Miễn, giảm học phí để chia sẻ khó khăn với phụ huynh học sinh

Bích Hà |

Đà Nẵng là địa phương đầu tiên thực hiện việc miễn 100% học phí năm học 2021 – 2022 cho trẻ mầm non, học sinh THCS, THPT. Đến ngày 28.8, tiếp tục có thêm nhiều địa phương thực hiện chính sách nhân văn này. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị cần thực hiện sớm việc này, trên tinh thần không để học sinh nào bị thất học vì nghèo, vì không được đến trường.

Đề xuất Chính phủ xem xét các phương án miễn giảm học phí

Thời điểm này những năm học trước, học sinh cả nước đang háo hức mong chờ ngày tựu trường. Các em sẽ được cha mẹ chuẩn bị những quyển vở trắng tinh, trang sách thơm mùi giấy mới. Nhưng năm nay - năm học 2021-2022, học sinh nhiều nơi sẽ bắt đầu năm học bằng những giờ học online, gặp lại bạn bè, thầy cô qua màn hình máy tính.

Dịch bệnh cũng đang khiến phụ huynh, đặc biệt là công nhân lao động "ngổn ngang trăm mối” vì lo tiền trường, tiền lớp cho con khi năm học mới cận kề.

Trước những khó khăn bộn bề do dịch bệnh gây ra cho toàn xã hội và tác động đến ngành Giáo dục, các địa phương, từng cơ sở giáo dục, trong khả năng của mình, đã và đang chuẩn bị các kịch bản để thích ứng. Đặc biệt, trong khó khăn, tinh thần “lá lành đùm lá rách” luôn được phát huy, với mục tiêu cùng nhau đồng hành để dành những điều tốt đẹp nhất cho đối tượng trẻ em.

 
Hội nghị tổng kết năm học 2020-2021 được tổ chức trực tuyến, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Tại hội nghị toàn quốc tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 tổ chức ngày 28.8, chia sẻ khó khăn với phụ huynh, Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, Bộ GDĐT đã đề xuất Chính phủ xem xét các phương án miễn giảm học phí cho học sinh mầm non, phổ thông trong năm học 2021-2022. Đồng thời, đề nghị các đơn vị xuất bản, phát hành có kế hoạch tặng, hỗ trợ SGK mới cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Ông Chu Ngọc Anh - Chủ tịch UBND TP.Hà Nội – cũng đồng tình với đề xuất này và cho biết đã báo cáo với Thành ủy để rà soát, có chính sách hỗ trợ kịp thời cho giáo dục mầm non, phổ thông công lập trên địa bàn thủ đô trong thời gian tới.

Ông Trịnh Xuân Trường – Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai - đồng tình với đề xuất và nhấn mạnh việc có cơ chế miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập trong thời điểm này là cần thiết. Đồng thời, ông đề xuất Chính phủ sớm ban hành nghị định mới về học phí vì Nghị định 86 có hiệu lực hết năm học 2020-2021.

Về đề xuất của Bộ GDĐT, chủ trì hội nghị tổng kết năm học, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị cần triển khai chính sách miễn giảm học phí đối với học sinh, sinh viên có gia đình bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch COVID-19. Tinh thần là không được để cháu học sinh nào bị thất học vì nghèo, vì không được đến trường.

Ngoài ra, Thủ tướng yêu cầu cần quan tâm đến dinh dưỡng trong bữa ăn của học sinh. Bởi trong hoàn cảnh khó khăn, ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều gia đình không có thu nhập nên dinh dưỡng bữa ăn hằng ngày của trẻ em cũng bị ảnh hưởng.

Nhiều địa phương bắt đầu triển khai miễn học phí cho học sinh

Đến nay, Đà Nẵng, Quảng Ninh là những địa phương đầu tiên thực hiện việc miễn 100% học phí năm học 2021 – 2022 cho trẻ mầm non, học sinh THCS, THPT trường công lập và ngoài công lập, nhằm chia sẻ khó khăn, hỗ trợ học sinh và phụ huynh trong tình hình dịch bệnh COVID-19 phức tạp.

Tại Đà Nẵng, học phí sẽ được hỗ trợ trong 9 tháng của năm học 2021-2022, dự kiến hơn 87 tỉ đồng từ ngân sách. Học sinh được giảm học phí theo các chính sách của Trung ương và thành phố sẽ được cấp bù phần hỗ trợ bằng 100% mức thu học phí công lập.

TPHCM cũng quyết định không tăng học phí ở các cấp học trong năm học mới để chia sẻ với phụ huynh, học sinh trong lúc khó khăn do dịch bệnh. Tại Bình Định, các trường nghề trong tỉnh đã thông báo không tăng học phí, tiếp tục áp dụng mức học phí của năm học 2020 - 2021 sang năm học 2021 - 2022.

Tại Vĩnh Long, theo bà Nguyễn Thị Quyên Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, trong hoàn cảnh hiện nay rất cần quan tâm đến vấn đề công bằng trong giáo dục, vì sau dịch COVID-19, ảnh hưởng nặng nề nhất là học sinh.

Theo bà, Bộ GDĐT cần phối hợp với Bộ LĐTBXH để có thể lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, có gói an sinh hỗ trợ tạo điều kiện cho tất cả học sinh; nhất là học sinh có hoàn cảnh khó khăn được bảo vệ với phương châm không để trẻ em, học sinh nào bị bỏ lại phía sau, nhất là hậu COVID.

Ngoài ra, đến nay đã có hàng trăm trường đại học trên cả nước thông báo không tăng học phí trong năm học mới, thậm chí có nhiều trường còn thông báo giảm, với các gói hỗ trợ từ 30-100% học phí cho người học có gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Đây là những giải pháp của ngành Giáo dục và các địa phương, để chia sẻ khó khăn, giảm bớt gánh nặng tài chính với phụ huynh, để không ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến với COVID-19.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất ưu tiên vaccine cho học sinh để các em sớm trở lại trường an toàn

Bích Hà |

Để duy trì việc dạy và học trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, để hàng chục triệu học sinh, sinh viên được trở lại trường trong trạng thái "bình thường mới", ngành Giáo dục và các địa phương đề xuất cần xây dựng chương trình “vaccine học đường”, để ưu tiên vaccine cho đối tượng đặc biệt này.

Miễn học phí để giảm gánh nặng cho người nghèo

Lê Thanh Phong |

Dịch COVID-19 hoành hành, TP.HCM thực hiện giãn cách kéo dài, đa số người dân rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Năm học mới bắt đầu, cần có chính sách miễn học phí để giảm gánh nặng cho người nghèo.

Thiếu giáo viên dạy chương trình mới, nhiều địa phương xin bổ sung biên chế

Đặng Chung |

Trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, việc thiếu giáo viên đã và đang gây áp lực vô cùng lớn lên đội ngũ nhà giáo. Tại Hội nghị tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục tiểu học tổ chức ngày 12.8, vấn đề này một lần nữa được nhiều địa phương đề cập.

Báo chí đang theo xu thế không chỉ phản ánh mà phải cung cấp luận giải và giải pháp

Theo Hồng Sâm/Nhà báo & Công luận |

Báo chí thế giới giờ cũng đi theo xu hướng báo chí xây dựng, báo chí giải pháp, chứ không chạy theo câu khẩu hiệu “ở nơi nào có máu chảy là ở đó có tin” để sản xuất ra những thông tin giật gân như trước”, đó là nhấn mạnh của Nhà báo Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam trước thềm Diễn đàn Tổng Biên tập 2024 “Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?” (diễn ra ngày 21.9 tới tại Bình Thuận).

Vinafco lãi 2,8 tỉ, chưa bồi thường vụ rơi pin xuống biển

Lục Giang |

Vinafco đang phối hợp cùng các chủ hàng, công ty bảo hiểm và các cơ quan chức năng giải quyết sự cố vụ 37 container rơi xuống biển, trong đó có hơn 10 tấn pin.

Sau bão nhiều ngày, Đại lộ Thăng Long vẫn bị chia cắt

Thiện Nhân |

Sau nhiều ngày, Km số 27 đường gom Đại lộ Thăng Long (đoạn đi qua Thạch Thất, Hà Nội) vẫn trong tình trạng ngập sâu khiến các phương tiện không thể di chuyển.

Đường đi của áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão số 4

AN AN |

Chiều nay 18.9, cơ quan khí tượng của Việt Nam cho biết áp thấp nhiệt đới đang ở trên khu vực quần đảo Hoàng Sa; sắp mạnh lên thành bão.

Uống cà phê, cắt tóc thanh toán trực tiếp vào tài khoản MTTQ Việt Nam

HUYỀN TRANG - LÂM PHÚ |

Phong trào sử dụng tài khoản ngân hàng Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam để khách hàng thanh toán đã lan rộng đến rất nhiều cửa hàng, quán cà phê ở Hà Nội.