Kỳ công nghệ thuật vẽ bằng sáp ong của người H’Mông ở Yên Bái

Phan Kiên |

Yên Bái - Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người H’Mông vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Theo Sở Thông tin và Truyền Thông tỉnh Yên Bái, ngày 23.12 sẽ diễn ra Lễ công bố Quyết định và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật Khèn Mông; Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn.

Đến nay trên địa bàn có 2 cá nhân được tặng danh hiệu nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, loại hình nghệ thuật tạo hình hoa văn là bà Lý Thị Ninh và bà Hờ Thị Chư, ở bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải.

Đặc biệt, nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người H’Mông được xếp vào loại hình tri thức dân gian trong danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Các nghệ nhân người H'Mông đang hoàn thiện tác phẩm dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải. Ảnh: Trung tâm TT&VH Mù Cang Chải
Các nghệ nhân người H'Mông đang hoàn thiện tác phẩm dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải. Ảnh: Trung tâm TT&VH Mù Cang Chải

Trao đổi với Lao Động, ông Trịnh Thế Bình, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Mù Cang Chải chia sẻ, để có thể tạo nên những nét hoa văn hoàn hảo, độc đáo, đòi hỏi người vẽ cần có năng khiếu về mỹ thuật, đôi tay khéo léo, khả năng sáng tạo và sự hiểu biết sâu sắc về lịch sử, văn hóa dân tộc H’Mông. Vậy nên, loại hình nghệ thuật này khá kén người tại địa phương lựa chọn đi theo con đường chuyên nghiệp, chọn làm nghề nghiệp chính.

Trong thời buổi xuất hiện nhiều loại hình nghệ thuật mới cũng là nguyên nhân khiến giới trẻ tại địa phương ít quan tâm đến loại hình nghệ thuật truyền thống hơn.

Để bảo tồn, giữ gìn nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người H’Mông, huyện Mù Cang chải đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các cuộc thi cấp huyện, xã, bản.

Chính quyền địa phương cũng chỉ đạo các nhà trường mời các nghệ nhân về trường để truyền đạt kiến thức, dạy vẽ trong các buổi học ngoại khóa nhằm giúp các em học sinh hiểu và trân trọng giá trị của loại hình nghệ thuật truyền thống này.

Cuộc thi dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải được người dân tích cực hưởng ứng, tham gia. Ảnh: Trung tâm TT&VH Mù Cang Chải
Cuộc thi dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải được người dân tích cực hưởng ứng, tham gia. Ảnh: Trung tâm TT&VH Mù Cang Chải

Nhận thấy từ loại hình nghệ thuật này có thể tạo ra sản phẩm du lịch tiềm năng, giúp người dân có thể kiếm thêm thu nhập, huyện Mù Cang Chải đang tích cực thực hiện công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh của nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải đến với du khách trong và ngoài nước.

Từ đó, thúc đẩy phong trào người dân tại địa phương làm ra những sản phẩm vải, váy áo, khăn quàng… có hoa văn được tạo bằng sáp ong để bán cho khách du lịch.

Kỹ thuật vẽ hoa văn sáp ong của người H’Mông được tiếp nối từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này đến thế hệ khác theo đường mẹ truyền con nối. Các cháu ở đây từ 7, 8 tuổi đã được các bà, các mẹ cầm tay chỉ bảo từng đường kim mũi chỉ. Đến khi trưởng thành, các em đã có đôi bàn tay khéo léo và thuần thục cách tạo hình, trang trí hoa văn, điêu luyện trong kỹ thuật chiết nếp, khâu đột, khâu luồn sợi, khâu vắt.

Sáp ong để vẽ có màu vàng là sáp non, màu đen là lớp sáp già, lấy hết mật rồi nấu mỗi loại một nồi khác nhau cho đến khi nóng chảy, đem đổ ra bát riêng. Lấy một lượng sáp đen vừa đủ, trộn đều với một lượng sáp vàng tương ứng và đặt lên bếp. Khi bắt đầu vẽ sáp lên váy thì nấu hai loại sáp này trộn với nhau để chảy ra. Khi đun sáp, luôn phải giữ lửa đều ở nhiệt độ 70 - 80 độ, sáp mới không bị khô.

Hoa văn trên vải may trang phục của người Mông được in bằng sáp ong
Hoa văn trên vải may trang phục của người Mông ở Yên Bái được in bằng sáp ong.

Để vẽ sáp ong lên vải phải dùng bút vẽ. Gọi là bút, nhưng kỳ thực đó là một thanh tre nhỏ dài khoảng 7cm, ngòi bút là một lá đồng bé xíu hình tam giác được nẹp vào thanh tre. Ngòi bút càng mỏng hoa văn vẽ càng đẹp và dễ.

Người H’Mông không có mẫu vẽ sẵn mà bằng trí nhớ, thêu ở mặt trái, hoa văn hiện lên ở mặt phải vải. Kỹ thuật tạo hình hoa văn trên vải của người H’Mông phản ánh cá tính, ước vọng của con người trong suốt chiều dài lịch sử phát triển.

Phan Kiên
TIN LIÊN QUAN

Festival trình diễn khèn Mông sẵn sàng đón khách về Yên Bái trẩy hội

Phan Kiên |

Festival trình diễn khèn Mông có 200 học sinh tham gia văn nghệ, 70 nghệ nhân múa khèn và hơn 1.000 người dân đồng diễn tại huyện Mù Cang Chải, Yên Bái.

Làn điệu dân ca níu chân khách ở Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Yên Bái

Đinh Đại |

Đến với Ngày hội văn hóa các dân tộc Yên Bái năm 2023, du khách được đắm mình cùng các làn điệu dân ca, dân vũ, trích đoạn lễ hội truyền thống.

Hội hoạ thổi hồn mới cho tờ giấy giang của người H’mông

HẢI AN |

Văn hoá nghệ thuật luôn gắn liền với văn hoá dân tộc như một cặp phạm trù có mối quan hệ mật thiết. Văn hoá nghệ thuật nảy sinh từ văn hoá dân tộc, đôi khi lại chắp cánh cho văn hoá dân tộc được phát triển dưới dạng thức mới. Câu chuyện về tờ giấy giang của người H’mông đã phản ánh rất rõ điều này.

Festival trình diễn khèn Mông sẵn sàng đón khách về Yên Bái trẩy hội

Phan Kiên |

Festival trình diễn khèn Mông có 200 học sinh tham gia văn nghệ, 70 nghệ nhân múa khèn và hơn 1.000 người dân đồng diễn tại huyện Mù Cang Chải, Yên Bái.

Làn điệu dân ca níu chân khách ở Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Yên Bái

Đinh Đại |

Đến với Ngày hội văn hóa các dân tộc Yên Bái năm 2023, du khách được đắm mình cùng các làn điệu dân ca, dân vũ, trích đoạn lễ hội truyền thống.

Hội hoạ thổi hồn mới cho tờ giấy giang của người H’mông

HẢI AN |

Văn hoá nghệ thuật luôn gắn liền với văn hoá dân tộc như một cặp phạm trù có mối quan hệ mật thiết. Văn hoá nghệ thuật nảy sinh từ văn hoá dân tộc, đôi khi lại chắp cánh cho văn hoá dân tộc được phát triển dưới dạng thức mới. Câu chuyện về tờ giấy giang của người H’mông đã phản ánh rất rõ điều này.