Đủ kiểu "phá rào" đón học sinh tới lớp tại Hà Nội

Tường Vân - Thiều Trang |

Trước thực trạng Hà Nội đóng cửa trường học, giáo viên không có thu nhập, phụ huynh phải đi làm không ai trông con, nhiều người đã “xé lẻ” lớp học thành từng nhóm nhỏ, nhận trông trẻ, dạy học tại nhà riêng,... tạo thành trào lưu "phá rào" đón học sinh đến lớp.

Từ thực tế...

Từ cuối tháng 4, đầu tháng 5.2021, trường học trên toàn thành phố Hà Nội tạm đóng cửa để ưu tiên nhiệm vụ phòng chống dịch. Điều này ảnh hưởng đến không ít giáo viên, đặc biệt giáo viên mầm non ở các trường tư thục. Nhiều người phải gác phấn bảng tìm việc mưu sinh, thậm chí bỏ nghề về quê kiếm kế sinh nhai.

Không chỉ giáo viên chật vật với nỗi lo cơm áo, gạo tiền, phụ huynh cũng khốn khổ bởi gần 1 tháng nay, các công ty, doanh nghiệp đã mở cửa trở lại nhưng trường học vẫn đóng cửa.

“Đã có rất nhiều vụ việc thương tâm xảy ra trong quá trình trẻ học online. Vậy nên, tôi không thể yên tâm để con ở nhà một mình. 2 vợ chồng tôi chấp nhận chia nhau nghỉ làm và kể cả bị đuổi việc bởi sự an toàn của con vẫn là trên hết” – một phụ huynh tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội bày tỏ sự lo ngại.

... trào lưu “phá rào” đến trường

Xuất phát từ nguyện vọng, nhu cầu thực tế của phụ huynh, giáo viên, lãnh đạo Trường Liên cấp Mầm non - Tiểu học - THCS Capitole (Sóc Sơn, Hà Nội) đã “phá rào” đón học sinh trở lại trường học.

Tại các cơ sở giáo dục khác trên địa bàn thành phố, trong thời gian chờ quyết định từ cấp trên, nhiều giáo viên, phụ huynh buộc phải nghĩ ra các giải pháp để thích ứng với tình hình mới. Một trong số đó là “xé lẻ” lớp học thành từng nhóm nhỏ, nhận trông trẻ, dạy học tại nhà riêng.

 
 
"Tìm lớp học mùa dịch", "Nhận trông trẻ tại nhà", "Gom học sinh lớp 1",... từ phụ huynh và giáo viên rải khắp các quận huyện của Hà Nội.

Ghi nhận của phóng viên Lao Động, trên nhiều hội nhóm, các trang mạng xã hội, không khó để bắt gặp thông tin "Tìm lớp học mùa dịch", "Nhận trông trẻ tại nhà", "Gom học sinh lớp 1",... từ phụ huynh và giáo viên rải khắp các quận, huyện của Hà Nội.

Trong vai là phụ huynh có nhu cầu gửi trẻ, phóng viên liên lạc với 1 người tên Nguyễn T - tự xưng là giáo trên địa bàn quận Hai Bà Trưng đang mở lớp trông trẻ. Người này cho biết, nhiều phụ huynh có nguyện vọng gửi con để an tâm đi làm và giáo viên cần kiếm thêm thu nhập để trang trải cho cuộc sống nên lớp học được mở ra.

“Tôi nhận trông 7 bạn từ 2-5 tuổi/ 1 lớp và hiện tại đã có 6 con tham gia. Thời gian đón các con từ 7h30 - 5h30, từ thứ 2 đến thứ 7, học phí là 2.600.000 đồng/ tháng, bao gồm 2 bữa ăn trưa và chiều” - người này cho biết.

Đặc biệt, khi được hỏi về quy định phòng, chống dịch, người này khẳng định đón trẻ an toàn, đảm bảo phòng học rộng rãi, đáp ứng đủ điều kiện phòng dịch.

Phụ huynh trên đường đưa con đến các lớp học vào đầu giờ sáng. Ảnh: Thiều Trang.
Phụ huynh trên đường đưa con đến các lớp học vào đầu giờ sáng. Ảnh: Thiều Trang.

Để tìm hiểu rõ hơn, phóng viên đã theo chân phụ huynh đến những con hẻm nhỏ trên các trục đường Cầu Giấy, Giải Phóng, Trần Khát Chân,... Đầu giờ sáng, phụ huynh kiên nhẫn di chuyển qua nhiều ngách nhỏ, gửi con tại nhà của giáo viên.  Giờ tan tầm, phụ huynh vội vã đến đón học sinh về.

Cần có giải pháp kịp thời

Là người trực tiếp chứng kiến những câu chuyện "dở khóc dở cười" của giáo viên trường tư, một giáo viên tại Cầu Giấy (Hà Nội) chia sẻ:

“Tôi đã từng chứng kiến nhiều bạn đồng nghiệp do dịch bệnh không có thu nhập phải bỏ nghề về quê sinh sống. Số ít còn lại cố bám trụ tại Hà Nội bằng cách mở lớp trông các nhóm từ 3-4 trẻ tại nhà trọ hoặc đến tận nhà phụ huynh trông hộ.

Phụ huynh đa số đều phải đi làm, không có ai trông con. Vì vậy, họ chấp nhận rủi ro khi gửi con đến các nhóm trẻ trong thời điểm dịch bệnh. Cực chẳng đã mới phải làm vậy, nếu không đi làm sẽ không có tiền lo chi phí sinh hoạt”.

Sau thời gian dài học trực tuyến, nhiều phụ huynh tại Hà Nội phải thốt lên "các con trầm cảm mất thôi" khi chứng kiến con trẻ không được trải nghiệm, không giao tiếp và không có bất cứ hoạt động tập thể nào.

Nhu cầu được trở lại trường, được phát triển toàn diện, là mong mỏi của không chỉ học sinh, mà cả phụ huynh và giáo viên lúc này.

Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, Hà Nội vẫn chưa chốt cụ thể thời gian học sinh trở lại trường học. Bất chấp lệnh cấm của thành phố, rất nhiều lớp học tự phát vẫn đang được tổ chức, tạo thành trào lưu "phá rào" đưa trẻ đến lớp.

Tường Vân - Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

"Phá rào" cho học sinh đi học: Từ vi phạm đến tư duy dám làm dám chịu

Nhóm PV |

Trong khi Hà Nội vẫn chưa mạnh dạn “mở cửa”, chưa chốt thời gian học sinh, sinh viên có thể trở lại trường, thì có một trường học ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã “phá rào”, cho học sinh được đến trường sớm. Câu chuyện này đã gây chú ý trong suốt thời gian qua. Trong chương trình ngày hôm nay, mời quý vị cùng lắng nghe những chia sẻ của 3 vị khách mời TS Hoàng Ngọc Vinh, Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT; Bà Nguyễn Thị Hiếu – Chủ Trường mầm non Ánh mặt trời 1 và bà Bùi Thị Hà – Chủ Trường mầm non Gấu trúc, Hà Nội, liên quan đến câu chuyện “phá rào”, những giải pháp để linh hoạt thích ứng an toàn với COVID-19.

Lãnh đạo “phá rào” cho học sinh đến trường bị xử lý, phụ huynh phản đối

Đặng Chung - Vân Trang |

Thừa nhận có sự việc Trường Liên cấp Mầm non - Tiểu học - THCS Capitole cho học sinh trở lại trường sớm, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết, sẽ mời hiệu trưởng lên làm việc và xử lý nghiêm. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lại ủng hộ việc mạnh dạn mở cửa sớm trường học và không đồng tình với việc lãnh đạo nhà trường bị xử lý.

Trường học ở Hà Nội “phá rào”, cho học sinh trở lại trường sớm

Đặng Chung - Vân Trang |

Trong khi Hà Nội vẫn chưa mạnh dạn “mở cửa”, chưa chốt thời gian học sinh, sinh viên có thể trở lại trường, thì có một trường học ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã “phá rào”, cho học sinh được đến trường sớm.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.