùng với quần thể cố đô Huế.

Ở Huế, ai cũng muốn xây nhà, xây công trình “soi bóng” xuống dòng sông Hương để ăn theo những giá trị văn hoá vô giá. Không khó khăn lắm để kiểm chứng nhận định trên, bởi chỉ đi dọc bằng thuyền một vệt từ ngã ba Tuần về phía hạ lưu, tôi đã không thể nào nhớ nổi có bao nhiêu nhà dân, nhà hàng, khách sạn, công sở mạnh ai nấy nhô ra xây kè lấn chiếm mặt nước.

 

Sáng sớm khi mặt trời vừa lên, ngụm cà phê sẽ ngon hơn khi đảo mắt một vòng từ đỉnh của những tòa nhà cao tầng đã và đang mọc lên sẽ thấy được thế nào là “sông dài như kiếm”, “sông mềm như dãi lụa”.

Nhưng cũng ở độ cao ấy, một người bạn Huế đã bất ngờ làm ly cà phê thêm vị đắng: “Sống gần hết đời với Huế, với sông Hương, nhưng nếu không tận mắt nhìn thấy, tui không bao giờ tin là có một sông Hương khác đầy ngổn ngang, lởm chởm như thế này”.

Trong hàng loạt các công trình “soi bóng” xuống dòng sông ấy, có không ít công trình được người đương thời nhận định là sản phẩm của sự sai lầm mang tính lịch sử như khách sạn Hương Giang, Century, chợ Đông Ba…

Nhưng cũng có không ít là sản phẩm mang dấu ấn đặc trưng của người đương thời. “Cứ đà này rồi sông Hương cũng chẳng khác gì hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội” - bạn tôi vừa nói vừa lật tờ Lao Động số tết Độc Lập có in hai tấm ảnh hồ Hoàn Kiếm một chụp năm 1976 với những khoảng không gian mang mang, một chụp năm 2006 với những nóc nhà chọc trời bao quanh tháp Rùa đơn độc.

 

Bạn làm tôi chạnh lòng khi nhớ về dòng chảy thẳm sâu của lịch sử, sông Hương từng được những “người đương thời” ưu ái với thái độ ứng xử thận trọng, thậm chí “cung kính”.

Lịch sử sẽ còn nhắc mãi chuyện triều đình Tự Đức (dù đã không còn ở thế thượng phong) nhưng vẫn “năm lần bảy lượt” gây khó dễ khi Pháp đặt Toà Khâm sứ bên bờ sông Hương (nay là Trường Đại học Sư phạm Huế) với lý do toà nhà làm ảnh hưởng đến cảnh quang bờ sông.

Hay chuyện không ai có thể lý giải được vì sao đồi Vọng Cảnh đắc địa là thế, nhưng dưới thời nhà Nguyễn lại không xây dựng ở đó một công trình kiến trúc nào?

Vì sao sông Hương chưa phải là di sản văn hoá thế giới?  Câu hỏi đó một lần nữa trở lại và cứ ám ảnh tôi trong cuộc hành trình cùng “sông Hương – Bao giờ tới biển”. “Thời cơ chưa chín muồi” – câu trả lời của lãnh đạo tỉnh TT-Huế được những người tiếp nhận hiểu theo rất nhiều nghĩa, và tự thân nó cũng nói lên rất nhiều điều về thực trạng của một địa phương, nói rộng hơn là của một đất nước đang thời kỳ chuyển mình.

Cho nên, hình như vấn đề của dòng sông Hương không chỉ đơn thuần là do sự vướng mắc, mâu thuẫn giữa bảo tồn – phát triển.

Nếu được công nhận là di sản văn hoá thế giới, tất nhiên sông Hương sẽ được quy hoạch chi tiết, được “trùng tu”, bảo vệ nghiêm ngặt hơn, nhưng ngược lại, chính quyền địa phương và một nhóm người dân cũng sẽ mất rất nhiều bởi chắc chắn các dự án “hái ra tiền” mà tôi đã nhắc trong bút ký này cũng với nhiều dự án khác trong tương lai sẽ không bao giờ được thực hiện.

Cũng chưa hẳn là do các nhà quản lý có tầm nhìn ngắn, nhưng lại muốn lưu dấu ấn lớn lao – như kiểu nhiều người lâu nay vẫn chỉ trích.

Hay nói như KTS Phùng Phu – nguyên Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế: “Nó liên quan đến hệ thống về nhận thức. Hiện chưa ai trả lời được câu hỏi quy hoạch cho Huế, cho sông Hương như thế nào là đúng”.

Tất cả mọi nhận xét vừa nêu đều đúng nhưng chưa đủ, bởi hình như sự đa đoan của dòng Hương còn có điều gì đó như sự nghiệt ngã của số phận.

Sự nghiệt ngã mà Tuấn – ông chủ đò mà tôi đã nhắc trong bút ký kỳ trước đã than thở khi tôi hỏi đến cuộc sống của gia đình Tuấn cùng với hàng ngàn hộ dân vạn đò khác từng lênh đênh trên dòng Hương: “Phận người cũng như phận sông, không biết sinh ra giờ mô mà long đong, lận đận!?”

Cũng may là Huế đã để vuột mất một cơ hội, nhưng sông Hương thì vẫn còn. “Đến nay, Uỷ ban Di sản thế giới vẫn giữ lời mời và khuyến khích Việt Nam làm hồ sơ đề nghị UNESCO tích hợp cảnh quan và các lăng tẩm độc đáo liên quan tới khu hoàng thành bao gồm cả sông Hương và cảnh quan dọc sông Hương vào danh sách di sản thế giới cùng với quần thể cố đô Huế”

Trưởng đại diện UNESCO tại Hà Nội đã nói thế trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Lao Động gần đây nhất.

Hoàng Văn Minh
TIN LIÊN QUAN

Không thể đầu hàng với “rác quảng cáo”

Hoàng Văn Minh |

Thừa Thiên – Huế đang trở thành một “hiện tượng” đi đầu trong cả nước với việc xử lý nghiêm đối với các hành vi gây ảnh hưởng đến trật tự mỹ quan đô thị, trong đó có “rác quảng cáo”…

Sông Hương, bao giờ tới biển: Đứa con thi đậu làm ông trên bờ

Hoàng Văn Minh |

Mẹ em ngồi ở sau bếp đang đun nước, mắt ngước nhìn lên tấm giấy khen của Thương dán trân trọng trên trần thuyền, bỗng hát một câu không thể nào buồn hơn, rằng: “Cha mẹ chài lưới bên sông. Đứa con thi đậu làm ông trên bờ”.

Khám phá Trung Hoa: Hàng Châu – thành phố đáng sống nhất Trung Quốc

Lê Vân |

Hàng Châu là thành phố văn hóa lịch sử lâu đời - một trong bảy cố đô của Trung Quốc, nằm ở vùng đồng bằng châu thổ sông Trường Giang. Ngày nay, Hàng Châu là thủ phủ của tỉnh Triết Giang, đồng thời được đánh giá là thành phố nổi tiếng và thịnh vượng bậc nhất của đất nước này trong khoảng 1.000 năm trở lại đây.

Sông Hương bao giờ tới biển: Dòng sông di sản

Hoàng Văn Minh |

Với người Huế, sông Hương đương nhiên là di sản, dù năm 1993, khi UNESCO lần đầu tiên xét công nhận quần thể di tích Huế (kinh thành và hệ thống lăng tẩm) là Di sản văn hoá thế giới, yếu tố sông Hương chưa được nhắc tới đúng mức.

Sông Hương, bao giờ tới biển: Những câu chuyện dâu bể phong rêu

Vĩnh Quyền |

Khi ấy, dòng chảy 700 năm lịch sử có cơ hội thì thầm những câu chuyện dâu bể phong rêu, những giấc mộng kinh sư bi tráng... Và lần nào tôi cũng dành nhiều thời gian cho sông Hương, không chỉ vì lần nào sông Hương cũng là một trong những sân khấu chính của festival Huế. Cả khi không có festival đã vậy rồi. Thời gian về thăm nhà không bằng thời gian ngồi uống bia ngắm dòng sông nhớ.

Sông Hương bao giờ đến biển: Soi bóng 700 năm Thuận Hóa...

Vĩnh Quyền |

Tôi ước chi có pho tượng kiến trúc sư Bosa được dựng trước nhà máy nước Vạn Niên, soi bóng trên mặt nước sông Hương. Ngót 100 năm rồi mà ông vẫn là bậc thầy và tác phẩm của ông luôn nhắc nhở cho những ai được giao trọng trách quy hoạch kiến trúc ở một thành phố cổ kính như thành phố Huế này.

Không thể đầu hàng với “rác quảng cáo”

Hoàng Văn Minh |

Thừa Thiên – Huế đang trở thành một “hiện tượng” đi đầu trong cả nước với việc xử lý nghiêm đối với các hành vi gây ảnh hưởng đến trật tự mỹ quan đô thị, trong đó có “rác quảng cáo”…

Sông Hương, bao giờ tới biển: Đứa con thi đậu làm ông trên bờ

Hoàng Văn Minh |

Mẹ em ngồi ở sau bếp đang đun nước, mắt ngước nhìn lên tấm giấy khen của Thương dán trân trọng trên trần thuyền, bỗng hát một câu không thể nào buồn hơn, rằng: “Cha mẹ chài lưới bên sông. Đứa con thi đậu làm ông trên bờ”.

Khám phá Trung Hoa: Hàng Châu – thành phố đáng sống nhất Trung Quốc

Lê Vân |

Hàng Châu là thành phố văn hóa lịch sử lâu đời - một trong bảy cố đô của Trung Quốc, nằm ở vùng đồng bằng châu thổ sông Trường Giang. Ngày nay, Hàng Châu là thủ phủ của tỉnh Triết Giang, đồng thời được đánh giá là thành phố nổi tiếng và thịnh vượng bậc nhất của đất nước này trong khoảng 1.000 năm trở lại đây.

Sông Hương bao giờ tới biển: Dòng sông di sản

Hoàng Văn Minh |

Với người Huế, sông Hương đương nhiên là di sản, dù năm 1993, khi UNESCO lần đầu tiên xét công nhận quần thể di tích Huế (kinh thành và hệ thống lăng tẩm) là Di sản văn hoá thế giới, yếu tố sông Hương chưa được nhắc tới đúng mức.

Sông Hương, bao giờ tới biển: Những câu chuyện dâu bể phong rêu

Vĩnh Quyền |

Khi ấy, dòng chảy 700 năm lịch sử có cơ hội thì thầm những câu chuyện dâu bể phong rêu, những giấc mộng kinh sư bi tráng... Và lần nào tôi cũng dành nhiều thời gian cho sông Hương, không chỉ vì lần nào sông Hương cũng là một trong những sân khấu chính của festival Huế. Cả khi không có festival đã vậy rồi. Thời gian về thăm nhà không bằng thời gian ngồi uống bia ngắm dòng sông nhớ.

Sông Hương bao giờ đến biển: Soi bóng 700 năm Thuận Hóa...

Vĩnh Quyền |

Tôi ước chi có pho tượng kiến trúc sư Bosa được dựng trước nhà máy nước Vạn Niên, soi bóng trên mặt nước sông Hương. Ngót 100 năm rồi mà ông vẫn là bậc thầy và tác phẩm của ông luôn nhắc nhở cho những ai được giao trọng trách quy hoạch kiến trúc ở một thành phố cổ kính như thành phố Huế này.