Nửa nhiệm kỳ Đại hội XIII, kinh tế Việt Nam nổi bật trên bản đồ thế giới

Đức Mạnh |

Nửa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, Việt Nam đạt được nhiều kết quả tích cực, vừa tập trung phòng chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và hiệu quả.

Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Việt Nam đứng trước nhiều khó khăn chưa có tiền lệ và không thể dự báo như đại dịch COVID-19, cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa các nước lớn, xung đột Israel - Hamas, đứt gãy chuỗi cung ứng... Hầu hết các ngành, lĩnh vực đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, với ý chí, tinh thần quyết tâm cao, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam qua nửa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng diễn ra vào hôm nay (12.12), ông Phan Xuân Thuỷ - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương - đánh giá trong nửa nhiệm kỳ này, nhiệm vụ phục hồi và phát triển kinh tế là một trong những điểm nhấn trọng tâm của Đảng.

"Nền kinh tế nước ta vẫn đạt được những kết quả tích cực. Việt Nam là một điểm sáng trong bức tranh của kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế năm 2021 đạt 2,56% trong khi nhiều nền kinh tế thế giới tăng trưởng âm. Tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt 8,02%, cao hơn nhiều so với mục tiêu đạt 6 - 6,5% và là mức cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2023 tuy đạt 3,72% so với cùng kỳ nhưng theo dự báo của nhiều tổ chức quốc tế, cả năm 2023 vẫn có thể đạt từ 6 - 6,5%.

Có thể nói, trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, thách thức nhưng nền kinh tế của chúng ta có sự hồi phục, tăng trưởng như vậy là có sự chỉ đạo kịp thời của Đảng và điều hành linh hoạt, sáng suốt của Chính phủ, cũng như sự quyết tâm đồng lòng vượt khó của doanh nghiệp và nhân dân để giữ được tăng trưởng kinh tế" - ông Thuỷ cho biết.

Ảnh: Đức Mạnh
Các chuyên gia và khách mời tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam qua nửa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng. Ảnh: Đức Mạnh

TS Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia kinh tế - chỉ ra những kết quả quan trọng, điểm sáng kinh tế nổi bật như sau:

Thứ nhất, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát an toàn lạm phát, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách nhà nước.

Thứ hai, tăng trưởng kinh tế từng bước được phục hồi, quý sau cao hơn quý trước. Việt Nam vẫn là điểm sáng trong bức tranh kinh tế chung và thu hút FDI của thế giới.

Thứ ba, bứt phá trong cải thiện cơ cấu kinh tế và vị thế quốc tế.

Thứ tư, đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đảm bảo an sinh xã hội.

"Với đường lối phát triển kinh tế, đường lối ngoại giao sáng suốt, đúng đắn trong một thế giới đầy biến động hiện nay, cộng với kết quả đạt được trong nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng XIII đã tạo cơ sở cho niềm tin vào việc kinh tế nước ta sẽ đạt được những mục tiêu của cả giai đoạn 2021 - 2025 mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra" - ông Phong kỳ vọng.

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Động lực để kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh hơn trong năm 2024

Đức Mạnh |

Chính sách tài khóa mở rộng, lãi suất cho vay thấp hơn, sản xuất phục hồi... là những động lực tăng trưởng chính của kinh tế Việt Nam trong năm 2024.

Liên Hợp Quốc đánh giá kinh tế Việt Nam có khả năng và nguồn lực

Song Minh |

Liên Hợp Quốc đánh giá Việt Nam là một trong số những nền kinh tế mới nổi có khả năng và nguồn lực, sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp hỗ trợ Việt Nam hiệu quả hơn nữa trong thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

4 động lực để kinh tế Việt Nam tăng trưởng top đầu Đông Nam Á trong năm 2024

Đức Mạnh (thực hiện) |

Mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2024 từ 6 - 6,5% được đánh giá hoàn toàn có thể thực hiện được nhờ động lực từ đầu tư công, xuất nhập khẩu, tiêu dùng... Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Hoàng Phương - Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phân tích đầu tư, CTCP FIDT - xung quanh vấn đề này.

32 bàn thắng ở 7 trận đầu lượt trận thứ hai Champions League

tam nguyên |

32 bàn thắng được ghi trong loạt 7 trận đấu mở màn lượt trận thứ hai UEFA Champions League 2024-2025.

Hà Nội trang hoàng dịp kỉ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Nhật Minh |

Hà Nội - Nhiều tuyến phố, địa điểm công cộng tại Hà Nội được trang trí cờ, hoa, pano để chào mừng kỉ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô.

Cháy lớn ở Long Biên, 7 xe chữa cháy được huy động đến hiện trường

Khánh An |

Đám cháy lớn xảy ra tại một cửa hàng bán dụng cụ làm vườn tại đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thuỵ, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội).

Bé trai 6 tuổi cấp cứu ở TPHCM nghi bị ba ruột bạo hành

Minh Anh |

TPHCM - Liên quan đến thông tin phản ánh nghi ba ruột bạo hành con trai nhập viện cấp cứu, Công an Phường 16, Quận 8 đang vào cuộc làm rõ.

Nước Sông Hồng dâng cao, cầu phao Phong Châu tạm đóng

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều tối 1.10, cầu phao Phong Châu phải tạm ngừng phục vụ người dân do nước sông Hồng dâng cao.

Động lực để kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh hơn trong năm 2024

Đức Mạnh |

Chính sách tài khóa mở rộng, lãi suất cho vay thấp hơn, sản xuất phục hồi... là những động lực tăng trưởng chính của kinh tế Việt Nam trong năm 2024.

Liên Hợp Quốc đánh giá kinh tế Việt Nam có khả năng và nguồn lực

Song Minh |

Liên Hợp Quốc đánh giá Việt Nam là một trong số những nền kinh tế mới nổi có khả năng và nguồn lực, sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp hỗ trợ Việt Nam hiệu quả hơn nữa trong thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

4 động lực để kinh tế Việt Nam tăng trưởng top đầu Đông Nam Á trong năm 2024

Đức Mạnh (thực hiện) |

Mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2024 từ 6 - 6,5% được đánh giá hoàn toàn có thể thực hiện được nhờ động lực từ đầu tư công, xuất nhập khẩu, tiêu dùng... Phóng viên Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Hoàng Phương - Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phân tích đầu tư, CTCP FIDT - xung quanh vấn đề này.