Chia sẻ của giáo viên mầm non về những áp lực vô hình trong nghề

YẾN PHƯƠNG - PHONG LINH |

Xã hội càng phát triển, các yêu cầu về giáo dục càng cao, đòi hỏi người giáo viên mầm non phải có những sự đầu tư nhất định. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, đôi khi giáo viên cũng chưa đáp ứng được kì vọng của phụ huynh và xã hội. Chính vì vậy, họ có những áp lực và dẫn đến nghỉ việc nhiều.

Những áp lực vô hình

Chia sẻ với chúng tôi về đặc thù công việc của mình, chị Lưu Mỹ Cầm - giáo viên tại Trường Mầm non 2 Tháng 9 (Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) - cho biết, thời gian làm việc của giáo viên mầm non dường như chiếm hết thời gian trong ngày. Sáng phải có mặt ở trường từ 6h30 để làm các công việc dọn dẹp vệ sinh, chuẩn bị chào đón các bé. Buổi trưa thì trực cho các bé ngủ. Buổi chiều phải đợi sau giờ tan làm của phụ huynh, họ mới đến đón bé về.

Chị Lưu Mỹ Cầm chăm sóc và vui đùa cùng các bé. Ảnh: Phong Linh
Chị Lưu Mỹ Cầm chăm sóc và vui đùa cùng các bé. Ảnh: Phong Linh

Suốt 5 năm gắn bó với nghề, điều khiến chị chạnh lòng nhất là bản thân có thể dạy dỗ, chăm sóc tất cả các bé ở trường cả ngày nhưng lại không có thời gian chăm sóc, chơi đùa cùng con trai của mình.

“Con trai tôi năm nay đã lên lớp 3, nhưng tôi chưa được một lần tự tay đưa đón con đi học. Trường, lớp của con nằm ở đâu, cô giáo của con như thế nào tôi cũng không biết. Thường ngày, ba và ông ngoại thay phiên đưa bé đến trường. Tôi chỉ có thể trao đổi, giao tiếp với cô giáo của bé qua số điện thoại hoặc Zalo, chứ chưa được gặp trực tiếp bao giờ” - chị Cầm nói mà nước mắt rưng rưng.

Theo chị Cầm, mặc dù công việc chiếm nhiều thời gian và công sức như vậy, nhưng hiện nay giáo viên mầm non lại phải chịu áp lực lớn từ rất nhiều phía.

Riêng trong dịp đầu năm học, việc xa ba mẹ, xa gia đình khiến trẻ lạ lẫm và khóc nhiều. Mỗi bé là một cá thể riêng, có những bé rất ngoan, nhưng cũng có một số bé hơi hiếu động nên giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc hướng dẫn và dạy dỗ.

Chị Mỹ Cầm dỗ dành các bé khóc khi xa ba mẹ trong dịp đầu năm học. Ảnh: Phong Linh
Chị Mỹ Cầm dỗ dành các bé khóc khi xa ba mẹ trong dịp đầu năm học. Ảnh: Phong Linh

Bên cạnh đó, áp lực từ phía phụ huynh, nhiều phụ huynh đặt yêu cầu cao cho cô giáo, buộc phải dạy để con họ đạt được những điều gì, đôi khi những điều đó cao hơn so với năng lực của các bé.

Đặc biệt, trước những dư luận xã hội hiện nay về bạo hành trẻ em, vô tình làm ảnh hưởng chung đến tâm lý của các cô giáo mầm non. Giáo viên không chỉ chịu áp lực từ việc giảng dạy và giữ trẻ, mà còn bị áp lực bởi phải tạo tâm lý an tâm cho phụ huynh.

Chị Cầm nói thêm, còn về mức lương, so ra để trang trải cho cuộc sống thì rất thấp, phụ cấp cũng không được cao. Chỉ có những người rất yêu nghề mới có thể vượt qua được những khó khăn để tiếp tục gắn bó.

Kì vọng vào Luật Nhà giáo

Bà Dương Thị Mai Trâm - Hiệu trưởng Trường Mầm non 2 Tháng 9 (Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) cho rằng, hiện nay, xã hội càng phát triển, các yêu cầu về giáo dục càng cao, đòi hỏi người giáo viên mầm non phải có những sự đầu tư nhất định. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng có những đòi hỏi về chất lượng giáo dục. Nhưng do nhiều nguyên nhân, đôi khi một số giáo viên cũng chưa đáp ứng được kì vọng của phụ huynh. Chính vì vậy, họ có những áp lực và dẫn đến nghỉ việc rất nhiều.

Công việc của giáo viên mầm non phải chịu nhiều khó khăn hơn các bậc học khác. Ảnh: Phong Linh
Công việc của giáo viên mầm non phải chịu nhiều khó khăn hơn các bậc học khác. Ảnh: Phong Linh

Theo bà Mai, giáo viên mầm non phải chịu nhiều khó khăn hơn so với những bậc học khác, bởi vì tuổi của các bé còn rất nhỏ.

“Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn vấn đề dư luận xã hội đối với giáo viên mầm non, chính vì những điều đó khiến họ bị chạnh lòng và khó vượt qua hơn. Riêng tại trường Mầm non 2 Tháng 9 này cũng đã có những trường hợp giáo viên xin nghỉ việc, một phần vì đồng lương, phần nhiều lại vì không chịu nổi áp lực công việc, áp lực của phụ huynh và dư luận xã hội”, bà Trâm nói.

Bà Trâm thông tin, hiện nay, toàn ngành mầm non đang rất chờ đợi vào Luật Nhà giáo sắp ra đời, bà mong rằng sẽ có những văn bản chính thức làm sao để tạo các quyền lợi hợp lý và chính đáng của người giáo viên mầm non, giúp họ có điểm tựa, có niềm tin, không suy nghĩ những điều tiêu cực khi xảy ra các vấn đề bạo hành hay tai nạn trẻ tại trường

Đồng thời, bà cũng kì vọng rất nhiều về vị trí và vai trò của giáo viên mầm non sẽ được quan tâm nhiều hơn. Mong sẽ có chính sách tốt hơn về các chế độ tiền lương, phụ cấp, nhằm tạo động lực cho tất cả các giáo viên để giữ chân họ ở lại, và tạo điều kiện tốt nhất cho bậc học mầm non trong tương lai gần.

YẾN PHƯƠNG - PHONG LINH
TIN LIÊN QUAN

Các trường mầm non, tiểu học Cần Thơ chủ động phòng đau mắt đỏ cho trẻ

PHONG LINH - YẾN PHƯƠNG |

Trước tình hình bệnh đau mắt đỏ tăng nhanh tại TP Hồ Chí Minh, các trường học tại TP Cần Thơ, đặc biệt là các trường mầm non và tiểu học đã chủ động phòng ngừa bệnh nhằm ngăn nguy cơ bùng dịch.

Ngày tựu trường của ngôi trường nghèo ở Cần Thơ

Tạ Quang |

Cần Thơ - Đặc thù là vùng ven, gia đình học sinh còn nhiều khó khăn nên ngày tựu trường không được nhộn nhịp như các trường ở trung tâm TP Cần Thơ.

Giáo viên mầm non mệt mỏi vì quá nhiều áp lực

QUANG ĐẠI |

Bên cạnh công việc chăm sóc, giáo dục trẻ em cả ngày rất mệt mỏi và áp lực, giáo viên mầm non còn vất vả vì thực hiện rất nhiều loại hồ sơ, sổ sách, tham gia các cuộc thi và hoạt động phong trào.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Người dân ở Hoài Đức phải khám da liễu hàng tháng vì thiếu nước sạch

KHÁNH AN |

Suốt 6 năm qua, hàng tháng, vợ chồng anh Nguyễn Đình Minh (Hoài Đức, Hà Nội) đều đưa các con đi khám da liễu vì không có nước sạch sử dụng.