Gạo Việt hướng tới mức xuất khẩu kỷ lục 7 triệu tấn năm 2022

Lục Tùng |

Các dự báo và diễn biến thực tế cho thấy, gạo Việt Nam tiếp tục mở rộng đường xuất khẩu tại cả thị trường truyền thống và thị trường mới, dự kiến đạt mức kỷ lục 7 triệu tấn năm 2022. Đây là tin vui không chỉ cho người trồng lúa vùng ĐBSCL dịp cuối năm.

Mở rộng thêm thị trường truyền thống

“Bức tranh tổng thể xuất khẩu gạo Việt Nam đang rất tươi sáng” - Th.S Nguyễn Phước Tuyên, nguyên Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp, chia sẻ.

Theo đó, sau thời gian khởi sắc cả về lượng lẫn giá trị, các dự báo quốc tế cho thấy, cơ hội để xuất khẩu gạo Việt Nam rộng thêm đường, tăng thêm giá là rất khả quan. Nếu như trong 10 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu gạo được 6.084.769 tấn gạo, đạt giá trị 2,945 tỉ USD, tăng 17,4% về lượng và 7,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021, thì chỉ trong tháng 10, con số này đã nhảy vọt khi đạt mức tăng 22,3% về lượng và 23,9% về giá trị so với tháng 9.2022. Trong khi đó, theo các dự báo quốc tế cho thấy khả năng Việt Nam đạt cột mốc xuất khẩu 7 triệu tấn vào dịp cuối năm là rất cao.

“Bên cạnh việc chiếm lĩnh thị trường truyền thống, các phân tích của chuyên gia còn cho thấy, gạo Việt Nam còn có nhiều cơ hội để mở rộng thêm ngay tại thị trường này trong thời gian tới” - Th.S Tuyên cho biết.

Theo ông Tuyên, thực tế cho thấy, trong số hơn 6 triệu tấn gạo xuất khẩu vừa qua, gạo Việt Nam chủ yếu bán vào thị trường Philippines (2,74 triệu tấn), Trung Quốc (757,575 nghìn tấn), Bờ Biển Ngà (588,621 nghìn tấn). Tuy nhiên, các thị trường này đang có dấu hiệu tiếp tục tăng nhu cầu nhập khẩu.

Cụ thể, dù đến đầu tháng 11.2022 Philippines đã nhập khẩu đến 3,243 triệu tấn gạo, nhưng sắp tới, quốc gia này sẽ tiếp tục nhập khẩu thêm do các siêu bão liên tục tàn phá. Tương tự, Trung Quốc cũng sẽ nâng nhập khẩu lên 5 triệu tấn do tác động của hạn hán và lũ lụt ảnh hưởng đến sản xuất  gạo…

Nhiều tín hiệu vui trên thị trường mới

Không chỉ rộng cơ hội mở rộng đường xuất khẩu ngay tại thị trường truyền thống, gạo Việt còn có thêm nhiều khả năng tại thị trường mới. Điển hình là thị trường Indonesia. Lần đầu tiên sau 3 năm không phải nhập gạo dự trữ quốc gia, mới đây giới chức trách lương thực nước này dự kiến sẽ phải nhập khẩu 500.000 tấn gạo.

Theo ông Tuyên, các nguồn thông tin thu thập được cho thấy, trong số các quốc gia mà nước này dự kiến nhập khẩu, như: Thái Lan, Pakistan… thì Việt Nam có nhiều lợi thế.

Trước hết, gạo 5% của Thái đang mất dần thế mạnh cạnh tranh so với Việt Nam. Hiện dù gạo Việt Nam bán giá 430 USD/tấn, đắt hơn gạo Thái nhưng được người tiêu dùng lựa chọn.

Bên cạnh yếu tố dẻo và ngon hơn do là gạo lúa mới so với phần lớn gạo Thái là gạo cũ, còn có thêm yếu tố thời gian gần đây gạo Việt liên tục tạo dấu ấn mạnh tại các cuộc thi gạo ngon tại đấu trường quốc tế và khu vực.

“Tại Mỹ và Canada, hai thị trường lớn trong phân khúc gạo thơm của thế giới mà trước đây Thái Lan có thế mạnh, cho thấy gạo Việt đang được người tiêu dùng đón nhận hơn khi có 6 - 7 thương hiệu trong số 10 thương hiệu gạo thơm chào bán trên 2 thị trường này” - Th.S Tuyên cho biết thêm.

Đây được xem là tín hiệu vui cho người trồng lúa dịp cuối năm. Thực tế cho thấy, trước diễn biến tích cực trên thi trường xuất khẩu gạo, giá thu mua lúa tại các địa phương vùng ĐBSCL đang chuyển động theo hướng có lợi cho người trồng, thu ngắn những biến động về giá vật tư đầu vào. Hiện giá thu mua lúa Thu Đông đang tăng 100 - 400 đồng/kg. Cụ thể, lúa OM 5451 giá 6.600 - 6.800 đồng/kg, Nàng Hoa 9 giá 6.900 - 7.200 đồng/kg,...

Theo dự báo, khả năng giá lúa sẽ khởi sắc hơn là rất lớn. Tuy nhiên, theo Th.S Tuyên, điều đáng mừng hơn là từ sự kiện này cho thấy gạo Viêt Nam đã đạt được bước trưởng thành lớn trong hành trình 33 năm “vươn ra biển lớn”. Hy vọng, đây sẽ là bước ngoặc để gạo Viêt tạo thế đứng mới trên trường quốc tế.

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất cân đối lại mùa vụ để đáp ứng đủ các phân khúc lúa gạo Việt Nam

Vũ Long |

Mỗi năm xuất khẩu khoảng 6,2-6,5 triệu tấn gạo, nhưng Việt Nam lại nhập tới gần 1 triệu tấn gạo do phân khúc gạo chất lượng trung bình đang thiếu hụt.

Xuất khẩu gạo có thể đạt 6,5-6,6 triệu tấn

Phong Nguyễn |

Trong 9 tháng năm 2022, xuất khẩu (XK) gạo của Việt Nam ước đạt 5,443 triệu tấn, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch XK ước đạt 2,64 tỉ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều khả năng XK gạo Việt Nam năm 2022 vượt kế hoạch đề ra.

Cơ hội cho xuất khẩu gạo Việt đứng đầu thế giới

CƯỜNG NGÔ |

Việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế xuất khẩu 20% đối với một số loại ngũ cốc đang tạo động lực giúp gạo Việt Nam tăng cả sản lượng và giá trị xuất khẩu trong năm 2022. Đây là cơ hội chưa từng có để đưa mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam vượt lên dẫn đầu thế giới.

Bắt giam Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

TRUNG DU |

Thái Bình - Ông Vũ Văn Hạnh (54 tuổi), Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình) vừa bị khởi tố, bắt tạm giam.

Mục sở thị phố ẩm thực Hàn Quốc ngay giữa Hà Nội

Linh Boo |

Ghé khu K-Town ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), du khách có thể thưởng thức ẩm thực tại những quán ăn chuẩn vị Hàn Quốc, và đứng “đâu cũng có ảnh đẹp”.

Tất cả mẫu nước sau vụ vỡ đập thải ở Bắc Kạn đều không đạt

Việt Bắc |

10/10 mẫu nước lấy tại Tuyên Quang xét nghiệm sau vụ vỡ đập bùn thải của Công ty Kim loại màu Bắc Kạn đều không đạt tiêu chuẩn sử dụng cho sinh hoạt.

Thông tin chính thức vụ thân mật trong lớp học ở Long Biên

KHÁNH AN |

Hà Nội - Đại diện Sở GDĐT Hà Nội cho biết, cô giáo xuất hiện trong clip ở Long Biên ít kinh nghiệm quản lý lớp học và xử lý các tình huống xảy ra còn non kém.

CLB Hoàng Anh Gia Lai bị Đà Nẵng cầm hòa trên sân khách

NHÓM PV |

Câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai chỉ có 1 điểm sau trận hòa 1-1 trước SHB Đà Nẵng trên sân Hòa Xuân tại vòng 4 LPBank V.League 2024-2025 tối 3.10.

Đề xuất cân đối lại mùa vụ để đáp ứng đủ các phân khúc lúa gạo Việt Nam

Vũ Long |

Mỗi năm xuất khẩu khoảng 6,2-6,5 triệu tấn gạo, nhưng Việt Nam lại nhập tới gần 1 triệu tấn gạo do phân khúc gạo chất lượng trung bình đang thiếu hụt.

Xuất khẩu gạo có thể đạt 6,5-6,6 triệu tấn

Phong Nguyễn |

Trong 9 tháng năm 2022, xuất khẩu (XK) gạo của Việt Nam ước đạt 5,443 triệu tấn, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch XK ước đạt 2,64 tỉ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều khả năng XK gạo Việt Nam năm 2022 vượt kế hoạch đề ra.

Cơ hội cho xuất khẩu gạo Việt đứng đầu thế giới

CƯỜNG NGÔ |

Việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tấm và áp thuế xuất khẩu 20% đối với một số loại ngũ cốc đang tạo động lực giúp gạo Việt Nam tăng cả sản lượng và giá trị xuất khẩu trong năm 2022. Đây là cơ hội chưa từng có để đưa mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam vượt lên dẫn đầu thế giới.