Ngày ngày vượt 40km, 16 năm bám trụ nơi núi rừng vì sợ học sinh đói

Thảo Phương |

16 năm công tác trong ngành giáo dục là 16 năm thầy Vũ Văn Tùng (43 tuổi) phải làm quen với việc thức dậy từ 4h sáng, vượt 40km, bám trường, bám bản, xây dựng tủ bánh mì 0 đồng cho các em học sinh dân tộc Ba Na.

Giáo án và những chiếc bánh mì

Trong tiết trời chớm đông, thầy Vũ Văn Tùng vẫn đều đặn thức dậy từ 4h sáng, chuẩn bị khoảng 200 chiếc bánh mì, vượt 40km để đến điểm trường TH&THCS Đinh Núp (Gia Lai).

6h sáng, nhân lúc học sinh chưa đến, người thầy 43 tuổi bắt đầu xếp bánh mì cùng một vài chiếc xúc xích vào tủ bánh 0 đồng. Cùng sự hỗ trợ của các giáo viên, 200 chiếc bánh mì đã được chia đều cho các em học sinh dân tộc Ba Na. Nhìn chân các em còn dính đất đỏ, bẻ đôi chiếc bánh mì chia nhau, thầy Tùng càng chắc chắn hơn về quyết định 16 năm bám trường, bám bản của mình.

Thầy Tùng đã có 16 năm công tác trong ngày giáo dục, “bám rễ” tại các điểm trường đặc biệt khó khăn. Ảnh: NVCC
Thầy Tùng đã có 16 năm công tác trong ngày giáo dục, “bám rễ” tại các điểm trường đặc biệt khó khăn. Ảnh: NVCC

“16 năm qua, tôi đều công tác tại những điểm trường nằm trong vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Trong suốt quá trình giảng dạy, tôi để ý các em cứ đi học đến nửa buổi là trốn về. Sau khi tìm hiểu, tôi biết rằng buổi sáng các em không ăn sáng, đói quá phải về nhà kiếm củ sắn, củ khoai ăn.

Hoàn cảnh của các em học sinh khiến tôi suy nghĩ rất nhiều và quyết định xây dựng tủ bánh mì 0 đồng cũng như các mô hình trao sinh kế cho học sinh dân tộc thiểu số nơi đây”, thầy Tùng chia sẻ.

Thầy Tùng bắt đầu phát bánh mì miễn phí cho học sinh từ tháng 12.2021, trong đợt dịch COVID-19 khó khăn. Theo đó, mỗi tuần các em học sinh trường TH&THCS Đinh Núp sẽ nhận suất ăn sáng từ tủ bánh mì 0 đồng vào thứ Hai và thứ Sáu. Riêng ngày thứ Tư, thầy Tùng chia sẻ tủ bánh cho một ngôi trường có điều kiện khó khăn khác trong vùng.

Thầy Tùng trao cặp dê sinh sản cho các em học sinh. Ảnh: NVCC
Thầy Tùng trao cặp dê sinh sản cho các em học sinh. Ảnh: NVCC

Từ vài chục chiếc bánh mì của riêng người thầy, đến nay với sự chung tay của mọi người, xe bánh mì 0 đồng đã đầy ắp 200 chiếc/buổi. Bên cạnh việc hỗ trợ các bữa ăn sáng nhỏ, thầy Tùng cũng xây dựng mô hình trao sinh kế cho học sinh nghèo.

“Từ năm 2021, khi tủ bánh mì còn rất hạn chế, tôi đã gửi tặng một số con dê cho học sinh nuôi để tạo đàn. Sau đó nhiều em nuôi thành công và bắt đầu bán dê để mua bò vì ở đây xây dựng chuồng trại và tìm thức ăn cho bò dễ hơn.

Tính đến nay, tôi đã trao được 7 con dê và 9 con bò cho học sinh, một phần quỹ từ tủ bánh mì 0 đồng cũng đang được sử dụng cho việc nhân giống dê và bò”, thầy Tùng nói.

“Thầy ơi, đừng bỏ chúng em”

Từng có cơ hội chuyển công tác về vùng thuận lợi và gần nhà hơn, song chỉ vì một câu nói của các em học sinh, thầy Tùng đã quyết định tiếp tục bám trường, bám bản.

“Khi nhận được thông báo có thể xin chuyển trường, tôi đã viết hồ sơ và để trên bàn giáo viên, nhưng vô tình học sinh lại xem được. Khi quay trở lại lớp, các em ùa lên cầm tay tôi và nói: ‘Thầy ơi, thầy đừng bỏ chúng em’. Vì thế tôi đã gấp tập hồ sơ lại và tiếp tục gắn bó với các em học sinh dân tộc Ba Na cho đến ngày hôm nay”, người thầy 43 tuổi chia sẻ.

Người thầy 43 tuổi từ bò cơ hội chuyển công tác vì thương học sinh. Ảnh: NVCC
Người thầy 43 tuổi từng từ bỏ cơ hội chuyển công tác vì thương học sinh. Ảnh: NVCC

Đối với thầy Tùng, khó khăn hơn cả vấn đề lo cho các em học sinh đủ ăn mỗi ngày là việc vận động người dân cho con em đi học. Theo thầy Tùng, những năm đầu công tác tại trường TH&THCS Đinh Núp, các thầy cô phải vượt đèo, vượt suối đến gõ cửa từng nhà, thuyết phục từng phụ huynh cho con nhỏ đi học.

“Vấn đề về kinh tế của của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn là một nút thắt bởi khi mà bụng chưa no, thì con đường đi tìm chữ sẽ vô cùng khó khăn. Ngoài việc đi học, các em vẫn phải mưu sinh cùng gia đình, nhiều phụ huynh không muốn cho con đi học vì đi học không có tiền”, thầy Tùng nói.

Thầy Tùng và các thầy cô vùng cao vẫn ngày đêm trăn trở về vấn đề duy trì sĩ số lớp. Ảnh: NVCC
Thầy Tùng và các thầy cô vùng cao vẫn ngày đêm trăn trở về vấn đề duy trì sĩ số lớp. Ảnh: NVCC

Sau những dự án vận động học sinh đi học từ thầy cô cũng như các chính sách giáo dục mới, thầy Tùng đã chứng kiến những sự thay đổi đáng kể trong suy nghĩ của người dân và học sinh dân tộc thiểu số. Từ con số 0, trường TH&THCS Đinh Núp đã có 370 học sinh, trong đó gần 100% là học sinh dân tộc Ba Na.

16 năm gắn bó với các điểm trường khó khăn, trong mắt thầy Tùng, các em học sinh vùng cao luôn có sự hồn nhiên và ham học. Đó cũng chính là lý do mà người thầy 43 tuổi vẫn ngày ngày vượt 40 km đến trường, sau lưng là giáo án cùng những ổ bánh mì miễn phí.

Thảo Phương
TIN LIÊN QUAN

Linh hoạt điều chỉnh bàn ghế phù hợp cho học sinh, phòng cong vẹo cột sống

PHONG LINH |

Điều kiện dinh dưỡng và tập luyện thể chất đầy đủ giúp học sinh phát triển tốt về thể hình, do đó, việc linh hoạt điều chỉnh bàn ghế trong trường học cho phù hợp là rất cần thiết.

Bàn giao điểm trường mơ ước cho học sinh vùng biên Sơn La

Minh Thành |

Sơn La – Đồn Biên phòng Mường Lạn vừa phối hợp với các đơn vị tài trợ tiến hành bàn giao đưa vào sử dụng với 3 phòng học cho học sinh ở vùng biên giới.

Tặng máy lọc nước cho điểm trường ở đảo xa

Phương Linh |

Năm nay, nỗi lo trước thềm năm học mới với nhiều đoàn viên, công nhân lao động ở các tỉnh Nam Trung Bộ dường như thêm nặng bởi thu nhập, việc làm đều giảm. Chia sẻ khó khăn ấy, Công đoàn các cấp thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ tiếp sức đến trường dành cho các em học sinh, giáo viên ở những vùng đặc biệt khó khăn.

Arsenal đánh bại PSG tại lượt trận thứ 2 Champions League

tam nguyên |

Arsenal giành chiến thắng đầu tiên tại Champions League, đồng thời khiến PSG nhận thất bại đầu tiên trong mùa giải 2024-2025.

Hà Nội trang hoàng dịp kỉ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Nhật Minh |

Hà Nội - Nhiều tuyến phố, địa điểm công cộng tại Hà Nội được trang trí cờ, hoa, pano để chào mừng kỉ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô.

Cháy lớn ở Long Biên, 7 xe chữa cháy được huy động đến hiện trường

Khánh An |

Đám cháy lớn xảy ra tại một cửa hàng bán dụng cụ làm vườn tại đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội).

Bé trai 6 tuổi cấp cứu ở TPHCM nghi bị ba ruột bạo hành

Minh Anh |

TPHCM - Liên quan đến thông tin phản ánh nghi ba ruột bạo hành con trai nhập viện cấp cứu, Công an Phường 16, Quận 8 đang vào cuộc làm rõ.

Nước Sông Hồng dâng cao, cầu phao Phong Châu tạm đóng

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều tối 1.10, cầu phao Phong Châu phải tạm ngừng phục vụ người dân do nước sông Hồng dâng cao.

Linh hoạt điều chỉnh bàn ghế phù hợp cho học sinh, phòng cong vẹo cột sống

PHONG LINH |

Điều kiện dinh dưỡng và tập luyện thể chất đầy đủ giúp học sinh phát triển tốt về thể hình, do đó, việc linh hoạt điều chỉnh bàn ghế trong trường học cho phù hợp là rất cần thiết.

Bàn giao điểm trường mơ ước cho học sinh vùng biên Sơn La

Minh Thành |

Sơn La – Đồn Biên phòng Mường Lạn vừa phối hợp với các đơn vị tài trợ tiến hành bàn giao đưa vào sử dụng với 3 phòng học cho học sinh ở vùng biên giới.

Tặng máy lọc nước cho điểm trường ở đảo xa

Phương Linh |

Năm nay, nỗi lo trước thềm năm học mới với nhiều đoàn viên, công nhân lao động ở các tỉnh Nam Trung Bộ dường như thêm nặng bởi thu nhập, việc làm đều giảm. Chia sẻ khó khăn ấy, Công đoàn các cấp thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ tiếp sức đến trường dành cho các em học sinh, giáo viên ở những vùng đặc biệt khó khăn.