Tưng bừng Lễ hội Katê của đồng bào Chăm tại Ninh Thuận

Hữu Hà |

Ngày 9.10 (mồng 1 tháng 7 Chăm lịch), tại Tháp Pô-Klong-Grai, TP. Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận), Lễ hội Katê 2018 của đồng bào Chăm theo đạo Bà-la-môn đã chính thức diễn ra, thu hút hàng nghìn người Chăm khắp nơi đến các đền tháp về hành hương. 

Đây là dịp để đồng bào Chăm đến viếng và dâng lễ tại các đền, tháp Chăm, nhằm tỏ lòng biết ơn các vị thần, tổ sư đã dạy nghề; đồng bào Chăm mong cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, giúp bà con có cuộc sống ngày càng sung túc.

Đồng bào Chăm đến viếng và dâng lễ tại đền Tháp Pô-Klong-Grai.
Đồng bào Chăm đến viếng và dâng lễ tại đền Tháp Pô-Klong-Grai.

Katê là một lễ hội dân gian đặc sắc và độc đáo, được bắt đầu bằng Lễ hội rước y trang của các vị thần: Pô Inư Nưgar, Pô Klong Garai, Pô Rômê… Lễ rước y trang lên Tháp Pô Klong Garai bắt đầu từ sáng sớm ngày mùng 1 tháng 7 lịch Chăm.

Lễ rước y trang tại đền thờ Pô Inư Nưgar.
Lễ rước y trang tại đền thờ Pô Inư Nưgar.

Đến với lễ hội Katê, du khách sẽ được hòa mình cùng những cô gái Chăm duyên dáng với trang phục áo dài truyền thống của phụ nữ Chăm bằng các điệu múa Ap-sa-ra, múa quạt hòa quyện với âm thanh độc đáo, đặc sắc của tiếng trống Pa-ra-nưng, tiếng kèn Sa-ra-nai réo rắt và thưởng thức những món ăn đặc trưng của người Chăm mà chỉ có vào dịp Lễ hội Katê.

Những cô gái Chăm duyên dáng với trang phục áo dài truyền thống.
Những cô gái Chăm duyên dáng với trang phục áo dài truyền thống.

Phát biểu khai mạc lễ hội, ông Trần Quốc Nam-Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Những năm qua, cùng với việc bảo tồn, phát huy những giá trị đẹp của lễ hội Katê, đồng bào Chăm của tỉnh đã cùng góp phần với Đảng, Nhà nước xây dựng quê hương Ninh Thuận ngày càng giàu đẹp, văn minh; xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống.

Phụ nữ chăm độc đáo với điệu múa quạt.
Phụ nữ chăm độc đáo với điệu múa quạt.

Sau khi kết thúc phần lễ tại các đền, tháp, đồng bào Chăm mở hội vui chơi ở các thôn, làng. Lễ hội Katê là dịp nhắc nhở đồng bào Chăm luôn tôn trọng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kể trồng cây”. Cũng như luôn nhớ ơn Bác Hồ kính yêu, Đảng, Nhà nước đã mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho toàn dân tộc.

Lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận tặng quà chúc mừng Lễ hội katê năm 2018.
Lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận tặng quà chúc mừng Lễ hội katê năm 2018.
Hữu Hà
TIN LIÊN QUAN

Từ Hwaseong nhớ về thành Nhà Hồ

Thanh Hải |

Cái nắng lạnh của trời thu xứ Kim Chi dường như làm mềm lòng người. Có lẽ vậy mà câu chuyện truyền thuyết về "TP của lòng hiếu thảo" mang cảm giác ngọt lành cho du khách đang thưởng ngoạn chốn này. Nhưng tôi chợt buồn, nhớ về thành cổ Nhà Hồ hắc hiu ở xứ mình.

Lễ hội truyền thống kỷ niệm 150 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh: Nhiều sắc màu, giàu ý nghĩa

Lục Tùng |

Trong 03 ngày 5 – 7.10 (nhằm ngày 26,27 và 28. 9 âm lịch), tỉnh Kiên Giang long trọng tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 150 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868-2018). Với nhiều hoạt động mới, sáng tạo, lễ hội năm nay không chỉ mang lại nhiều sắc màu văn hóa, mà còn gieo lời nhắc nhớ giàu ý nghĩa cho thế hệ hôm nay và mai sau về lòng yêu quê hương, tinh thần kiên cường bảo vệ Tổ quốc.

Làng Sen-quê Bác, điểm đến của niềm tin yêu

HOÀNG VIỄN CHINH |

Làng Sen thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn ( Nghệ An ) là nơi cất khóc tiếng khóc chào đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thời cũng là nơi sinh sống thời niên thiếu của Bác. Nơi đây còn lưu giữ nhà tranh thân thương mộc mạc, ao sen, những ký ức thiêng liêng gắn liền với gia đình, tuổi thơ của Bác Hồ.

Có một Pù Luông hoang sơ đầy mê đắm

Quách Du |

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông với những thắng cảnh được ví như một “Sa Pa” thu nhỏ tại Thanh Hóa. Nơi đây, hoang sơ, mát lành và một khung cảnh thiên nhiên đầy thơ mộng, làm "mê lòng" bất kể du khách nào khi tìm về đây để trải nghiệm.

Kiên Giang: 3 hoạt động mới đầy ý nghĩa trong ngày khai lễ 150 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh

Lục Tùng |

Ngày 5.10, Kiên Giang bước vào ngày đầu trong chuỗi sự kiện lễ kỷ niệm 150 năm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh (1868 -2018) diễn ra trong 3 ngày (5-7.10.2018). Trong đó có 3 hoạt đông hoàn toàn mới và đầy ý nghĩa. Đó là thăm viếng, dâng hương mộ cụ Lâm Quang Ky, cụ Huỳnh Mẫn Đạt và khánh thành 2 bia kỷ niệm nơi cụ Nguyễn Trung Trực đánh chiếm đồn Kiên Giang và nơi cụ bị giặc hành hình trước khi lập 2 chiến công oai hùng: đốt tàu giặc trên vàm Nhật Tảo (Long An), chiếm và làm chủ đồn Kiên Giang trong nhiều ngày liền.

Di tích Nguyễn Trung Trực – nét đẹp của sự đa dạng văn hóa

Lục Tùng |

Đến với Di tích Mộ và đình Nguyễn Trung Trực, du khách không chỉ cảm nhận được không gian thanh tịnh, cảm giác tôn nghiêm, thành kính... mà còn được thắp lên ngọn lửa tự hào từ cuộc đời chiến đấu anh dũng của vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực.
 

Đà Nẵng dự kiến làm đường đi bộ, đạp xe xuyên qua các resort dài 10 km

XUÂN HẬU |

Ngày 3.10, Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng cho biết, Viện Quy hoạch Xây dựng đã đề xuất phương án xây dựng lối xuống đi bộ kết hợp xe đạp dọc bãi cát ven biển từ khách sạn Holiday Beach đến tỉnh Quảng Nam với chiều dài khoảng 10 km.

Thêm đường bay quốc tế mới giữa Việt Nam - Hàn Quốc

XUÂN HẬU |

Sắp đến, hãng hàng không Vietjet sẽ mở đường bay Phú Quốc - Seoul. Đường bay mới bắt đầu khởi hành từ tháng 12 sẽ kết nối hai thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam và Hàn Quốc.