Muôn kiểu khó khăn của người dân ngày đầu triển khai sinh trắc học khi giao dịch

Duy Anh - Minh Ánh |

Theo Quyết định số 2345 của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại đã bắt đầu triển khai sinh trắc học bắt buộc kể từ ngày hôm nay 1.7. Tuy nhiên, nhiều người dân còn gặp khó khăn trong việc triển khai.

Nhiều khách hàng khó cập nhật tính năng sinh trắc học

Để đảm bảo tính an toàn trong giao dịch điện tử, kể từ sáng ngày 1.7, nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) đã cập nhật tính năng kiểm tra sinh trắc học đối với các giao dịch từ 10 triệu đồng trở lên hoặc giao dịch tổng cộng 20 triệu đồng/ngày.

Phản ánh với phóng viên, nhiều người dân cảm thấy các giao dịch bị chậm, bất tiện và gặp khá nhiều lỗi điển hình như không thể giao dịch hay không thể đăng ký xác nhận sinh trắc học.

Sử dụng ứng dụng thanh toán của Ngân hàng TMCP Vietcombank là phương tiện thanh toán chính, nhưng kể từ khi thông báo cập nhật tính năng sinh trắc học, anh Hoàng Đức Phúc (Thái Bình) liên tục gặp rắc rối khi không thể cập nhật thành công.

Anh Phúc cho biết: “Có những thời điểm cần chuyển tiền ngay lại không thực hiện thành công. Ngân hàng thông báo do lỗi máy chủ khi thực hiện đăng ký”.

Người dùng bày tỏ bức xúc với ứng dụng của Vietcombank khi thực hiện cập nhật sinh trắc học.
Người dùng bày tỏ bức xúc với ứng dụng của Vietcombank khi thực hiện cập nhật sinh trắc học.

Cũng tại Vietcombank, trong sáng ngày 1.7, anh Hiếu Trung (trú tại Đầm Hà, Quảng Ninh) phát hoảng khi liên tục gặp lỗi “tài khoản đang truy cập trên thiết bị/trình duyệt khác”, khiến cho anh không thể giao dịch kịp thời.

Tương tự Vietcombank, với Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), nhiều khách hàng cũng không thể cập nhật sinh trắc học.

Hoàng Ngọc Tuấn (Hà Nội) cho biết đã dành hai ngày cuối tuần để cập nhật tính năng này nhưng khi điện thoại thực hiện quét căn cước công dân lại liên tục không thành. Sáng ngày 1.7, khi cố hoàn thiện thì Tuấn lại gặp vấn đề lỗi kết nối.

“Tôi không thể gọi cho hotline của ngân hàng. Khi ra đến ngân hàng thì đông, phải chờ đợi. Những lúc này, khách hàng không thể nào bình tĩnh được” - Tuấn chia sẻ.

Theo quy định mới, từ hôm nay (1.7), đối với khách hàng cá nhân khi giao dịch hơn 10 triệu đồng hoặc tổng giao dịch trong ngày hơn 20 triệu đồng sẽ phải kiểm tra dấu hiệu sinh trắc học (khuôn mặt). Do đó, khách hàng cần xác thực sinh trắc học với ngân hàng để bảo đảm giao dịch thành công.

Vì vậy nhiều người "kêu trời" vì không thể giao dịch được trong ngày do ứng dụng của ngân hàng liên tục hiện thông báo yêu cầu cập nhật sinh trắc học.

Bạn Phạm Hoàng Lan (Hà Đông, Hà Nội) cho biết: "Sáng nay, tôi muốn chuyển khoản thanh toán 20.000 đồng nhưng ứng dụng ngân hàng liên tục hiện thông báo yêu cầu cập nhật, điều này rất khó chịu".

Ngân hàng tăng ca hỗ trợ cài đặt sinh trắc học cho người dân

Bên cạnh những người gặp khó khi cập nhật sinh trắc học, một số người khác đã tìm ra các giải pháp để quá trình xác thực sinh trắc học diễn ra dễ dàng hơn. Trao đổi với phóng viên, anh Vũ Phan Anh (hiện trú tại TP Hồ Chí Minh) cho biết, các dòng máy IPhone được cài đặt thiết bị đọc trường gần (NFC) tại đầu máy để đọc chip điện tử trên căn cước công dân. Người dùng có thể đưa đầu máy điện thoại sát vào thẻ chip là có thể hoàn thành việc đăng ký sinh trắc học dễ dàng.

Chị Hoàng Hòa (Hà Nội) cũng đã chia sẻ về việc quét chip bằng camera trước và để dọc căn cước công dân sẽ giúp quét căn cước công dân thành công nhanh chóng hơn.

Để hỗ trợ người dân, nhiều ngân hàng đã thực hiện tăng cường hỗ trợ cài đặt sinh trắc học tại các điểm giao dịch và chi nhánh trong 2 ngày cuối tuần vừa qua 29.6 và 30.6.

Trong tuần này, người dân được khuyến khích đến các chi nhánh của các ngân hàng trong khu vực lân cận để nhận hỗ trợ xác thực sinh trắc học.

Theo phản ánh của người dân, nhiều chi nhánh đang chịu quá tải về lượng khách hàng đến xử lý các vấn đề liên quan đến cài đặt sinh trắc học. Tuy nhiên, cũng có một vài chi nhánh ngân hàng cho biết số lượng khách hàng đến không quá đông, người dân có thể tìm kiếm các chi nhánh khác trong địa bàn để thực hiện xác thực nhanh chóng hơn.

Bên cạnh các ngân hàng thương mại, Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư và Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cũng đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án xử lý những khó khăn và vướng mắc mà người dân gặp phải.

Theo cơ quan quản lý, việc bắt buộc cập nhật sinh trắc học nhằm ngăn chặn thiệt hại cho chủ tài khoản khi kẻ gian rút tiền nhiều lần với số lượng lớn. Mục đích của các quy định này là đảm bảo đúng là chính chủ đang thực hiện chuyển tiền, qua đó góp phần đảm bảo an toàn cho chủ tài khoản.

Theo đại diện Vụ Thanh toán (NHNN), quy định trên chỉ áp dụng với các giao dịch chuyển tiền thông thường, không áp dụng với các giao dịch thanh toán mà ở đó bên nhận tiền đã là điểm đến rõ ràng. Tất cả các giao dịch thanh toán mà các đơn vị chấp nhận thanh toán, các TCTD, các trung gian thanh toán đã xác thực thì không yêu cầu xác thực sinh trắc học. Ví dụ thanh toán tiền điện, nước, thanh toán thuế, thanh toán phí giao thông..., tất cả những giao dịch có điểm đến rõ ràng thì không yêu cầu phải xác thực sinh trắc học.

Duy Anh - Minh Ánh
TIN LIÊN QUAN

Lỗi thường gặp khi cập nhật sinh trắc học và cách khắc phục

Mai Ánh |

Từ ngày 1.7, việc chuyển tiền trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng sẽ phải được xác thực sinh trắc học qua khuôn mặt, vân tay từ ngày. Song, trong quá trình cập nhật sinh trắc học, nhiều khách hàng thường xuyên gặp lỗi khi đọc chip trên căn cước công dân.

Hướng dẫn chi tiết cách cài đặt sinh trắc học trên app ngân hàng

Mai Ánh |

Theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nước, việc chuyển tiền trực tuyến hoặc nạp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng sẽ phải được xác thực sinh trắc học qua khuôn mặt, vân tay từ ngày 1.7.2024.

Vietcombank triển khai xác thực bằng sinh trắc học đối với một số loại giao dịch trực tuyến từ ngày 1.7.2024

Hoàng Anh |

Vietcombank triển khai xác thực bằng sinh trắc học đối với một số loại giao dịch trực tuyến từ ngày 1.7.2024 và khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật thông tin sinh trắc học ngay trên ứng dụng VCB Digibank để không bị gián đoạn giao dịch.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.