Người dân ám ảnh điệp khúc đào đường, làm vỉa hè ngày cuối năm

Phạm Đông - Vương Trần |

Mặc dù chỉ còn ít ngày nữa để hoàn trả lòng đường, vỉa hè, tuy nhiên hàng loạt tuyến đường vẫn đang bị đào xới để thi công. Chính điều này đã gây ùn tắc giao thông, khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.

Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, trong 3 tháng cuối năm 2019, đơn vị đã cấp 75 giấy phép cho các đơn vị thi công lát lại vỉa hè, dải phân cách, lắp đặt đường dây cáp đi nổi, hạ ngầm cáp viễn thông trên các tuyến phố. Các danh mục công trình cải tạo, sửa chữa bảo đảm an toàn giao thông trên địa bàn thành phố được sử dụng nguồn vốn Quỹ bảo trì đường bộ năm 2019.

Theo ghi nhận của Lao Động ngày 8.1, hiện vẫn còn nhiều tuyến phố bị đào xới, sửa chữa như Thái Hà, Tây Sơn, Kim Mã, Thi Sách... khiến việc di chuyển, sinh hoạt của người dân đang gặp nhiều khó khăn.

Vỉa hè trên phố Thi Sách được
Tình trạng "đào xới" vỉa hè trên phố Thi Sách. Ảnh: P.Đông

Cụ thể, tại đường Thái Hà, toàn bộ gạch lát cũ được bóc gỡ, thay thế bằng loại gạch mới, việc thi công lại rất chậm chạp nên đã đẩy người đi bộ phải đi xuống lòng đường. Vào giờ cao điểm thì cũng khiến tuyến đường ách tắc kéo dài.

Còn tại đường Tây Sơn, mặt đường bị cào xới, việc thi công kéo dài đã làm cho đoạn đường nham nhở như "tấm áo vá". Thậm chí có nhiều phương tiện giao thông qua đây do đường gồ ghề đã té ngã.

Phần vỉa hè của đường Thái Hà cũng biến thành “đại công trường“. Ảnh: P.Đông
Phần vỉa hè của đường Thái Hà cũng biến thành “đại công trường“. Ảnh: P.Đông

Theo người dân, việc trải lại thảm đường, lát đá lại khiến vỉa hè và lòng đường khang trang hơn. Tuy nhiên, các đơn vị thi công nên làm gọn gàng từng đoạn đường chứ không nên "bày" dọc cả tuyến phố. Bên cạnh đó, việc duy tu, sửa chữa cần cân đối lại thời gian thi công trong năm chứ không nhất thiết phải "chạy đua giải ngân" cuối năm.

“Sáng nào đi làm cũng bị tắc ở điểm này (Thái Hà), có hôm trễ cả giờ làm. Đã vào đây rồi thì không đi lối nào khác được vì đường đang sửa chữa”, anh Vũ Văn Trình, người làm việc trên đường Huỳnh Thúc Kháng bức xúc.

 
Đường Thái Hà ngày 8.1.
Đường Thái Hà ngày 8.1.

Có thể thấy, chính việc thi công kéo dài, vật liệu phế thải không thu dọn kịp đã gây khó khăn trong việc đi lại của người dân vào dịp cuối năm, khi nhu cầu đi lại tăng cao đột biến. Do vậy, Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội vừa yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương hoàn trả mặt đường trước ngày 10.1.

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Nguyễn Đức Giang – Phó Giám đốc ban Quản lý duy tu các công trình hạ tầng giao thông (Sở GTVT Hà Nội) cho biết, vào dịp cuối năm, đơn vị ưu tiên duy tu những tuyến đường, dự án trọng điểm.

Theo ông Giang, do việc duy tu các tuyến đường phải hoàn thành theo đúng tiến độ quy định nên đơn vị đã yêu cầu các nhà thầu huy động 200% nhân lực. Ngoài ra cũng cần tăng cường thiết bị, máy móc để rút ngắn thời gian duy tu, sửa chữa vỉa hè, lòng đường trên địa bàn thành phố.

Việc chậm hoàn trả mặt đường ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại của người dân. Ảnh: T.Vương
Việc chậm hoàn trả mặt đường ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại của người dân. Ảnh: T.Vương

"Ngày 18.4.2019 đơn vị mới nhận được Quyết định số 1866/QĐ-UBND về việc thực hiện các công trình cải tạo, sửa chữa để đảm bảo an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn TP. Hà Nội. Việc sửa chữa, cải tạo này được sử dụng nguồn vốn Quỹ bảo trì đường bộ Hà Nội năm 2019. Ngay sau đó, đơn vị đã tiến hành đấu thầu tại các dự án và có văn bản xin ý kiến của TP. Hà Nội và đến thời điểm đầu tháng 11 cơ bản các dự án mới được khởi công" - ông Giang cho hay.

Lý giải về việc thời gian thi công kéo dài, ông Nguyễn Đức Giang cho biết, mặc dù thời gian thi công bắt đầu từ 22h tối đến 5h sáng hôm sau. Tuy nhiên, thời điểm 22-23h tối nhiều tuyến phố vẫn đông người qua lại, và 4-5h sáng đã xuất hiện nhiều phương tiện giao thông khiến tiến độ làm việc của công nhân bị chậm lại.

Phạm Đông - Vương Trần
TIN LIÊN QUAN

Vỉa hè thành "đại công trường", dân kêu trời vì không còn lối đi bộ

TG |

Dịp cuối năm, nhiều tuyến phố trên địa bàn Hà Nội xuất hiện tình trạng ngổn ngang gạch đá, khói bụi bao phủ khiến người đi bộ buộc phải di chuyển xuống lòng đường, luồn lách qua các "bẫy công trường".

Hà Nội “đào xới” vỉa hè cuối năm, nhiều tuyến phố ngổn ngang bụi bặm

HẢI NGUYỄN - T.VƯƠNG |

Thời điểm cận kề Tết Dương lịch 2020, vỉa hè trên nhiều tuyến phố lớn của Hà Nội như Thái Hà, Trung Kính, Trần Xuân Soạn… lại ngổn ngang gạch đá, bụi bặm.

Vỉa hè Hà Nội biến thành đại công trường, người dân lại khốn khổ

Minh Hà |

Hàng loạt vỉa hè tuyến phố trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Đống Đa,... (Hà Nội) được lật lên để lát lại vào dịp cuối năm.

Doanh nghiệp khởi kiện vụ kê biên thiếu hơn 40 tỉ đồng

BẢO TRUNG |

Đắk Lắk - Không chấp nhận quá trình kê biên, bán đấu giá tài sản do bị thiếu hơn 40 tỉ đồng nên doanh nghiệp đã gửi đơn khởi kiện, đề nghị tòa án phân xử.

Lý do bà chủ Xuyên Việt Oil chiếm dụng được 219 tỉ đồng

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil bị cáo buộc không nộp 219 tỉ đồng tiền Quỹ Bình ổn giá xăng dầu cho Nhà nước.

Nhiều mặt hàng tỉ USD của Việt Nam băng băng sang đất Mỹ

Cường Ngô |

Trong 8 tháng năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ đạt 87,7 tỉ USD, tăng trưởng mạnh cả ở chiều xuất khẩu, nhập khẩu.

Trương Mỹ Lan khóc và nói sẽ trả tiền cho trái chủ

NHÓM PV |

TPHCM - Tại phiên tòa chiều 23.9, Trương Mỹ Lan bật khóc và hứa sẽ ưu tiên lấy tài sản của mình khắc phục cho các trái chủ.

BTC cuộc thi hoa hậu xin lỗi vì phát ngôn "vui mừng đón bão"

ĐÔNG DU |

Sau khi bị khán giả chỉ trích về phát ngôn tranh cãi, Trưởng Ban tổ chức Hoa hậu Du lịch Việt Nam Toàn cầu 2024 Phạm Duy Khánh đã xin lỗi.

Vỉa hè thành "đại công trường", dân kêu trời vì không còn lối đi bộ

TG |

Dịp cuối năm, nhiều tuyến phố trên địa bàn Hà Nội xuất hiện tình trạng ngổn ngang gạch đá, khói bụi bao phủ khiến người đi bộ buộc phải di chuyển xuống lòng đường, luồn lách qua các "bẫy công trường".

Hà Nội “đào xới” vỉa hè cuối năm, nhiều tuyến phố ngổn ngang bụi bặm

HẢI NGUYỄN - T.VƯƠNG |

Thời điểm cận kề Tết Dương lịch 2020, vỉa hè trên nhiều tuyến phố lớn của Hà Nội như Thái Hà, Trung Kính, Trần Xuân Soạn… lại ngổn ngang gạch đá, bụi bặm.

Vỉa hè Hà Nội biến thành đại công trường, người dân lại khốn khổ

Minh Hà |

Hàng loạt vỉa hè tuyến phố trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Đống Đa,... (Hà Nội) được lật lên để lát lại vào dịp cuối năm.