Nhiều doanh nghiệp cam kết đồng hành Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

PHƯƠNG ANH |

Sau lễ phát động thực hiện Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030 vào sáng ngày 12.12, nhiều doanh nghiệp đã cam kết đồng hành cùng Đề án.

Theo đó, chiều 12.12, hai đơn vị thành viên Tập đoàn PAN (PAN Group) gồm Công ty cổ phần Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) và Công ty cổ phần Khử trùng Việt Nam (VFC), cùng với Công ty cổ phần Sản xuất và Kinh doanh phân bón Bình Điền II đã ký kết biên bản hợp tác xây dựng mô hình canh tác theo chuỗi giá trị lúa gạo tại khu vực ĐBSCL.

Theo Tập đoàn PAN, thông qua các đơn vị thành viên ở mảng nông nghiệp bao gồm Vinaseed, VFC, Vinarice, VinaAgrifood, Tập đoàn hiện có những đóng góp quan trọng trong chuỗi giá trị lúa gạo cả nước, đặc biệt là vùng ĐBSCL. Với quan điểm phát triển nền nông nghiệp bền vững gắn với tăng trưởng xanh, Tập đoàn đang đẩy mạnh triển khai các hoạt động hướng tới mục tiêu giảm phát thải cùng lúc với nâng cao thu nhập cho nông dân.

Cụ thể, trong nhiều năm qua, các đơn vị thành viên của Tập đoàn tích cực tham gia vào các dự án của Ngân hàng Thế giới (Worldbank), Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV)… nhằm ứng phó biến đổi khí hậu và phát triển bền vững nông nghiệp tại Tây Nguyên và ĐBSCL.

Tập đoàn PAN ký kết với các đơn vị xây dựng mô hình canh tác theo chuỗi giá trị lúa gạo tại khu vực ĐBSCL. Ảnh: Phương Anh
Tập đoàn PAN ký kết với các đơn vị xây dựng mô hình canh tác theo chuỗi giá trị lúa gạo tại khu vực ĐBSCL. Ảnh: Phương Anh

Đồng hành với đề án cấp quốc gia, Tập đoàn PAN hợp tác với tỉnh Đồng Tháp xây dựng và triển khai đề án “Nâng cao thu nhập người trồng lúa” xây dựng mô hình chuỗi giá trị khép kín, cung cấp các giải pháp nông nghiệp bền vững.

Đề án hỗ trợ bà con nông dân từ đầu vào gồm nguồn giống chất lượng, quy trình canh tác tiêu chuẩn, đến các giải pháp phòng trừ sâu bệnh, kiểm soát dịch hại, sau đó gắn liền với việc bao tiêu và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông sản cuối cùng. Tất cả nhằm đạt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp và nâng cao thu nhập nông dân trên địa bàn, kế hoạch đến 2025, tầm nhìn 2030.

Với sự tham gia quyết liệt, hợp tác chặt chẽ với Chính phủ, các địa phương, và đối tác uy tín, các đề án của Tập đoàn PAN hướng tới việc chuyển đổi căn bản tư duy và thực hành sản xuất trong ngành lúa gạo, từ đó chuyển từ sản xuất lúa truyền thống lên trình độ cao hơn mà ở đó giá trị lúa gạo được gia tăng trong chuỗi liên kết bền vững, vừa đảm bảo nâng cao thu nhập cho người sản xuất, vừa cải thiện chất lượng môi trường.

Theo Đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL, tiêu chí lựa chọn vùng tham gia là doanh nghiệp tham gia phải có liên kết với HTX hoặc tổ chức nông dân ít nhất về bao tiêu sản phẩm. Đồng thời, doanh nghiệp cam kết tham gia Đề án và có năng lực để tổ chức, giám sát quá trình sản xuất lúa gạo ở vùng liên kết.

PHƯƠNG ANH
TIN LIÊN QUAN

Con đường lúa gạo Việt Nam, điểm check in gợi nhớ canh tác lúa thuở sơ khai

PHƯƠNG ANH - BÍCH NGỌC |

Hậu Giang - Nằm trong khuôn khổ Festival quốc tế ngành hàng lúa gạo, Con đường lúa gạo Việt Nam khiến nhiều người xúc động khi nhớ về quá trình canh tác lúa nước từng thời kỳ, từ sơ khai đến hiện đại.

Phát động Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở ĐBSCL

NGỌC ANH |

Ngày 12.12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức lễ phát động thực hiện Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030.

1 triệu ha lúa chất lượng cao sẽ giúp hàng triệu nông dân ĐBSCL hưởng lợi

PHONG LINH - PHƯƠNG ANH |

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL dự kiến sẽ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 11 tới. Ngay sau đó, sẽ triển khai thực hiện ở vụ Đông Xuân 2023-2024 với diện tích gần 200.000ha tại ĐBSCL.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.