Ngân hàng dần đổi “khẩu vị” cho vay theo hướng xanh hoá

Trà My (thực hiện) |

Trao đổi với PV Báo Lao Động, bà Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Trưởng Ban chỉ đạo thường trực ESG của Ngân hàng Agribank - cho biết: “Cho vay xanh là xu hướng chung hiện nay, Agribank sẽ ưu tiên các dự án sử dụng năng lượng tái tạo, phát triển bền vững, công nghệ cao, các hoạt động tái chế, bảo vệ môi trường. Khi cho vay thì chúng tôi xét đến chứng nhận môi trường và có nhân viên chấm điểm thực địa trong lựa chọn khách hàng, khuyến nghị, tư vấn cho khách hàng chuyển đổi để sản phẩm ra thị trường bền vững, đảm bảo an toàn”.

Thưa bà, kết quả Agribank cho vay tín dụng xanh hiện nay ra sao?

- Ngân hàng Agribank đã triển khai cho vay dự án xanh trong nhiều năm. Đặc biệt, khi ngân hàng nhận được nguồn vốn quốc tế thì càng phải quan tâm đến phát triển bền vững và tín dụng xanh.

Trong quy trình cho vay của Agribank đã đưa vào các yêu cầu đảm bảo nhu cầu về môi trường và xã hội.

Từ năm 2018 đến nay, tăng trưởng tín dụng xanh của Agribank lên tới 350%.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, dư nợ tín dụng xanh của Agribank đạt được bằng cả năm 2022. Có tới 42.000 khách hàng đã được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng xanh của Agribank. Cho vay tín dụng xanh đóng vai trò quan trọng trong chiến lược hoạt động của ngân hàng trong thời gian qua.

Chiến lược tín dụng xanh của ngân hàng thời gian tới sẽ như thế nào?

- Agribank đã đưa chiến lược tài chính xanh và cho vay tín dụng xanh, đặc biệt là áp dụng E-S-G (cụm từ viết tắt bởi Environmental - Môi trường; Social - Xã hội và Governance - Quản trị) trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng.

Trong báo cáo thường niên, ngân hàng đã có phần báo cáo về phát triển bền vững. Trong thời gian qua, chúng tôi không cho vay các dự án mới về nhiệt điện và các dự án ảnh hưởng đến rủi ro môi trường đều cân nhắc kỹ.

Chiến lược sắp tới, chúng tôi thành lập đơn vị riêng, đưa ra tiêu chuẩn về môi trường - xã hội - quản trị doanh nghiệp trong hoạt động của ngân hàng.

Chúng tôi đang xây dựng khung tài chính bền vững, khung tài chính xanh, khung tài chính xã hội để đảm bảo yếu tố xanh trong từng chi nhánh của ngân hàng và xanh đến từng khách hàng.

Tín dụng xanh của Agribank được đưa vào trong quản trị rủi ro môi trường và xã hội thực hiện theo Thông tư 17 của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua.

Ngân hàng cũng đang xây dựng hệ thống để đánh giá xếp hạng khách hàng xanh.

Thời gian tới, chúng tôi sẽ tích cực truyền thông đến toàn bộ hệ thống người lao động của Agribank, đặc biệt là khách hàng hiểu sự cần thiết phát triển tài chính xanh.

Bà có kiến nghị gì để hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi xanh của ngân hàng diễn ra nhanh hơn?

- Thứ nhất, Agribank đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan ban ngành sớm xây dựng và ban hành bộ tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với các dự án được cấp tín dụng xanh để các tổ chức tín dụng có cơ sở pháp lý và kỹ thuật trong việc xác định các dự án, hạng mục dự án đáp ứng điều kiện tín dụng xanh.

Thứ hai, Agribank rất mong Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước có nhiều chính sách thúc đẩy đối với các ngành nghề, lĩnh vực đáp ứng tiêu chí tín dụng xanh cũng như hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong nước ngày càng tiếp cận được nhiều hơn các quỹ tài chính, gói tài trợ đối với tín dụng xanh của các tổ chức trên thế giới.

Thứ ba, Agribank khuyến nghị các cơ quan quản lý cần nghiên cứu và ban hành Luật Năng lượng tái tạo chi tiết hóa, với vai trò chủ đạo cho việc chuyển dịch năng lượng của Việt Nam trong thời gian tới.

Trà My (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Lãi suất bất động sản Nhật Nam cao gấp 13 lần ngân hàng

Tuyết Lan |

Công ty Bất động sản Nhật Nam (Bất động sản Nhật Nam) đưa ra mồi nhử với mức lãi suất "kếch xù" đã khiến nhiều nạn nhân tin tưởng góp vốn. Theo các chuyên gia, việc góp vốn rồi ngồi chơi, hàng ngày nhận lãi suất khủng lên tới 34 - 80% chỉ có "trong mơ".

Mỗi ngân hàng cần có chính sách và chiến lược riêng về tín dụng xanh

Đức Mạnh |

Các ngân hàng cần xây dựng chính sách và chiến lược cho hoạt động tín dụng xanh gắn với các mục tiêu phù hợp với chiến lược phát triển chung của mình, cũng như chiến lược phát triển chung của quốc gia hướng đến Net Zero.

Hội thảo "Tín dụng xanh - Việt Nam không thể chậm chân với Net Zero"

Nhóm PV |

Tín dụng xanh, ngân hàng xanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc triển khai thành công Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Hội thảo “Tín dụng xanh - Việt Nam không thể chậm chân với Net Zero” do báo Lao Động phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước tổ chức sẽ được truyền hình trực tiếp trên Lao Động điện tử www.laodong.vn và Fanpage của Báo Lao Động, Báo điện tử Chính phủ và Fanpage Thông tin Chính phủ.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.