Nam sinh khiếm thị được tuyển thẳng Đại học: Nhờ mẹ lấy gọng kẽm để tưởng tượng bài giảng của thầy

HUYÊN LINH |

Không thể nhìn thấy hình học trên bảng, Nguyễn Huỳnh Long đã nhờ mẹ lấy gọng kẽm để mô phỏng lại, rồi từ đó lần mò, tưởng tượng ra bài giảng của thầy. Nỗ lực vượt qua khó khăn đã giúp nam sinh khiếm thị được tuyển thẳng vào Trường Đại học Sư phạm TPHCM.

Nỗ lực đi học trở lại

Cuối năm lớp 10, một tai nạn giao thông đã “cướp đi” đôi mắt sáng của Nguyễn Huỳnh Long (SN 2001, huyện Bình Chánh, TPHCM). Em bị mù vĩnh viễn.

Vốn được đánh giá là một học sinh năng động, thông minh và thành tích học tập tốt, đỗ lớp 10 chuyên của trường THPT, thế nên, biến cố trên khiến cho Long vô cùng sốc.

“Lúc đó, em bị sốc lắm! Có khoảng thời gian, em bị mất ngủ, suy nghĩ xem cuộc sống sau này thế nào. Ba mẹ em cũng lớn tuổi. Trong quá trình đó, em nghĩ rồi đây mình sẽ phải sống như thế nào, nên phải quyết tâm đi học để kiếm một công việc. Bây giờ như thế rồi thì kiếm việc tay chân là không thể, nên phải kiếm việc bằng đầu óc. Em cứ nghĩ vậy thôi”, Long tâm sự.

Sau gần 3 năm ở nhà, Long trăn trở làm sao để không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Với sự quan tâm của gia đình, lời động viên từ mọi người xung quanh, Long đã quyết định đi học chữ nổi, học tin học để có thể tiếp tục con đường đèn sách. Sau đó, nam sinh quay lại để tiếp tục hoàn thành chương trình THPT, dù gặp nhiều khó khăn hơn các bạn cùng trang lứa.

“Đi học lại khác nhiều lắm. Em không nhìn được bảng, nên về phải tự nghiên cứu thêm, tự học ở nhà. Nỗ lực lắm, thế nên mấy môn dùng hình ảnh nhiều như Toán, Sinh, Lý thì em vẫn học được bình thường. Em nghiên cứu rồi có vấn đề gì hỏi thầy, hỏi bạn. Cuối năm lớp 12, thi môn Sinh học, đề làm chung với các bạn mà em vẫn đạt điểm cao nhất lớp”, Long lạc quan kể.

Sinh viên Nguyễn Huỳnh Long và nỗ lực sau tai nạn, bị mù hoàn toàn. Ảnh: Phạm Nguyễn
Sinh viên Nguyễn Huỳnh Long và nỗ lực sau tai nạn, bị mù hoàn toàn. Ảnh: Phạm Nguyễn

Không ngại khó, ngại khổ, Long luôn cố gắng và liên tiếp trở thành học sinh giỏi của lớp 11 và 12. Thậm chí, kết quả học tập của cậu còn cao hơn giai đoạn chưa bị tai nạn. Kỳ thi vừa qua, Long đạt được kết quả cao đầu vào Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm TPHCM.

Chia sẻ về nghị lực của con, bà Huỳnh Thị Thanh Nhạn – mẹ Long cho hay, rơi vào hoàn cảnh tai ương, gia đình cũng tìm mọi cách để chữa trị, đồng hành cùng con.

“Có những môn hình học không gian rất khó, nó về nói mẹ lấy gọng kẽm, mấy hình Parabol, mẹ uốn gọng kẽm như vậy con sẽ biết. Nó học ngày học đêm. Có ngày chỉ ngủ vài tiếng đồng hồ.

Bài nào không làm được thì sẽ cố gắng, ngủ chút rồi dậy học tiếp. Long tâm niệm, mình không thấy đường thì phải cố gắng nhiều hơn các bạn khác. Các bạn cố gắng 1 thì mình phải cố lên 10 lần”, bà Nhạn lau nước mắt tâm sự về hoàn cảnh của con.

Nguyễn Huỳnh Long chia sẻ về nỗ lực của bản thân. VIDEO: Huyên Nguyễn - Khánh Linh

Mong giúp được những hoàn cảnh như mình

Theo chia sẻ của Long, để bản thân có thể trở lại hòa nhập với cuộc sống và học tập hiện tại, nếu chỉ nhờ nỗ lực cá nhân thôi là chưa đủ. Long cho biết, gia đình, thầy cô, bạn bè chính là nơi tiếp sức cho cậu nhiều nhất.

Trong cuộc trò chuyện, khuôn miệng và ánh mắt của Long vẫn luôn tràn đầy sự tự tin và lạc quan. Cậu sinh viên cho biết, ước mơ của bản thân là cố gắng học tập thật tốt để trở thành nhà tâm lý học, nhà toán học và giỏi Tiếng Anh trong tương lai.

“Em muốn truyền năng lượng cho các bạn có thêm điều kiện vượt qua khó khăn, chiến thắng số phận”, Long nói.

Dù đang theo học ngành Tâm lý học tại Trường Đại học Sư phạm TPHCM, nhưng Huỳnh Long cho biết, sở thích thật sự của mình là môn Toán, đặc biệt là về hình học không gian.

Cậu cho biết, việc không thể nhìn thấy ánh sáng đôi khi lại còn là điều kiện giúp cậu tư duy về hình học tốt hơn, vì thế, cậu đang ấp ủ khả năng tiếp tục học văn bằng 2 về Toán để theo đuổi sở thích của mình.

HUYÊN LINH
TIN LIÊN QUAN

Ra đời ứng dụng thông minh VnBEyes hỗ trợ người khiếm thị

HUYÊN NGUYỄN |

Sản phẩm Đôi mắt sáng Việt Nam -  VnBEyes là một ứng dụng di động hỗ trợ người khiếm thị chủ động tiếp cận thông tin trực tuyến và tài liệu in với các công nghệ AI mới nhất.

Phụ nữ khiếm thị tự tin tỏa sáng sân khấu cuộc thi "Tài sắc thanh xuân"

MINH HÀ - TƯỜNG VÂN |

Cuộc thi "Tài sắc thanh xuân" là chương trình đặc biệt dành riêng cho người phụ nữ khiếm thị, lần đầu được tổ chức tại Hà Nội. Chương trình được hội người mù phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Thanh Xuân tổ chức. Những phần thi, màn trình diễn sôi động, đa dạng của các thí sinh là câu chuyện cụ thể về nỗ lực, quyết tâm vượt qua giới hạn bản thân của những người khiếm thị.

Ông bố đơn thân vượt hơn 70km đưa con khiếm thị tới trường khai giảng

Minh Ánh - Phong Linh |

Thương con và mong muốn cho con được học tập trong môi trường hoà nhập, nên dù nhà xa, hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh Nguyễn Văn Chất (Ba Vì, Hà Nội) vẫn luôn cố gắng để con được theo học tại trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

VĐV bóng chuyền Nguyễn Thị Xuân và sự bền bỉ ở tuổi U40

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 181 có buổi trò chuyện với chủ công Nguyễn Thị Xuân về hành trình gắn bó với bóng chuyền cũng như dự định trong tương lai của tay đập 38 tuổi.