Áp dụng Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại nếu học sinh tự nguyện
Năm học 2019 - 2020, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An chỉ đạo các trường Tiểu học trên địa bàn triển khai dạy học Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại trên cơ sở nhu cầu, tự nguyện của học sinh.
Theo đó, Triển khai dạy học Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục ở những trường đảm bảo điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất và học sinh có nhu cầu, tự nguyện tham gia cho đến khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiểu học tự nguyện lựa chọn nhưng phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo khi triển khai các phương pháp dạy học nêu trên; kiên quyết không triển khai thực hiện ở những cơ sở giáo dục chưa đáp ứng các điều kiện đảm bảo. (Xem thêm TẠI ĐÂY)
Chung tay dọn dẹp trường lớp, giúp học sinh sớm trở lại trường
Nước lũ vừa rút, ngày 8.9, hàng trăm đoàn viên thanh niên thuộc huyện đoàn và công an, lực lượng vũ trang huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã bắt tay giúp các trường dọn dẹp, chuẩn bị khai giảng muộn.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 4 và áp thấp nhiệt đới, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) mưa to, kết hợp với nhà máy thủy điện Hương Sơn xả lũ, gây ngập úng cục bộ. Nước lũ tràn vào nhà dân, trường học, trạm y tế ở các xã vùng thấp trũng, một số xã bị cô lập, chia cắt trong nhiều ngày. (Xem thêm TẠI ĐÂY)
Không biết chữ, mẹ quyết tâm đi học lớp 1 cùng con gái
Nanay Monalisa (tỉnh Marinduque, Philippines) từ nhỏ không được đi học và không biết đọc, biết viết. Nanay quyết định đến trường và là bạn học của cô con gái năm nay vào lớp 1. Lễ khai giảng năm học mới năm nay, hai mẹ con Norelyn đã cùng đi học lớp 1, mang theo ước mơ về một tương lai tươi sáng hơn. Sau khi câu chuyện của Nanay Monalisa được chia sẻ, gia đình chị đã nhận được sự giúp đỡ từ người dân và một số tổ chức. (Xem thêm TẠI ĐÂY)
Triều Nguyễn khuyến học khuyến tài ở Quốc Tử Giám như thế nào?
Sau khi thống nhất đất nước, Vua Gia Long thiết lập trường Quốc Tử Giám ở Huế. Nơi đây trở thành học phủ tối cao, cũng là nơi đã đào tạo ra nhiều quan chức ưu tú và nhiều sĩ phu yêu nước nửa đầu thế kỷ 19. Trong số hàng trăm vị tiến sĩ phó bảng của triều Nguyễn, nhiều người đã từng dùi mài kinh sử ở ngôi trường này. Có thể thấy, việc khuyến học khuyến tài của triều đình ở Quốc Tử Giám đã góp phần không nhỏ vào việc đào tạo nhân tài cho đất nước lúc bấy giờ. (Xem thêm TẠI ĐÂY)