Người dân mong ngóng diện mạo mới của nút giao thông Chùa Bộc - Thái Hà

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện nút giao thông Chùa Bộc - Thái Hà (quận Đống Đa) đang tích cực công tắc giải phóng mắt bằng, nhằm tháo gỡ, tăng cường khả năng lưu thông cho một trong những khu vực chịu nhiều áp lực nhất trên địa bàn quận.

Theo ghi nhận của Lao Động ngày 2.3, tại nút giao thông Chùa Bộc - Thái Hà, công tác giải phóng mặt bằng đang được Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội tiến hành (đối các hộ đã nhận đền bù).

Hiện chỉ còn những hộ thuộc diện đang chờ làm thủ tục đền bù giải phóng mặt bằng là đang kinh doanh buôn bán, chưa di dời.

Qua tìm hiểu, có khoảng 110 hộ dân nằm trong diện quy hoạch nhận đền bù giải phóng mặt bằng. Sau khi chấp thuận di dời, các hộ dân sẽ được bố trí tái định cư tại nhà CTI.2 và nhà CTI.1-1 khu nhà ở Vĩnh Hoàng (quận Hoàng Mai).

Tại vị trí trên phố Chùa Bộc (quận Đống Đa) sẽ theo quy định giá đất của UBND TP Hà Nội, dùng làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng là 47.148.780 đồng/m2.

Dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện nút giao thông Chùa Bộc - Thái Hà có tổng mức đầu tư trên 535 tỉ đồng. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện nút giao thông Chùa Bộc - Thái Hà có tổng mức đầu tư trên 535 tỉ đồng. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Dự án đầu tư xây dựng hoàn thiện nút giao thông Chùa Bộc - Thái Hà được UBND TP Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 5572/QĐ-UBND ngày 28.10.2014 và được phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 8006/QĐ-UBND ngày 17.11.2017, Quyết định số 4437/QĐ-UBND ngày 2.10.2020.

Dự án có tổng mức đầu tư trên 535 tỉ đồng, trong đó hơn 470 tỉ đồng cho công tác giải phóng mặt bằng; quy mô diện tích khoảng 0,98ha, từ cổng Học viện Ngân Hàng qua góc ngã tư, tiếp đến tuyến phố Tây Sơn (hướng đi Nam Đồng), kết thúc tại cổng trường Đại học Công đoàn.

Sau khi dự án nút giao Thái Hà - Chùa Bộc hoàn thiện, mặt đường Chùa Bộc đoạn trong nút giao sẽ rộng 23 - 30m. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Sau khi hoàn thiện, mặt đường Chùa Bộc đoạn trong nút giao sẽ rộng 23 - 30m. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Sau khi dự án nút giao Thái Hà - Chùa Bộc hoàn thiện, mặt đường Chùa Bộc đoạn trong nút giao sẽ rộng 23 - 30m, đoạn từ Chùa Bộc đến phạm vi nút giao rộng từ 16 - 18m, vỉa hè rộng trung bình 3m.

Công tác giải phóng mặt bằng đang được Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội tiến hành. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Công tác giải phóng mặt bằng đang được Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội tiến hành. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Công tác giải phóng mặt bằng đang được Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội tiến hành. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Chị Đào Diễm Ngọc (21 tuổi, phường Trung Liệt, quận Đống Đa) rất kỳ vọng vào diện mạo mới của nút giao thông Chùa Bộc - Thái Hà để cải thiện hạ tầng giao thông.

“Với mật độ dân cư, phương tiện giao thông thuộc dạng đông nhất của thủ đô, dẫn đến vào mỗi giờ cao điểm việc di chuyển của tôi qua nút giao này đều như ác mộng. Mong rằng, sau khi nút giao này được mở rộng sẽ giải quyết dứt điểm vấn đề ùn tắc giao thông”, chị Ngọc nói.

Nút giao mới sẽ rộng 23 - 30m, đoạn từ Chùa Bộc đến phạm vi nút giao rộng từ 16 - 18m, vỉa hè rộng trung bình 3m. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Nút giao mới sẽ rộng 23 - 30m, đoạn từ Chùa Bộc đến phạm vi nút giao rộng từ 16 - 18m, vỉa hè rộng trung bình 3m. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Nút giao mới sẽ rộng 23 - 30m, đoạn từ Chùa Bộc đến phạm vi nút giao rộng từ 16 - 18m, vỉa hè rộng trung bình 3m. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Còn anh Lê Trung Nguyên sống gần cầu vượt chữ C, phố chùa Bộc cho rằng, khi hàng loạt căn nhà được phá dỡ, nút giao Chùa Bộc - Thái Hà sẽ có diện mạo mới. Việc này không chỉ giải quyết ùn tắc giao thông, tăng cường năng lực thông hành qua nút giao mà còn tạo nên cảnh quan cân xứng, hoàn chỉnh cho cả khu vực.

 
Các hộ dân chấp thuận di dời sẽ được bố trí tái định cư tại nhà CTI.2 và nhà CTI.1-1 khu nhà ở Vĩnh Hoàng (quận Hoàng Mai). Ảnh: Vĩnh Hoàng
Các hộ dân chấp thuận di dời sẽ được bố trí tái định cư tại nhà CTI.2 và nhà CTI.1-1 khu nhà ở Vĩnh Hoàng (quận Hoàng Mai). Ảnh: Vĩnh Hoàng
Hiện những hộ thuộc diện đang chờ làm thủ tục đền bù GPMB là đang kinh doanh buôn bán, chưa di dời. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Hiện những hộ thuộc diện đang chờ làm thủ tục đền bù GPMB là đang kinh doanh buôn bán, chưa di dời. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Trên tường của một số ngôi nhà vừa bị phá dỡ này xuất hiện dòng chữ “cần mua đất mặt phố này“. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Trên tường của một số ngôi nhà vừa bị phá dỡ này xuất hiện dòng chữ “cần mua đất mặt phố này“. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Người dân kỳ vọng sau khi hoàn thiện, nút giao sẽ tháo gỡ, tăng cường khả năng lưu thông cho khu vực Thái Hà - Chùa Bộc. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Người dân kỳ vọng sau khi hoàn thiện, nút giao sẽ tháo gỡ, tăng cường khả năng lưu thông cho khu vực Thái Hà - Chùa Bộc. Ảnh: Vĩnh Hoàng
PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Nút giao Lê Trọng Tấn - Quang Trung hỗn loạn, ùn tắc ngày đầu thí điểm

PHẠM ĐÔNG - VĨNH HOÀNG |

Hà Nội - Dù đã có chỉ dẫn của lực lượng chức năng nhưng nhiều người dân vẫn bất chấp rẽ trái, dẫn đến tình trạng hỗn loạn ở nút giao Lê Trọng Tấn - Quang Trung - Văn Khê trong ngày đầu thí điểm phân luồng giao thông.

Người dân khốn khổ khi lưu thông qua nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch

Hải Danh - Bảo Thoa |

Theo ghi nhận, tại nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch (quận Đống Đa) do cấm một số hướng lưu thông để phục vụ thi công dự án xây cầu vượt chữ C nên giao thông khu vực này ùn tắc nghiêm trọng, người dân khốn khổ khi lưu thông vào giờ cao điểm.

Những nút giao thông lớn được tổ chức lại ở Hà Nội

Bắc Hà |

Khi Hà Nội ngày càng có nhiều phương tiện, những nút giao thông ở cống Trung Văn, Lương Thế Vinh - Tố Hữu (Nam Từ Liêm), Lê Văn Lương - Nguyễn Tuân - Hoàng Minh Giám (Thanh Xuân) và Quang Trung - Chu Văn An (Hà Đông) được điều chỉnh mới .

Israel bị bủa vây khắp Trung Đông

Bùi Đức |

Bên cạnh những cuộc giao tranh khốc liệt với Hezbollah, Israel còn phải đối đầu với nhiều nhóm vũ trang phi nhà nước khác ở khu vực Trung Đông.

Nhiều gia đình mang đồ đạc, vật nuôi lên bờ đê chạy lũ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nước lũ về nhanh khiến nhiều hộ dân không kịp trở tay, thậm chí chỉ kịp mang ít đồ đạc, vật nuôi lên bờ đê để chạy lũ.

Nhiều hộ dân Đà Nẵng thấp thỏm dưới chung cư nguy hiểm cấp C

Nguyễn Linh |

Nhiều người dân tại Đà Nẵng phải di dời khẩn cấp trong mùa mưa vì sợ chung cư, nhà ở tập thể xuống cấp có thể ngã đổ bất cứ lúc nào.

Rác chất thành "núi", tràn ra đường gom Đại lộ Thăng Long

Tô Thế |

Rác thải sinh hoạt, rác thải xây dựng bị đổ trộm la liệt dọc theo tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long (Hà Nội).

Trung Quốc công bố loạt chính sách mới thúc đẩy kinh tế

Ngọc Vân |

Ngày 24.9, Trung Quốc công bố một loạt chính sách mới nhằm thúc đẩy nền kinh tế, bao gồm cắt giảm lãi suất thế chấp và tỉ lệ dự trữ bắt buộc.

Nút giao Lê Trọng Tấn - Quang Trung hỗn loạn, ùn tắc ngày đầu thí điểm

PHẠM ĐÔNG - VĨNH HOÀNG |

Hà Nội - Dù đã có chỉ dẫn của lực lượng chức năng nhưng nhiều người dân vẫn bất chấp rẽ trái, dẫn đến tình trạng hỗn loạn ở nút giao Lê Trọng Tấn - Quang Trung - Văn Khê trong ngày đầu thí điểm phân luồng giao thông.

Người dân khốn khổ khi lưu thông qua nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch

Hải Danh - Bảo Thoa |

Theo ghi nhận, tại nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch (quận Đống Đa) do cấm một số hướng lưu thông để phục vụ thi công dự án xây cầu vượt chữ C nên giao thông khu vực này ùn tắc nghiêm trọng, người dân khốn khổ khi lưu thông vào giờ cao điểm.

Những nút giao thông lớn được tổ chức lại ở Hà Nội

Bắc Hà |

Khi Hà Nội ngày càng có nhiều phương tiện, những nút giao thông ở cống Trung Văn, Lương Thế Vinh - Tố Hữu (Nam Từ Liêm), Lê Văn Lương - Nguyễn Tuân - Hoàng Minh Giám (Thanh Xuân) và Quang Trung - Chu Văn An (Hà Đông) được điều chỉnh mới .