Bộ Công thương lên tiếng về nông sản “đội lốt” hàng Việt

M.M |

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo việc xử lý thông tin về nông sản nhập khẩu (NK) "đột lốt" hàng Việt Nam. 

Theo đó, thời gian qua, tại các chợ dân sinh xuất hiện tình trạng một số nông sản, thủy sản không rõ xuất xứ được bày bán trên thị trường dưới tên gọi của sản phẩm cùng loại Việt Nam như nho Ninh Thuận, khoai tây Đà Lạt, cá tầm Sa Pa… Đặc biệt là mặt hàng khoai tây với số lượng lớn được chở về các chợ, thay bao bì, bôi thêm đất… để dễ đánh lừa người tiêu dùng. Qua kiểm tra, xác minh, các sản phẩm này hoàn toàn không phải hàng Việt Nam.

Nông sản “đội lốt” hàng Việt Nam chủ yếu diễn ra dưới 2 hình thức: Hàng NK được trộn cùng nông sản Việt Nam để bán ra thị trường; hàng NK được giới thiệu là hàng Việt Nam.

Theo Bộ Công Thương, có 3 nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng NK đội lốt nông sản Việt Nam. Đó là các quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa không yêu cầu thương nhân phải ghi hàng hóa đối với nông sản và thủy sản bán trực tiếp cho người tiêu dùng; Các quy định về truy xuất nguồn gốc chưa được áp dụng một cách toàn diện, triệt để đối với nông, thủy sản; Pháp luật chưa có quy định về việc như thế nào thì một sản phẩm được coi là sản phẩm Việt Nam.

Để khắc phục tình trạng nông sản nước ngoài “đột lốt” nông sản Việt, Bộ Công Thương đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành rà soát các quy định về ghi nhãn hàng hóa đối với nông sản, thủy sản.

Giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định như thế nào là sản phẩm của Việt Nam để áp dụng cho hàng hóa lưu thông trong nước nhằm chống gian lận xuất xứ Việt Nam và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ xem xét giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành rà soát lại các quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định như thế nào là sản phẩm của Việt Nam để áp dụng cho hàng hóa lưu thông trong nước nhằm chống gian lận xuất xứ Việt Nam và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

M.M
TIN LIÊN QUAN

Nông sản Việt: Kết nối cung - cầu là khâu yếu nhất!

PHONG NGUYỄN |

Đó là nhận định của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Diễn đàn Nông dân Việt Nam lần thứ 3 tổ chức sáng 14.10. “Được mùa rớt giá” cứ lặp đi lặp lại nhiều năm qua.

Nông sản trung quốc “đội lốt” thương hiệu Đà Lạt: Kiên quyết xử lý trên diện rộng

PHÚ SƠN |

Từ ngày 15.9.2018, UBND TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng chính thức nghiêm cấm mọi hành vi lưu trữ, vận chuyển, kinh doanh hàng hóa nông sản có xuất xứ ngoài địa phương vào Chợ nông sản Đà Lạt.

Nhiều nông sản, rau quả đặc sắc của Sơn La ra mắt người dân Thủ đô

Kh.V |

“Tuần lễ nhãn và nông sản an toàn tỉnh Sơn La năm 2018” chính thức khai mạc sáng 21.7, tại siêu thị Big C Thăng Long (Hà Nội) và sẽ kéo dài liên tục đến hết ngày 27.7.2018.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

VĐV bóng chuyền Nguyễn Thị Xuân và sự bền bỉ ở tuổi U40

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 181 có buổi trò chuyện với chủ công Nguyễn Thị Xuân về hành trình gắn bó với bóng chuyền cũng như dự định trong tương lai của tay đập 38 tuổi.