98 doanh nghiệp đang chậm trả 128.000 tỉ đồng trái phiếu

Lam Duy |

Tổng giá trị trái phiếu mà tổ chức phát hành chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán tăng tới 13,6% so với lần cập nhật gần nhất.

Số liệu thị trường trái phiếu vừa được Công ty Chứng khoán ngân hàng Vietcombank công bố cho thấy có tổng cộng 128.000 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp đang bị chậm trả.

Theo đó, dữ liệu tính đến ngày 4.5 ghi nhận 98 tổ chức phát hành chậm thực hiện nghĩa vụ nợ trái phiếu doanh nghiệp với tổng giá trị là 128.500 tỉ đồng, tăng 13,6% so với lần cập nhật gần nhất.

Cũng theo VCBS, sau tháng 3.2023 sôi động, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tháng 4 chỉ ghi nhận duy nhất 1 lô trái phiếu riêng lẻ trị giá 671 tỉ đồng từ Công ty Cổ phần North Star Holdings.

Qua đó quy mô phát hành của tháng chỉ tương đương 2,5% so với tháng trước và 2,25% so với cùng kì năm trước.

"Lô trái phiếu duy nhất này thuộc nhóm ngành bất động sản có kỳ hạn 16 tháng với lãi suất 14%/ năm và đây cũng là mức lãi suất danh nghĩa cao nhất được ghi nhận từ đầu năm 2023 đến nay" - VCBS nhận định.

Khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong năm 2024 sẽ vọt tăng lên 350.000 tỉ đồng. Ảnh: VCBS
Khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong năm 2024 sẽ vọt tăng lên 350.000 tỉ đồng. Ảnh: VCBS

Trước đó cũng theo VCBS, tại thời điểm tháng 4.2023, có tổng cộng 1,147 triệu tỉ đồng dự nợ trái phiếu doanh nghiệp. Trong đó, khối lượng dư nợ lớn nhất thuộc về ngành bất động sản (35%) và ngân hàng (32%).

Khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong năm 2023 ước tính 220.000 tỉ đồng, giảm đáng kể so với thời điểm kết thúc quý IV/2022 do việc chủ động mua lại trước hạn.

Trong đó, đáng chú ý giá trị mua lại tại ngành bất động sản trong quý I/2023 đạt 18.300 tỉ đồng cho thấy áp lực mua lại trước hạn vẫn hiện hữu.

"Ngành bất động sản tiếp tục ghi nhận làn sóng mua lại trái phiếu trước hạn. Điểm tích cực giai đoạn này là giải pháp ngắn hạn về việc cho phép thay đổi điều khoản trái phiếu nhằm giúp doanh nghiệp có thêm thời gian xử lý trái phiếu đến hạn" - VCBS nhận định.

Đối với các doanh nghiệp, việc lãi suất trên thị trường ngừng tăng là điểm tích cực giúp các tổ chức phát hành tập trung vào giai đoạn tái cấu trúc trái phiếu doanh nghiệp đến hạn.

Tuy nhiên, VCBS cũng lưu ý trong giai đoạn hiện nay, tâm lý các nhà đầu tư, đặc biệt là cá nhân, bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lý giải một phần sức ép lên các hoạt động mua lại trái phiếu trước hạn.

Lam Duy
TIN LIÊN QUAN

Cảnh báo nợ xấu trái phiếu từ doanh nghiệp bất động sản

Gia Miêu |

Đã có những cảnh báo về tình trạng nợ xấu trái phiếu  gia tăng, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản, trong khi đó các giải pháp tháo gỡ chỉ cho thấy việc đẩy nợ về tương lai chứ chưa thể mang lại thanh khoản thực.

Doanh nghiệp đang nợ 1,147 triệu tỉ đồng trái phiếu

Lam Duy |

Dù có hơn 220.000 tỉ đồng trái phiếu đáo hạn trong năm nay nhưng đỉnh điểm của áp lực trả nợ trái phiếu sẽ xuất hiện vào năm 2024.

Lợi nhuận tăng 7.855%, Hưng Vượng Developer vẫn khất nợ trái phiếu

Quang Dân |

Kết thúc năm 2022, Hưng Vượng Developer báo lãi sau thuế gần 5 tỉ đồng, tăng 7.855% so với cùng kì. Tuy nhiên mới đây, công ty này công bố thông tin về việc chậm thanh toán gốc, lãi lô trái phiếu HVDCH2123001.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.

Người dân ở Hoài Đức phải khám da liễu hàng tháng vì thiếu nước sạch

KHÁNH AN |

Suốt 6 năm qua, hàng tháng, vợ chồng anh Nguyễn Đình Minh (Hoài Đức, Hà Nội) đều đưa các con đi khám da liễu vì không có nước sạch sử dụng.