Đánh giá sự giàu có giữa các thời đại với nhau là rất khó bởi tiêu chuẩn là khác nhau ở mỗi thế hệ. Ví dụ như thành trì của các hoàng đế Ba Tư sẽ được định giá thế nào? Nếu nhân khối lượng vàng của Thành Cát Tư Hãn theo đơn vị ounce với giá vàng hiện tại có thực sự định giá được tài sản của ông thời điểm đó?
Tuy nhiên, ngoài việc đo lường tài sản của các tỉ phú một cách tuyệt đối, còn có thể đánh giá mức độ giàu có thông qua xem xét kỹ hơn về tiểu sử, bối cảnh, và tình hình xã hội mà họ sinh sống để đánh giá tài chính và tầm ảnh hưởng.
Trong lịch sử, có những người giàu hơn các tỉ phú hiện đại, đặc biệt khi xem xét những người mà sự giàu có và chi tiêu của họ có thể khiến nền kinh tế của thế giới chao đảo.
Mansa Musa, hoàng đế thế kỷ 14 của Đế chế Malian, đã tiêu xài hoang phí đến mức gây ra siêu lạm phát ở Cairo và Medina.
Hoàng đế Atahualpa giàu có đến mức vàng và bạc được tung vào châu Âu sau khi ông qua đời đã gây ra lạm phát cao và suy thoái kinh tế.
Hoàng đế Musa
Năm 1324, vua Musa của Đế chế Malian tham gia một cuộc hành hương của người Hồi giáo đến Mecca. Đoàn tùy tùng của ông bao gồm khoảng 60.000 người và gửi đi một lượng vàng lớn làm dậy sóng khắp khu vực Địa Trung Hải.
Ông tắm vàng cho những thành phố mà ông đến thăm, tặng cho người nghèo và xây dựng một nhà thờ Hồi giáo mới vào thứ Sáu hàng tuần. Ông chi tiêu đặc biệt xa hoa ở Cairo và Medina. Dòng tiền lớn đổ vào đột ngột khiến giá hàng hóa hàng ngày tăng vọt.
Nhận ra rằng bản thân đã gây ra siêu lạm phát hoành hành cả một khu vực, ông đã xây dựng chính sách nới lỏng định lượng, thu hồi toàn bộ số vàng của Cairo cho vay với lãi suất cao. Ông là người làm thay đổi nền kinh tế của cả khu vực Địa Trung Hải.
Atahualpa
Châu Phi có hoàng đế Musa, còn châu Mỹ phải nhắc đến Atahualpa. Năm 1532, cuộc chiến tranh tàn khốc giữa hai anh em cùng cha khác mẹ Atahualpa và Huascar vừa kết thúc, Đế chế Inca bắt đầu phục hồi và phát triển. Nhắc đến Đế chế Inca, các vấn đề về bối cảnh kinh tế đặc biệt quan trọng.
Đây là nền văn minh quy mô lớn, phức tạp duy nhất từng phát triển mà không có bất kỳ hình thức giao thương nào và không có khái niệm về tiền bạc.
Cả xã hội được tổ chức như một loại đơn vị gia đình và Hoàng đế kiểm soát mọi thứ từ thực phẩm, quần áo, hàng xa xỉ, nhà cửa và con người. Quyền lực của Atahualpa mạnh đến mức ông ta có thể ra lệnh tước bỏ toàn bộ vàng của các ngôi đền. Trong sách sử, không có thứ gì của đế chế Inca là ông không sở hữu.
Khi người Tây Ban Nha đến xâm lược châu Mỹ và phục kích bắt Atahualpa làm tù binh, tiền dùng để chuộc ông tương đương với một căn phòng lấp đầy vàng.
Mặc dù con số này phần lớn là vô nghĩa theo bối cảnh lịch sử, số tiền chuộc của Atahualpa trị giá tới 1,5 tỉ USD ngày nay. Quân đội Tây Ban Nha đã giết ông và rút ruột đế chế Inca, kéo theo rất vàng và bạc đã tràn vào châu Âu sau năm 1500. Sau đó, lạm phát cao và suy thoái kinh tế kéo dài tại châu lục này. Phần lớn lượng vàng khổng lồ đã nhấn chìm nền kinh tế châu Âu vào thế kỷ 16 đến từ Atahualpa.