"Ngân sách cạn kiệt, không còn đồng nào" cần hiểu thế nào mới chuẩn

Hương Nguyễn |

Ngân sách hết tiền” hay “ngân sách trống rỗng” mà dư luận đang đề cập là ngân sách dự phòng chứ không phải ngân sách Trung ương, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết: “Nguồn ngân sách dự phòng hiện nay đã hết, chứ không phải ngân sách Trung ương đã cạn tiền, hay trống rỗng. Thực tế đến nay, thu ngân sách vẫn đạt 77% và thu năm nay vẫn vượt so với dự toán ngân sách Quốc hội giao”.

Cụ thể, Bộ Tài chính cho hay, trong năm nay, trung ương đã trích 10.700 tỉ đồng từ nguồn dự phòng năm 2021 để bổ sung kinh phí phòng, chống dịch và chi 5.100 tỉ đồng mua vaccine phòng COVID-19 từ nguồn tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2020 chuyển sang. Hiện nay, khoản dự phòng này gần như đã chi hết 17.500 tỉ đồng. Nhưng đồng thời, ngân sách vẫn còn khoản tiết kiệm từ chi thường xuyên, khoảng 14.620 tỉ đồng, đang trình và chờ Thường vụ Quốc hội cho điều chỉnh dự toán, để chi khoản này "chứ không phải ngân sách Trung ương gần như không còn đồng nào".

Hàng năm, khi lập dự toán chi ngân sách, ngân sách được phân bổ thành nhiều khoản cụ thể cho các nhiệm vụ chi khác nhau. Trong đó, dự phòng ngân sách nhà nước là phần "dự phòng" cho mục đích phát sinh chưa có trong dự toán. Khoản này theo quy định có thể chi cho phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh...

Cũng theo Bộ Tài chính, thực tế do ảnh hưởng dịch bệnh, tình hình thu ngân sách cũng gặp nhiều khó khăn. Lũy kế thu ngân sách 8 tháng đầu năm ước đạt hơn 1 triệu tỉ đồng, gần bằng 75% dự toán, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2020.

Đồ thị chi nội địa. Đồ họa: Lan Hương
Biểu đồ thu nội địa đang giảm dần qua các tháng do ảnh hưởng của làn sóng COVID-19 lần thứ 4 (đơn vị: tỉ đồng). Thu nội địa đóng góp lớn vào thu ngân sách nhà nước . Đồ họa: Lan Hương

Đóng góp lớn vào thu ngân sách là thu nội địa - đang giảm dần qua các tháng do ảnh hưởng của làn sóng COVID-19 lần thứ 4. Cụ thể, thu nội địa trong tháng 4 là 115.600 tỉ đồng, tháng 5 thu 85.000 tỉ đồng, tháng 6 thu 80.500 tỉ, tháng 7 thu 114.400 tỉ (gồm 37.000 tỉ đồng tăng thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp kê khai và nộp theo quý), tháng 8 thu 63.200 tỉ đồng. Nhưng nếu xét lũy kế 8 tháng, thu nội địa đạt 820.400 tỉ đồng, vẫn tăng 12% so cùng kỳ năm ngoái

Lũy kế chi 8 tháng là 918.100 tỉ đồng, hơn 54% dự toán. Các khoản chi được thực hiện theo dự toán và tiến độ triển khai nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị sử dụng ngân sách. Cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đã ưu tiên bố trí chi cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Đến hết tháng 8, ngân sách nhà nước đã chi 18.800 tỉ đồng cho phòng chống dịch (17.200 tỉ đồng) và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 (1.600 tỉ đồng). Trong số đó, trung ương chi 10.700 tỉ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2021 để bổ sung kinh phí phòng, chống dịch và chi 5.100 tỉ đồng mua vaccine phòng COVID-19 từ nguồn tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2020 chuyển sang.

Các địa phương chi 3.000 tỉ đồng cho phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch. Thủ tướng cũng đã quyết định xuất Quỹ vaccine phòng COVID-19 là 2.550 tỉ đồng để mua vaccine.

Do tiến độ chi thấp hơn tiến độ thu ngân sách, nên về tổng thể cân đối ngân sách nhà nước 8 tháng có thặng dư. Tuy nhiên, cân đối ngân sách trung ương bội chi, còn ngân sách địa phương thặng dư lớn.

Hương Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng Bộ Tài chính: "Ngân sách Nhà nước không bao giờ cạn kiệt"

Hương Nguyễn |

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết: “Nguồn ngân sách dự phòng hiện nay đã hết, chứ không phải ngân sách Trung ương đã cạn tiền, hay trống rỗng. Thực tế đến nay, thu ngân sách vẫn đạt 77% và thu năm nay vẫn vượt so với dự toán ngân sách Quốc hội giao. Như vậy ngân sách làm sao mà trống rỗng được !?”.

Bộ Tài chính: Người dân có sự hiểu lầm về tình hình ngân sách nhà nước

ĐÌNH TRƯỜNG |

Chiều 17.9, Bộ Tài chính vừa phát đi thông báo, lên tiếng về thông tin "ngân sách rất khó khăn, ngân sách Trung ương gần như không còn". Theo đó, thông tin này làm người dân hiểu sai tình hình ngân sách nhà nước.

Bộ Tài chính: Không mua trái phiếu doanh nghiệp từ ngân hàng khi chưa hiểu

Hương Nguyễn |

Bộ Tài chính cảnh báo các ngân hàng, công ty tài chính chỉ là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, hưởng phí dịch vụ từ doanh nghiệp phát hành mà không chịu trách nhiệm về việc doanh nghiệp có hoàn trả gốc và lãi trái phiếu khi đến hạn hay không. Rủi ro của trái phiếu doanh nghiệp vẫn là rủi ro của doanh nghiệp phát hành.

Nhiều hộ dân Đà Nẵng thấp thỏm dưới chung cư nguy hiểm cấp C

Nguyễn Linh |

Nhiều người dân tại Đà Nẵng phải di dời khẩn cấp trong mùa mưa vì sợ chung cư, nhà ở tập thể xuống cấp có thể ngã đổ bất cứ lúc nào.

Người bạn từ Mỹ muốn giúp Trương Mỹ Lan khắc phục thiệt hại

Tâm Tú |

TPHCM - Trong phiên tòa, theo lời luật sư thì một người bạn của Trương Mỹ Lan tại Mỹ có nhã ý sẽ đứng ra trả nợ cho bị cáo.

Rác chất thành "núi", tràn ra đường gom Đại lộ Thăng Long

Tô Thế |

Rác thải sinh hoạt, rác thải xây dựng bị đổ trộm la liệt dọc theo tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long (Hà Nội).

Trung Quốc công bố loạt chính sách mới thúc đẩy kinh tế

Ngọc Vân |

Ngày 24.9, Trung Quốc công bố một loạt chính sách mới nhằm thúc đẩy nền kinh tế, bao gồm cắt giảm lãi suất thế chấp và tỉ lệ dự trữ bắt buộc.

Gặp khó vì chưa được phê duyệt đề án vị trí việc làm

Bảo Hân |

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống công đoàn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do chưa được phê duyệt đề án vị trí việc làm.

Bộ trưởng Bộ Tài chính: "Ngân sách Nhà nước không bao giờ cạn kiệt"

Hương Nguyễn |

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết: “Nguồn ngân sách dự phòng hiện nay đã hết, chứ không phải ngân sách Trung ương đã cạn tiền, hay trống rỗng. Thực tế đến nay, thu ngân sách vẫn đạt 77% và thu năm nay vẫn vượt so với dự toán ngân sách Quốc hội giao. Như vậy ngân sách làm sao mà trống rỗng được !?”.

Bộ Tài chính: Người dân có sự hiểu lầm về tình hình ngân sách nhà nước

ĐÌNH TRƯỜNG |

Chiều 17.9, Bộ Tài chính vừa phát đi thông báo, lên tiếng về thông tin "ngân sách rất khó khăn, ngân sách Trung ương gần như không còn". Theo đó, thông tin này làm người dân hiểu sai tình hình ngân sách nhà nước.

Bộ Tài chính: Không mua trái phiếu doanh nghiệp từ ngân hàng khi chưa hiểu

Hương Nguyễn |

Bộ Tài chính cảnh báo các ngân hàng, công ty tài chính chỉ là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, hưởng phí dịch vụ từ doanh nghiệp phát hành mà không chịu trách nhiệm về việc doanh nghiệp có hoàn trả gốc và lãi trái phiếu khi đến hạn hay không. Rủi ro của trái phiếu doanh nghiệp vẫn là rủi ro của doanh nghiệp phát hành.