Vui xuân Yên Bái trẩy hội Gầu Tào của người H’Mông

Bảo Nguyên |

Yên Bái - Những ngày đầu xuân, người dân thường kéo về Trạm Tấu, tham dự lễ hội Gầu Tào để cầu sức khỏe, cầu phúc, cầu con cái.

Gầu Tào là lễ hội truyền thống của người H’Mông và được đồng bào ở huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái gìn giữ, duy trì đến ngày nay.

Năm nay, lễ hội sẽ chính thức khai mạc vào ngày 18.2.2024 (tức mùng 9 tháng Giêng Giáp Thìn) tại Sân vận động huyện Trạm Tấu. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc H’Mông, đồng thời thúc đẩy du lịch địa phương.

Theo quan niệm dân gian, lễ hội Gầu Tào là dịp để đồng bào H’Mông cầu cảm tạ thần linh, xin trời đất ban cho con cái, sức khỏe, may mắn để làm ăn và cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt...

“Người H’Mông chúng tôi, từ xa xưa khi gia đình có người ốm đau mãi không khỏi hoặc vợ chồng nhiều năm chưa có con, họ sẽ đi cúng quả đồi. Nếu khỏi bệnh tật, có con cái thì năm đầu tiên sẽ cúng một con gà, năm thứ hai cúng một con lợn, năm thứ ba cúng một con trâu. Lễ hội tổ chức nhằm tạ ơn thần núi, thần trời đã phù hộ gia đình...”, thầy cúng Mùa A Páo đã làm chủ lễ cho Lễ hội Gầu Tào rất nhiều năm nay ở Trạm Tấu chia sẻ.

Trong Lễ hội, cây nêu là biểu tượng chính, là “phần hồn” của sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống. Lễ hội gồm 2 phần chính là phần lễ và phần hội.

Điệu múa khèn truyền thống với những giai điệu đặc trưng hứa hẹn làm sôi động trong những ngày diễn ra lễ hội Gầu Tào. Ảnh: B.N
Điệu múa khèn truyền thống với những giai điệu đặc trưng hứa hẹn làm sôi động trong những ngày diễn ra lễ hội Gầu Tào ở Yên Bái. Ảnh: B.N

Phần lễ bắt đầu bằng việc chuẩn bị lễ vật cúng thần gồm cây nêu, gà trống, giấy gió… để tạ ơn trời đất, thần linh, thổ địa đã phù hộ độ trì cho dân bản cuộc sống ấm no, mùa màng bội thu, ngô lúa đầy nhà… Đây cũng là dịp để mọi người gặp gỡ giao lưu, vui chơi, hát các điệu hát giao duyên và cùng nhau múa khèn, mời nhau uống chén rượu đầu xuân.

Sau phần lễ là phần hội sẽ diễn ra đồng thời các trò chơi truyền thống như: lảy pao, đánh cầu lông gà, hát giao duyên, thi múa khèn và thi đấu các môn thể thao dân tộc như đánh quay, đẩy gậy, kéo co và giã bánh dày…

Theo bà Dương Phương Thảo, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Trạm Tấu, lễ hội Gầu Tào của đồng bào H’Mông năm 2024 sẽ là điểm đến du xuân hấp dẫn mọi du khách, là sự kiện văn hóa độc đáo, thiết thực góp phần bảo tồn, phục dựng các giá trị văn hóa truyền thống.

Ông Lý Kim Khoa, Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái cho biết, Gầu tào là lễ hội quan trọng nhất đối với người H’Mông ở Yên Bái, với mục đích để gia chủ cầu con và gắn với cộng đồng là cầu cho mùa màng tươi tốt, người yên vật thịnh.

Người H’Mông quan niệm “Con gái phải biết may vá, thuê thùa, con trai phải biết thổi khèn, múa khèn”. Thổi và múa khèn thể hiện sự tài hoa, khéo léo và sức mạnh của người đàn ông dân tộc H’Mông.

Vì thế, nhiều chàng trai H'Mông vừa đến lễ hội Gầu Tào vui xuân, vừa thể hiện tài năng múa khèn của mình.

Bảo Nguyên
TIN LIÊN QUAN

Kỳ công nghệ thuật vẽ bằng sáp ong của người H’Mông ở Yên Bái

Phan Kiên |

Yên Bái - Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người H’Mông vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Gầu Tào nơi cực Bắc Dào San có gì đặc biệt?

Thuận Thiên |

Lai Châu - Mỗi năm, tại lễ hội Gầu Tào nơi cực Bắc Dào San, đồng bào Mông lại trồng một cây nêu để mọi người đến cầu con, cầu phúc, cầu tài.

Người Mông vùng cao Hòa Bình xúng xính váy áo trẩy hội Gầu Tào

Khánh Linh |

Khi những bông hoa đào rừng bung nở nơi lưng chừng núi, người Mông ở 2 xã Hang Kia - Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình lại rộn ràng lễ hội Gầu Tào.

Kỳ công nghệ thuật vẽ bằng sáp ong của người H’Mông ở Yên Bái

Phan Kiên |

Yên Bái - Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người H’Mông vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Gầu Tào nơi cực Bắc Dào San có gì đặc biệt?

Thuận Thiên |

Lai Châu - Mỗi năm, tại lễ hội Gầu Tào nơi cực Bắc Dào San, đồng bào Mông lại trồng một cây nêu để mọi người đến cầu con, cầu phúc, cầu tài.

Người Mông vùng cao Hòa Bình xúng xính váy áo trẩy hội Gầu Tào

Khánh Linh |

Khi những bông hoa đào rừng bung nở nơi lưng chừng núi, người Mông ở 2 xã Hang Kia - Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình lại rộn ràng lễ hội Gầu Tào.