5 giải pháp chính kiểm soát lạm phát trong năm 2023

TRÍ MINH |

Bước sang năm 2023, sẽ có những thách thức rất lớn trong kiểm soát lạm phát. Thực tế đòi hỏi những giải pháp linh hoạt và đồng bộ.

Áp lực lạm phát 

Theo ông Nguyễn Minh Tiến - Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), kinh tế nước ta phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu nên sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhập khẩu lạm phát trước xu hướng tăng giá các mặt hàng nguyên vật liệu, các mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới, rủi ro về tỉ giá.

Cùng với đó, áp lực từ việc lùi thực hiện lộ trình giá thị trường một số mặt hàng Nhà nước quản lý trong thời gian qua cũng sẽ đặt ra các thách thức cho công tác quản lý, điều hành giá ngay từ đầu năm. Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ, kích thích kinh tế cũng sẽ có tác động nhất định lên mặt bằng giá cả.

Áp lực lạm phát vẫn rất lớn trong năm 2023. Ảnh: Minh Quân.
Áp lực lạm phát vẫn rất lớn trong năm 2023. Ảnh: Minh Quân.

Trong khi đó, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cũng nhận định, Việt Nam là nền kinh tế nhỏ với độ mở lớn, biến động về giá cả, lạm phát, lãi suất, tỉ giá trong nước và diễn biến bất trắc từ thị trường quốc tế đặt ra thách thức rất lớn cho công tác điều hành chính sách tiền tệ.

Trong khi đó, nhu cầu về vốn phục vụ quá trình phục hồi kinh tế sau đại dịch gia tăng áp lực lên tín dụng ngân hàng, trong bối cảnh thị trường vốn (cổ phiếu, trái phiếu) chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn trung dài hạn của nền kinh tế.

Lạm phát nhập khẩu làm tăng chi phí sản xuất, gây sức ép lên lạm phát trong nước; do đó mặc dù lạm phát bình quân năm 2022 được kiểm soát dưới 4%, nhưng lạm phát cơ bản tăng nhanh, đột biến từ 0,66% tháng 1.2022 so với cùng kỳ năm 2021 lên trên 5% vào tháng 12.2022, cho thấy thách thức rất lớn trong kiểm soát lạm phát năm 2023.

Những giải pháp chính được đề xuất

Cục trưởng Quản lý giá Nguyễn Minh Tiến chỉ ra, công tác quản lý, điều hành giá trong năm 2023 cần tiếp tục thực hiện chủ động và linh hoạt bảo đảm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu 4,5% do Quốc hội đề ra. Các bộ, ngành, địa phương bám sát thực hiện theo chỉ đạo, chú trọng tập trung vào nhiều biện pháp.

Thứ nhất, theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới tác động đến Việt Nam để có những giải pháp ứng phó phù hợp; cập nhật sát tình hình để có chỉ đạo bảo đảm cân đối cung cầu trong nước.

Thứ hai, thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, bảo đảm tính chủ động, hiệu quả, phối hợp với điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế…

Thứ ba, đối với các mặt hàng Nhà nước định giá, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường (dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, dịch vụ giáo dục, điện), các bộ, ngành, địa phương chủ động trong việc tính toán, chuẩn bị các phương án giá để triển khai điều chỉnh vào thời điểm phù hợp với quy định và bối cảnh chung.

Thứ tư, đối với các mặt hàng cụ thể, các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm tổ chức, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý để có biện pháp điều hành phù hợp. Chủ động tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, trong lưu thông để chuẩn bị các nguồn hàng dự trữ, bình ổn giá cả thị trường,

Thứ năm, sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ, biện pháp điều tiết giá để kiểm soát, bình ổn thị trường. Tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá.

TRÍ MINH
TIN LIÊN QUAN

Nhiều người trên thế giới tin tưởng sẽ giàu có hơn sau lạm phát

Quý An (theo Reuters) |

Có 2/5 số người được hỏi tin rằng họ sẽ giàu có hơn trong tương lai, trong bối cảnh suy thoái kinh tế và lạm phát.

Giá Bitcoin vượt mốc 21.000 USD nhờ tin tức tích cực về lạm phát

THU THẢO |

Giá Bitcoin ngày 16.1 tiếp tục giữ được đà tăng trong những ngày qua, có nhiều thời điểm đã vượt trên mốc 21.000 USD.

Lạm phát giảm thúc đẩy nhu cầu đầu tư Bitcoin

THU THẢO |

Ngày 14.1, giá Bitcoin bất ngờ tăng mạnh chạm mốc 21.000 USD. Dấu hiệu cho thấy tiền điện tử đang có sự phục hồi mạnh mẽ.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.