Giáo viên hợp đồng làm công nhân thời vụ, hái chè thuê dịp hè

Lam Thanh |

Thái Nguyên - Gánh nặng mưu sinh khiến nhiều giáo viên hợp đồng đang phải chật vật tìm việc làm thêm để trang trải cuộc sống, may mắn thì có việc công nhân thời vụ, hái chè thuê vì nghỉ hè không lương.

Để đáp ứng nhu cầu dạy học, ngành giáo dục tỉnh Thái Nguyên đang ký hợp đồng giao khoán với hàng nghìn giáo viên. Với loại hợp đồng giảng dạy theo dạng thời vụ như vậy, các giáo viên chỉ được nhận lương theo số tiết dạy.

Vì lẽ này, vào mỗi dịp hè, các thầy cô giáo lại chật vật tìm việc làm thêm để trang trải cuộc sống do không có lương.

Gắn bó với nghề giáo nhiều năm, nhưng cứ đến thời điểm kết thúc năm học, nỗi lo cơm áo gạo tiền lại hiện hữu với cô Nguyễn Thị Ngoan (TP. Thái Nguyên).

"Lương hằng tháng dạy học của mình được khoảng 5 triệu đồng. Tuy nhiên, vì là giáo viên hợp đồng theo dạng giao khoán nên chỉ có lương từ tầm tháng 9 năm trước đến tháng 5 năm sau.

Cứ đến dịp lễ tết hay nghỉ hè thì không có lương. Những giai đoạn này rất khó khăn để lo trang trải cuộc sống. Nhiều giáo viên như mình phải tìm công việc làm thêm, bán hàng online để kiếm thêm thu nhập", cô Ngoan chia sẻ.

Nhiều giáo viên hợp đồng giao khoán lựa chọn đi làm công nhân, hái chè thuê để kiếm thu nhập. Ảnh: Lam Thanh
Nhiều giáo viên hợp đồng giao khoán lựa chọn đi làm công nhân, hái chè thuê để kiếm thu nhập. Ảnh: Lam Thanh

Cũng theo cô Ngoan, mỗi dịp hè đến cô lại đi hái chè thuê ở quê để kiếm tiền. Công việc vất vả vì phải đội nắng đứng quần quật cả ngày. Bàn tay cầm phấn nay chai sạn vì nắng mưa trên các đồi chè.

Những hôm không có người thuê hái chè, cô Ngoan lại ra xưởng phụ chồng làm những việc vặt. Gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng lên đôi vai nhỏ bé của cô.

"Cứ đến mùa hè là lại lo tìm việc để kiếm thêm chút tiền phụ giúp gia đình. Mỗi ngày đứng hái chè cũng được từ 100.000 đến 200.000 nghìn đồng. Cảnh giáo viên hợp đồng thời vụ thì cũng phải chấp nhận chứ không biết làm sao.

Chỉ mong có thêm chế độ hỗ trợ để mọi người đỡ vất vả. Chứ làm nghề giáo mà còn nhiều thứ phải lo lắng như thế này thì rất buồn", cô Ngoan nói.

Cũng nhiều năm chật vật vì những ngày hè không lương, cô Nguyễn Thị Mai (TP. Thái Nguyên) phải đi làm công nhân thời vụ để trang trải cuộc sống.

Cô Mai chia sẻ, cứ dịp hè đến là rất nhiều giáo viên hợp đồng lại đi làm ở các công ty để kiếm tiền. Dù khó khăn khi phải thay đổi môi trường nhưng ai cũng phải chấp nhận.

Hè không có lương khiến cuộc sống của các giáo viên rất vất vả.
Hè không có lương khiến cuộc sống của các giáo viên ngày càng khó khăn. Ảnh: Lam Thanh

"Tầm tháng 6 là mọi người sẽ đi làm thêm ở các khu công nghiệp cho đến đầu tháng 9. Hầu hết làm công nhân ở các công ty linh kiện điện tử. Sáng bắt đầu đi làm từ 7 giờ đến 8 giờ tối mới về. Tăng ca đầy đủ thì thu nhập giao động từ 200.000 đến 230.000 đồng/ngày.

Công việc khá vất vả vì khi làm công nhân sẽ hầu như chiếm trọn thời gian. Môi trường làm việc cũng hoàn toàn khác so với nghề giáo viên. Thế nhưng, vì mưu sinh nên cũng phải chấp nhận", cô Mai cho biết.

Ở trường, dù vẫn hoàn thành nhiệm vụ không khác gì các giáo viên biên chế, thế nhưng các chế độ hỗ trợ lại rất thiệt thòi. Điều này khiến những ngày hè không lương của các giáo viên lại thêm chật vật, vật lộn với cảnh mưu sinh.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, bà Nguyễn Thị Thu Hoài (Trưởng Phòng Giáo dục huyện Định Hóa, Thái Nguyên) cho biết, riêng trên địa bàn huyện Định Hóa, mỗi năm sẽ ký hợp đồng giao khoán với 300 chỉ tiêu cả giáo viên, cả nhân viên nấu ăn.

"Ngành giáo dục huyện cũng rất chia sẻ với các thầy cô. Đặc biệt, Định Hóa là một huyện miền núi khá khó khăn. Đơn vị cũng thường xuyên đề xuất các cấp tạo điều kiện hỗ trợ cho các giáo viên. Nếu có thể thì bổ sung đủ biên chế hoặc sớm hướng dẫn triển khai về việc ký hợp đồng trong vòng 12 tháng", bà Hoài nói.

Lam Thanh
TIN LIÊN QUAN

Cần Thơ tăng mức khen thưởng cho giáo viên, học sinh, cao nhất 55 triệu đồng

PHONG LINH |

HĐND TP Cần Thơ vừa thông qua nghị quyết về hỗ trợ khen thưởng đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Mức khen thưởng cao nhất lên tới 55 triệu.

Xử lý giáo viên sinh con thứ 3: Mỗi nơi làm một kiểu

QUANG ĐẠI |

Việc xử lý giáo viên sinh con thứ 3 mỗi nơi làm một kiểu, không thống nhất giữa các địa phương.

Hàng nghìn giáo viên ở Quảng Ngãi mong có nhà công vụ

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Thiếu nhà công vụ, giáo viên ở miền núi Quảng Ngãi phải tá túc ở trong trường học, nhà dân, phòng trọ… để gắn bó với sự nghiệp giáo dục.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.