Công nghiệp hỗ trợ: Khái niệm và thực tiễn

Mi Vân |

Theo lý thuyết kinh tế, công nghiệp hỗ trợ được định nghĩa là các ngành sản xuất đầu vào. Đến nay, ở Việt Nam, công nghiệp hỗ trợ là khái niệm chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính.

Cụ thể hơn về công nghiệp hỗ trợ, đó là những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm, và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế. Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thường được sản xuất với quy mô nhỏ, thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Công nghiệp hỗ trợ: từ lý thuyết kinh tế và từ thực tiễn sản xuất

Theo ông Junichi Mori, nghiên cứu viên tại Câu lạc bộ các nhà Kinh tế Nhật-Việt (nay là VDF Tokyo) và Diễn đàn phát triển Việt Nam cho rằng có hai cách tiếp cận đối với khái niệm công nghiệp hỗ trợ: từ lý thuyết kinh tế và từ thực tiễn sản xuất kinh doanh.

Theo lý thuyết kinh tế, công nghiệp hỗ trợ được định nghĩa là các ngành sản xuất đầu vào. Hàng hóa, sản phẩm sau cùng được tạo ra từ những quá trình sản xuất và lắp ráp các đầu vào. Công nghiệp hỗ trợ chính là những ngành sản xuất các sản phẩm đầu vào, gồm: Các sản phẩm, hàng hóa trung gian; Các sản phẩm, hàng hóa phục vụ quá trình sản xuất.

Việc phân biệt hàng hóa trung gian và hàng hóa phục vụ quá trình sản xuất phụ thuộc vào hình thức chuyển hóa của những hàng hóa này vào trong sản phẩm cuối cùng. Như trong sản xuất hàng điện tử tiêu dùng, các linh kiện lắp ráp được xem như hàng hóa trung gian, trong khi máy móc, thiết bị sản xuất các linh kiện ấy được xem như hàng hóa phục vụ quá trình sản xuất.

Trong thực tiễn sản xuất kinh doanh, có hai cách hiểu về công nghiệp hỗ trợ. Ở góc độ hẹp, công nghiệp hỗ trợ là các ngành sản xuất phụ tùng linh kiện phục vụ cho công đoạn lắp ráp ra sản phẩm hoàn chỉnh. Ở góc độ rộng hơn, công nghiệp hỗ trợ được hiểu như toàn bộ các ngành tạo ra các bộ phận của sản phẩm cũng như tạo ra các máy móc, thiết bị hay những yếu tố vật chất nào khác góp phần tạo thành sản phẩm.

Ông Junichi Mori cho rằng khái niệm công nghiệp hỗ trợ trên thực tế chủ yếu sử dụng trong các ngành công nghiệp có sản phẩm đòi hỏi sự kết nối của nhiều chi tiết phức tạp đòi hỏi tính chính xác cao, dây chuyền sản xuất đồng loạt với các công đoạn lắp ráp tách biệt.

Hai ngành công nghiệp hay sử dụng nhiều khái niệm công nghiệp hỗ trợ là ngành ô tô và điện tử. Tuy nhiên, nếu đặt góc nhìn rộng hơn, công nghiệp hỗ trợ phải được hiểu một cách tổng quát như một hình dung về toàn bộ quá trình sản xuất nói chung, chứ không thể bổ dọc, cắt lớp theo ngành hay sản phẩm vì mỗi ngành, mỗi loại sản phẩm đều có những đặc thù riêng và đều có những đòi hỏi ở các mức độ khác nhau về yếu tố phụ trợ.

Có thể phân loại công nghiệp phụ trợ theo 2 hướng

Phân loại theo ngành sản xuất: Các ngành cứng như sản xuất nguyên vật liệu và linh kiện. Các ngành mềm như thiết kế sản phẩm, mua sắm, marketing quốc tế, viễn thông, vận tải, năng lượng, cấp nước. Các ngành phục vụ nhu cầu nội địa như thép, hóa chất, giấy, ximăng…

Phân loại từ góc độ doanh nghiệp: Các nhà cung ứng linh kiện, thiết bị, máy móc ở nước ngoài. Các nhà cung ứng linh kiện, thiết bị, máy móc nước ngoài ở thị trường trong nước. Các nhà cung ứng linh kiện, thiết bị, máy móc ở nội địa.

Công nghiệp hỗ trợ ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt với Việt Nam vì: “Nội địa hóa là một trong những yếu tố cốt yếu nằm trong chiến lược kinh doanh của các công ty đa quốc gia. Các công ty Nhật Bản đang họat động tại Việt Nam là một ví dụ cụ thể.

Để cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và liên kết khu vực, việc kết hợp một cách khôn khéo các bộ phận cấu thành của sản phẩm sản xuất từ các địa điểm khác nhau, đặc biệt là khu vực Đông Á sẽ đem lại hiệu quả cao hơn so với việc áp đặt tỷ lệ nội địa hóa 100%” ông Junichi Mori nói.

Mi Vân
TIN LIÊN QUAN

Kinh nghiệm từ phát triển công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản

Hương Phan |

Nhật Bản đã có các chính sách ưu tiên phát triển CNHT từ rất sớm.

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để nâng tầm ngành công nghiệp hỗ trợ?

Mi Vân |

Trước yêu cầu ngày càng cao đối với các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, đại diện Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh đang phối hợp với nhiều cơ quan hỗ trợ về đào tạo, kết nối tiêu thụ, nâng cao năng suất, chất lượng cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với mục đích tạo ra một “hệ sinh thái” để nâng tầm ngành sản xuất công nghiệp hỗ trợ.

Nâng cao hiệu quả kết nối ngành công nghiệp hỗ trợ với khu vực FDI

Thuỳ Hương |

Dù mang lại cơ hội phát triển lớn song sự kết nối kinh doanh giữa doanh nghiệp FDI và khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước, nhất là các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vẫn còn mờ nhạt.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

VĐV bóng chuyền Nguyễn Thị Xuân và sự bền bỉ ở tuổi U40

NHÓM PV |

Góc nhìn thể thao số 181 có buổi trò chuyện với chủ công Nguyễn Thị Xuân về hành trình gắn bó với bóng chuyền cũng như dự định trong tương lai của tay đập 38 tuổi.

Kinh nghiệm từ phát triển công nghiệp hỗ trợ của Nhật Bản

Hương Phan |

Nhật Bản đã có các chính sách ưu tiên phát triển CNHT từ rất sớm.

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để nâng tầm ngành công nghiệp hỗ trợ?

Mi Vân |

Trước yêu cầu ngày càng cao đối với các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, đại diện Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh đang phối hợp với nhiều cơ quan hỗ trợ về đào tạo, kết nối tiêu thụ, nâng cao năng suất, chất lượng cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với mục đích tạo ra một “hệ sinh thái” để nâng tầm ngành sản xuất công nghiệp hỗ trợ.

Nâng cao hiệu quả kết nối ngành công nghiệp hỗ trợ với khu vực FDI

Thuỳ Hương |

Dù mang lại cơ hội phát triển lớn song sự kết nối kinh doanh giữa doanh nghiệp FDI và khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước, nhất là các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vẫn còn mờ nhạt.