Du lịch nông nghiệp khu vực ĐBSCL: Vốn một núi, túi...chỉ một đồng

Lục Tùng |

Đó là thực trạng được nhiều đại biểu “gióng” lên tại hội thảo “Nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch nông nghiệp khu vực ĐBSCL” do Tổng cục Du lịch, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương phối hợp UBND tỉnh An Giang tổ chức vào sáng 01.10.2018 tại TP Long Xuyên.

Quang cảnh buổi hội thảo. Ảnh: Lục Tùng
Quang cảnh buổi hội thảo. Ảnh: Lục Tùng
Theo Tổng cục Du lịch, với ưu thế về tài nguyên thiên nhiên phong phú của hệ sinh thái vùng hạ lưu sông Mekong, kết hợp với tinh hoa văn hóa, lịch sử từ vùng đất cộng cư nhiều dân tộc anh em chung sốngđã tạo cho ĐBSCL lợi thế về sản phẩm du lịch độc đáo.
Mô hình du lịch khám phá hoa kiểng ở TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Lục Tùng
Mô hình du lịch khám phá hoa kiểng ở TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Lục Tùng
Trong đó, các hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù gắn với hệ sinh thái miệt vườn, sông nước đã trở thành sản phẩm chủ đạo để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch nông nghiệp được hiểu theo khái niệm là loại hình du lịch dựa trên nền tảng của hoạt động, không gian sản xuất nông nghiệp với quan điểm phát triển bền vững về môi trường sinh thái và văn hóa, đặc biệt là khu vực nông thôn. Tuy nhiên tại hội thảo, đại diện các địa phương trong khu vực thống nhất cho rằng du lịch nông nghiệp khu vực ĐBSCL phát triển chưa xứng tiềm năng.
Du lịch dã ngoại ở Vạn Hương Mai (Châu Phú - An Giang). Ảnh: Lục Tùng
Du lịch dã ngoại ở Vạn Hương Mai (Châu Phú - An Giang). Ảnh: Lục Tùng
Nhiều người còn ví von là “Vốn một núi, nhưng túi chỉ mới có một đồng”. Cụ thể là tăng trưởng khách, doanh thu, mức đầu tư, tính chuyên nghiệp chưa có được bước đột phá, tốc độ tăng trưởng còn thấp so các cùng khác. Thí dụ năm 2017, ĐBSCL đón 20 triệu lượt khách, tăng bình quân 9%, nhưng lượng khách lưu trú lại rất thấp, dẫn đến chi tiêu cũng thấp. Bình quân chỉ khoảng 22USD/khách/ngày, thấp hơn so mức bình quân của khách du lịch Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, như: Sản phẩm du lịch chưa hấp dẫn, còn đơn điệu về dịch vụ, thiếu tính chuyên nghiệp... còn phải kể đến những hạn chế do chính sách đầu tư, như nguồn nhân lực, kết nối giao thông thiếu và yếu. Vì vậy để hướng tới mục tiêu phát triển du lịch nông nghiệp một cách bền vững, theo các đại biểu cần tạo ra những sản phẩm du lịch chất lượng cao được làm ra bởi nguyên liệu và con người tại chỗ và mang bản sắc của nền văn hóa ĐBSCL.
Du lịch khám phá thiên nhiên hoang dã ở Rừng Tràm Trà Sư (Tịnh Biên - An Giang). Ảnh: Lục Tùng
Du lịch khám phá thiên nhiên hoang dã ở Rừng Tràm Trà Sư (Tịnh Biên - An Giang). Ảnh: Lục Tùng
Cụ thể là phải lựa chọn khu vực sản xuất, nuôi trồng sản vật mang đặc trưng địa phương trên cơ sở bảo tồn được phương thức canh tác truyền thống , đảm bảo được tiêu chí thân thiện với môi trường và an toàn về vệ sinh thực phẩm. Đồng thời kết nối với các hoạt động du lịch, bổ sung các dịch vụ tăng thêm, các giá trị vô hình để hình thành chuỗi sản phẩm du lịch.

Để làm được điều này, bên cạnh việc xác định sản phẩm nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh và tạo ra được sự khác biệt.., các địa phương cần chủ động xây dựng bản đồ du lịch với những quy hoạch có khả năng đáp ứng sản phẩm du lịch có giá trị cốt lõi, tránh nạn “trăm hoa đua nở” với những sản phẩm giống nhau. Trong đó cần chú trọng bảo tồn không gian văn hóa. Bên cạnh đó, cũng cần đầu tư đồng bộ, có hệ thống về đào tạo nguồn nhân lực, kết nối giao thông, tạo liên kết giữa các ngành, quản lý, kiểm soát chất lượng dịch vụ...

 
 
 
 
 Miền Tây mùa nước nổi - Ảnh: Trần Anh Tuấn 
Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Nét tương đồng giữa những đồi chè Mộc Châu và Trung Mang

Thanh Hải |

Cách Hà Nội đến 200km, nhưng cao nguyên Mộc Châu luôn đông nghẹt du khách từ thủ đô đổ về. Sức hút mãnh liệt của vùng thảo nguyên đầy cỏ hoa, không khí mát lành còn có những đồi chè xanh bát ngát.

Bảo tồn thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế như thế nào?

Hoàng Văn Minh |

Sau khi được vinh danh là Di sản ký ức thế giới, vấn đề đặt ra là hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế sẽ được gìn giữ, bảo tồn như thế nào?

Về một thung lũng Đường Hoa không có… hoa

Từ Ân |

Đôi khi người ta hay vương vấn về một cái tên. Ví như ơ xã Quảng Long, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh có một địa danh nghe rất thơ và gợi là “thung lũng Đường Hoa” cứ làm tôi nhớ mãi. 

Cây đa con nai trên bán đảo Sơn Trà

HOÀNG VINH |

Nằm khuất sâu trong một cánh rừng trên bán đảo Sơn Trà, cây đa con nai là một trong những điểm đến khá thú vị với những du khách thích mạo hiểm khi lên bán đảo.

Mai một nghề chiếu Cẩm Nê

XUÂN HẬU |

Làng Cẩm Nê (xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) nổi tiếng với nghề dệt chiếu truyền thống từ bao đời. Vậy mà, đến nay, làng chiếu Cẩm Nê chỉ còn duy nhất cụ bà Phan Thị Đào (81 tuổi, làng Cẩm Nê, xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) còn làm nghề.

Có một Himalayas giữa lòng Sài Gòn: Những câu chuyện “gieo duyên”

Hoàng Văn Minh |

Om Himalayas giữa lòng Sài Gòn không đơn thuần là một không gian văn hóa Tạng mà còn là những câu chuyện của sự gieo duyên. Và đây chính là điều tạo khác biệt giữa Om Himalayas và những không gian văn hóa Tạng khác ở Việt Nam.

Trao tặng 250 triệu đồng cho bệnh nhân ung thư Đà Nẵng

T. TRANG |

Trong tháng 9 vừa qua, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã tổ chức trao tặng 200 suất quà cho 200 bệnh nhân mắc bệnh ung thư đang điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng.

Vườn Trăng trong tâm tưởng

Hoàng Văn Minh |

“Chào mừng trở về với Vườn Trăng. Bạn vừa giao dịch xong một đơn hàng hạnh phúc, kèm rất nhiều nụ cười và niềm vui” -  tôi luôn nghĩ vậy  bằng lời của họa sĩ Jacqueline Chen, tác giả của bộ 13 bức vẽ ngộ nghĩnh, đáng yêu với thông điệp: Thái độ của mỗi chúng ta quyết định chúng ta có được hạnh phúc hay không - mỗi khi cầm trên tay cái vé tàu xe đi từ đâu đó bất kỳ quay về Huế.