Chủ tịch Hồ Chí Minh - tấm gương vĩ đại về khuyến học

Ngô Hữu Lễ - Chủ tịch LĐLĐ huyện Chợ Mới (An Giang) |

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ tài ba, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa…, mà còn là một nhà giáo dục, một tấm gương khuyến học. Nhân kỷ niệm 27 năm Ngày Khuyến học Việt Nam (2.10.1996 – 2.10.2023), xin bày tỏ vài cảm nghĩ về Chủ tịch Hồ Chí Minh - tấm gương khuyến học.

Nhà khuyến học vĩ đại

Có thể nói Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của nhà giáo dục, tấm gương khuyến học vĩ đại. Sinh thời, Bác thường xuyên kêu gọi, khuyến khích và đưa ra phương cách gợi mở cho mọi người học tập hiệu quả, thiết thực nhất.

Người từng khẳng định: “Một dân tộc dốt là dân tộc yếu” và học tập là “để nước mạnh, dân giàu, nhân dân nước ta thoát khỏi kiếp nô lệ, nghèo đói, lạc hậu, giữ vững chủ quyền an ninh của Tổ quốc”. Vì thế, Người động luôn viên cán bộ, đảng viên, mọi tầng lớp nhân dân và thanh niên, học sinh, sinh viên phải phát huy truyền thống “hiếu học” của dân tộc để nuôi dưỡng chí ham học, kiên trì học tập để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà”.

Từ đúc kết: “Người có học, mới tiến bộ, càng học, càng tiến bộ…”, Bác kỳ vọng và căn dặn lực lượng nhà giáo, những người giữ vai trò cốt lõi của quá trình dạy học “phải gắng công học tập suốt đời để tiến bộ và hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang mà Đảng, Nhà nước và nhân dân trao cho”.

Vĩ đại hơn, không chỉ kêu gọi, Người còn chỉ ra cho cán bộ, nhân dân về tinh thần và thái độ học tập. Bác viết: “Không bao giờ tự mãn, cho là giỏi rồi thì dừng lại, mà dừng lại là lùi bước, là lạc hậu, mình tự đào thải mình trước”.

Bác cũng khẳng định, học không phải chỉ học chữ, ngồi trên ghế nhà trường, mà học mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện. Và cần học nhiều nội dung, lĩnh vực từ chính trị, học văn hóa, học kỹ thuật, học nghiệp vụ, ngoài cách học ở trường, ở lớp, học trên sách báo... Nhưng quan trọng hơn là học phải đi đôi với hành. Và Người cũng chỉ rõ cách học. Theo đó, cách học tốt nhất và ai cũng có thể tham gia hàng ngày, đó là học ngay trong thực tế, học ngay từ những người, những tổ, những đơn vị tiên tiến ngay cạnh bên mình, trong đơn vị mình…

Tấm gương suốt đời học tập

Cuộc đời và hành trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương “suốt đời học tập”. Ngay từ nhỏ, Người đã bộc lộ tính ham học. Vốn thông minh và giàu lòng yêu nước, sau khi nghe nói đến: Tự do, Bình đẳng, Bác ái của Cách mạng Tư sản Pháp, Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.

Một góc Nhà sàn Bác Hồ tại TP Cao Lãnh (Đồng Tháp). Ảnh: Lâm Điền
Nhà sàn Bác Hồ tại TP Cao Lãnh (Đồng Tháp). Ảnh: Lâm Điền

Từ những năm 1911-1923, để tìm hiểu, để học tập và hoạt động cách mạng, Người đã đến nhiều quốc gia trên thế làm nhiều nghề từ phụ bếp, quét tuyết, phục vụ khách sạn… Trong những năm tháng này, Người tự đọc sách để nghiên cứu lý luận và thực tiễn cách mạng và tìm ra con đường đến với chủ nghĩa Mác ‐ Lênin. Từ 1933-1938, Người trở lại Liên Xô và kiên trì học tập, nghiên cứu phương pháp cách mạng để chuẩn bị về nước lãnh đạo Cách mạng Việt Nam.

Đặc biệt sau Cách mạng tháng Tám 1945 cho đến lúc Người qua đời, dù bận với công việc của lãnh đạo tối cao của Đảng, Nhà nước, nhưng Người vẫn luôn thường xuyên học tập. Chính điều này đã góp phần bồi đắp tài, đức để lãnh đạo Cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Bác viết: “Bác thường nghe nói có đồng chí mới chỉ có 40 tuổi mà đã cho mình là già, nên ít chịu học tập. Nghĩ như vậy là không đúng, 40 tuổi chưa phải là già, Bác đã 76 tuổi, nhưng Bác vẫn cố gắng học thêm”.

Bác Hồ là tấm gương đạo đức “Học tập suốt đời”. Kính yêu Bác, thế hệ hôm nay, nhất là cán bộ Công đoàn, đoàn viên, phải nỗ lực học tập thường xuyên để tiến bộ kịp với sự phát triển thời đại, của đất nước và hội nhập quốc tế.

Ngô Hữu Lễ - Chủ tịch LĐLĐ huyện Chợ Mới (An Giang)
TIN LIÊN QUAN

Ra mắt chương trình truyền hình "Khuyến học - hành trình tri thức"

Hải Đăng |

Ngày 28.9, tại Hà Nội, Hội Khuyến học Việt Nam đã tổ chức ra mắt chương trình truyền hình “Khuyến học - hành trình tri thức”.

Bộ Nội vụ trả lời về kinh phí hoạt động và chế độ lương của Hội Khuyến học cấp xã

Ái Vân |

Theo Bộ Nội vụ, việc giải quyết chế độ, chính sách đối với lãnh đạo chuyên trách các hội ở địa phương, trong đó có Hội Khuyến học xã, phường, thị trấn thuộc thẩm quyền của địa phương do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật và phù hợp tình hình thực tế ở từng địa phương.

Tạp chí điện tử Công dân & Khuyến học tuyển dụng Tổng/Phó Tổng Thư ký

Phóng viên |

Tạp chí điện tử Công dân & Khuyến học tuyển dụng 1 Tổng Thư ký Tòa soạn, 1 Phó Tổng Thư ký Tòa soạn, 3 biên tập viên, 7 phóng viên đa phương tiện (làm việc tại Hà Nội).

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.