Mở rộng cơ chế đặc thù để đẩy nhanh tiến độ dự án trọng điểm

Cẩm Hà |

Việc áp dụng cơ chế đặc thù theo theo Nghị quyết số 43 năm 2022 của Quốc hội đang tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng quan trọng có quy mô lớn, cấp bách về giao thông và y tế thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Mở rộng diện dự án áp dụng...

Tiếp sau một loạt dự án giao thông quan trọng tại nhiều địa phương được triển khai theo cơ chế đặc thù của Quốc hội, UBND tỉnh Hòa Bình vừa đề nghị Chính phủ cho áp dụng cơ chế đặc thù theo Nghị quyết số 43 đối với Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn từ Km19 - Km53.

Giải thích cho đề xuất này, lãnh đạo tỉnh Hòa Bình cho hay, dự án này sử dụng vốn đầu tư công khoảng 4.650 tỉ đồng trong tổng mức đầu tư dự án được HĐND tỉnh Hòa Bình phê duyệt chủ trương vào tháng 8.2022 là 9.777 tỉ đồng, thuộc dự án nhóm A.

Vấn đề là theo quy định tại Luật Đầu tư công, dự án quan trọng quốc gia có tiêu chí sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỉ đồng trở lên. Còn theo cơ chế đặc thù tại Nghị quyết số 43, các dự án hạ tầng quan trọng có quy mô lớn, cấp bách về hạ tầng giao thông và y tế thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc chỉ định thầu trong 2 năm 2022 và 2023. Song trong nghị quyết lại chưa có khái niệm và quy định rõ thế nào là dự án hạ tầng quan trọng có quy mô lớn…

Do đó, chưa đủ cơ sở để xem xét, áp dụng thực hiện quy định về cơ chế đặc thù đối với các gói thầu thuộc Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu.

Từ thực tế này và trên cơ sở đề xuất của UBND tỉnh Hòa Bình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được Chính phủ giao hướng dẫn tỉnh Hòa Bình thực hiện theo đúng Nghị quyết số 43 và các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện cơ chế đặc thù về chỉ định thầu đối với các gói thầu thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm tiến độ triển khai dự án.

Trao quyền nhưng phải cá thể hóa trách nhiệm

Trước dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, vào tháng 7.2022, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký ban hành liên tiếp 3 Nghị quyết số 89, 90 và 91 triển khai Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư 3 dự án cao tốc trọng điểm quốc gia: Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu và Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, theo đó cho phép Bộ GTVT và các địa phương có các dự án cao tốc đi qua áp dụng hàng loạt cơ chế đặc thù trong quá trình thực hiện.

Cụ thể, Chủ tịch UBND các tỉnh, Bộ trưởng Bộ GTVT được Thủ tướng Chính phủ phân cấp làm cơ quan chủ quản thực hiện thẩm quyền của người quyết định đầu tư, tổ chức lập, thẩm định, quyết định phê duyệt dự án thành phần tương tự như đối với dự án nhóm A theo quy định pháp luật về đầu tư công.

Bộ trưởng Bộ GTVT, Chủ tịch UBND các tỉnh và người có thẩm quyền tổ chức thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư áp dụng hình thức chỉ định thầu trong 2 năm 2022 và 2023 đối với các gói thầu tư vấn, xây lắp liên quan đến các dự án thành phần, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư.

Giải thích về các cơ chế đặc thù dự kiến áp dụng cho 3 dự án, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể vào thời điểm tháng 5.2022 phân tích, mặc dù tỉ trọng vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội chỉ chiếm khoảng 11,3% trong tổng nguồn vốn của 3 dự án cao tốc nói trên nhưng việc áp dụng cơ chế đặc thù theo Nghị quyết 43 sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ các dự án.

Cụ thể cơ chế đặc thù cho phép Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc chỉ định thầu trong 2 năm 2022 và 2023 đối với các gói thầu tư vấn, gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, gói thầu thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư, gói thầu xây lắp…

Nhà thầu thi công cũng không phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án; việc khai thác mỏ khoáng sản quy định tại khoản này được thực hiện đến khi hoàn thành dự án…

Nhiều chuyên gia cũng nhìn nhận, cơ chế đặc thù được đề xuất áp dụng với nhiều dự án trọng điểm quốc gia, trong đó có nhiều cơ chế phá rào so với những quy định hiện hành sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án hạ tầng quy mô lớn trên địa bàn cả nước.

Đồng thời tháo gỡ những khó khăn trong việc bố trí vốn ngân sách cũng như phân cấp quản lý. Cụ thể như Luật Ngân sách nhà nước không có quy định về dùng ngân sách cấp này chi cho ngân sách cấp kia, trong khi đường cao tốc thuộc trách nhiệm của Trung ương. Do đó việc cho phép sử dụng cả vốn Trung ương và vốn địa phương để thực hiện các dự án là giải pháp linh hoạt và hợp lý trong bối cảnh hiện nay.

Tuy nhiên như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ từng lưu ý trong phiên thảo luận tổ hồi tháng 6.2022 về chủ trương đầu tư các dự án giao thông trọng điểm: Trao quyền nhiều phải cá thể hóa trách nhiệm, nhất là trách nhiệm giải trình và trách nhiệm của người đứng đầu...

Theo đó khi thực hiện cơ chế đặc thù phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, cá thể hóa trách nhiệm, nhất là trách nhiệm giải trình và trách nhiệm của người đứng đầu.

Cẩm Hà
TIN LIÊN QUAN

Chờ gỡ nút thắt giải phóng mặt bằng để dự án giao thông TPHCM bứt tốc

MINH QUÂN |

TPHCM muốn được hoán đổi đất cho người bị di dời trong bồi thường, giải phóng mặt bằng và tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án độc lập, để giúp các dự án giao thông bứt tốc.

Hà Nội xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư một loạt dự án giao thông

PHẠM ĐÔNG |

Tại phiên họp, tập thể UBND thành phố Hà Nội đã xem xét nội dung phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án giao thông quan trọng.

Chốt thời hạn điều chỉnh vốn dự án giao thông năm 2022

Minh Hạnh |

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng vừa yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản lý dự án làm rõ nguyên nhân đề xuất tăng/giảm nhu cầu so với kế hoạch năm đã được giao của từng dự án.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.