Đã đến lúc cơ quan quản lý vào cuộc về liêm chính khoa học

Vân Trang |

Đã đến lúc cơ quan quản lý Nhà nước phải vào cuộc về liêm chính để tạo môi trường khoa học, công nghệ lành mạnh - đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái tại Hội thảo khoa học về liêm chính trong nghiên cứu diễn ra ngày 19.12.

Nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao vị thế quốc gia

Hội nghị do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức.

Phát biểu đề dẫn tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Văn Phúc nhận định: Trong 10 năm trở lại đây, một trong các kết quả nổi bật của hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là số lượng công bố khoa học trên các tạp chí uy tín quốc tế đã gia tăng mạnh mẽ, thể hiện sự đóng góp của các nhà khoa học Việt Nam trong việc phát triển nền tri thức của nhân loại, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao vị thế và tiềm lực khoa học và công nghệ của quốc gia.

Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Bộ GDĐT
Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Bộ GDĐT

Cụ thể, theo cơ sở dữ liệu của Elsevier, tổng số công bố khoa học của Việt Nam trong danh mục Scopus năm 2013 là khoảng 3.800 bài và năm 2022 là gần 18.500 bài, tăng khoảng 5 lần, đưa xếp hạng của Việt Nam lên đứng thứ 5 trong khu vực ASEAN, đứng thứ 12 Châu Á và thứ 45 trên thế giới về số lượng công bố quốc tế trên Scopus. Số lượng công bố quốc tế này góp phần đưa chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam năm 2022 xếp thứ 48/132 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng; xếp thứ 4 trong Đông Nam Á và xếp thứ 2 trong các quốc gia có mức thu nhập bình quân thấp (sau Ấn Độ).

“Sự tăng trưởng mạnh mẽ của các công bố quốc tế trong những năm gần đây, bên cạnh những đóng góp tích cực như đã nêu cũng đang đặt ra một số vấn đề cần quan tâm, giải quyết đối với các nhà quản lý, các tổ chức khoa học và công nghệ cũng như cộng đồng và cá nhân các nhà khoa học, trong đó nổi lên các tranh luận về liêm chính trong nghiên cứu khoa học” - Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc nêu vấn đề.

Việt Nam không phải là “hoang mạc” về liêm chính khoa học

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội - nêu quan điểm: Việc quy định về liêm chính trong nghiên cứu khoa học và trong học thuật là cần thiết phải bàn để đưa ra một khung và hoàn thiện dần dần. Mục đích liêm chính là cần hướng tới sự lành mạnh, trước hết con người cần ý thức được liêm chính trong đạo đức, hành vi của mình. Bên cạnh đó cũng cần tránh việc lợi dụng liêm chính để làm tổn thương các nhà khoa học.

Còn theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái, liêm chính khoa học liên quan đến đội ngũ trí thức, nhà giáo; do đó khi chưa có điều tra, minh chứng thì chưa được nêu tên, làm ảnh hưởng đến từng nhà khoa học, tập thể khoa học.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái. Ảnh: Bộ GDĐT
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Hồng Thái. Ảnh: Bộ GDĐT

Đề xuất một số việc cần làm trong thời gian tới, Thứ trưởng Trần Hồng Thái nhấn mạnh, trước mắt, các đơn vị quản lý nhà nước khẩn trương nghiên cứu đề xuất thể thức văn bản hướng dẫn, đôn đốc để các trường đại học, viện nghiên cứu thực hiện các quy chế, quy định về liêm chính.

Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ GDĐT sẽ nghiên cứu để sớm có cơ sở dữ liệu về khoa học công nghệ, tạo tài nguyên cho quản lý nhà nước. Đồng thời sẽ nghiên cứu xem xét tiêu chí giám sát các tạp chí và định hướng phát triển hệ thống tạp chí khoa học trong nước.

“Đã đến lúc cơ quan quản lý Nhà nước phải vào cuộc về liêm chính và công bố. Cố gắng tạo ra môi trường khoa học, công nghệ lành mạnh” - Thứ trưởng Trần Hồng Thái nói.

Vân Trang
TIN LIÊN QUAN

Sắp xếp đơn vị hành chính phải quyết tâm cao, làm khoa học

Phạm Đông |

Các chuyên gia và đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã cần xét đến các yếu tố đặc thù; không cào bằng, mang tính hình thức, định lượng mà ưu tiên sự ổn định, phát triển của kinh tế - xã hội. Do đó, cần phải giải pháp quyết liệt, kịp thời, chủ động, linh hoạt trong việc sáp nhập các đơn vị hành chính.

Những ngôi sao khoa học đang lên của Việt Nam

Hoàng Văn Minh |

Việt Nam có 5 nhà khoa học được xướng tên trong bảng xếp hạng “Những ngôi sao khoa học đang lên” năm 2023 của thế giới.

PGS Đinh Công Hướng bán chất xám mưu sinh không phi liêm chính khoa học

Lê Thanh Phong |

PGS.TS Đinh Công Hướng bán nhiều bài nghiên cứu để cải thiện thu nhập được dư luận quan tâm. Có người lên tiếng cho rằng như vậy là không liêm chính khoa học; có ý kiến ngược lại, bởi vì nhà khoa học cũng phải lo chuyện mưu sinh.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

VĐV bóng chuyền Nguyễn Thị Xuân và sự bền bỉ ở tuổi U40

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 181 có buổi trò chuyện với chủ công Nguyễn Thị Xuân về hành trình gắn bó với bóng chuyền cũng như dự định trong tương lai của tay đập 38 tuổi.