Quý thua lỗ của ngành thép, hoá chất và chứng khoán

Đức Mạnh |

Lợi nhuận ròng quý I/2023 của các nhà sản xuất thép, hoá chất và chứng khoán niêm yết sụt giảm đáng thất vọng. Trong đó, ngành chứng khoán gần như không ghi nhận tăng trưởng.

Khởi đầu gập ghềnh cho năm 2023

Theo ước tính của Chứng khoán VNDirect, tổng lợi nhuận ròng quý I/2023 của các công ty niêm yết trên 3 sàn giảm 18,1% so với cùng kì. Dù vậy  mức giảm này đã thấp hơn so với quý IV/2022 với 31,9%.

Cụ thể, lợi nhuận ròng quý I/2023 của các nhà sản xuất thép niêm yết giảm 93,3% so với cùng kì. Con số này phần nào cải thiện so với hai quý lỗ ròng trước đó nhờ giá bán thép phục hồi và hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Ngành hóa chất kéo dài xu hướng giảm với lợi nhuận ròng quý IV/2022 và quý I/2023 giảm lần lượt 22,5% và 71,9% do giá phốt pho và phân bón giảm sâu. Các công ty chứng khoán ghi nhận lợi nhuận ròng giảm sâu 96,6% do thanh khoản thị trường giảm 63,1% so với cùng kì trong quý I/2023.

Bộ ba công ty sản xuất thép, hoá chất và chứng khoán cùng nhau làm tăng trưởng lợi nhuận toàn thị trường giảm 13,5 điểm % trong quý đầu năm.

Ngược lại, trong giai đoạn khó khăn, các doanh nghiệp phát triển bất động sản vẫn đạt mức tăng trưởng lợi nhuận ròng 28,3% so với cùng kì trong quý I/2023.

Nguyên nhân chủ yếu nhờ đóng góp của Vinhomes (tăng 162,5% so với cùng kì) sau khi ghi nhận các giao dịch bán buôn số lượng lớn. Tuy nhiên nếu loại trừ Vinhomes, lợi nhuận ròng của các nhà phát triển bất động sản lại giảm 40,4% so với cùng kì.

Đáng chú ý, ngành du lịch và giải trí đã dần quay trở lại đúng quỹ đạo, đánh dấu lần đầu tiên ghi nhận lợi nhuận ròng dương hơn 200 tỉ đồng kể từ sau dịch COVID-19.

Kết quả này phần lớn được đóng góp bởi việc Vietnam Airlines lỗ 103,6 tỉ đồng trong quý I/2023 (so với khoản lỗ 2.613 tỉ đồng trong quý I/2022). Ngành bất động sản, du lịch và giải trí cùng nhau đóng góp 4,9 điểm % vào tăng trưởng lợi nhuận ròng quý I/2023 của toàn thị trường.

Qua đó, biên lợi nhuận gộp thị trường (không bao gồm ngân hàng) quý I/2023 tăng nhẹ 0,1 điểm % so với quý trước. Đây là lần tăng đầu tiên kể từ quý III/2021 với sự cải thiện lớn nhất đến từ ngành du lịch và giải trí, thép, xây dựng và vật liệu.

Tỉ lệ đòn bẩy của thị trường (không bao gồm ngân hàng) tăng lần đầu tiên kể từ quý I/2022 do tổng nợ ngắn hạn tăng 2,3% so với quý trước trong khi tổng vốn chủ sở hữu giảm 2,0%. Chi phí lãi vay trung bình trên thị trường giảm từ 6,0% xuống 5,9% do lãi suất giảm trong quý I/2023.

Kỳ vọng đã đi qua đáy 

Đánh giá về kết quả kinh doanh quý I/2023, SSI Research cho rằng, lợi nhuận đi xuống phù hợp với dự đoán và không có nhiều yếu tố bất ngờ.

Điểm sáng trong thời gian tới là kì vọng vào sự hồi phục nhanh hơn của nền kinh tế trong bối cảnh Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã liên tục ra các chính sách nhằm tháo gỡ phần nào những nút thắt trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản cũng như nỗ lực nhằm hạ nhiệt mặt bằng lãi suất trên thị trường.

Ông Ngô Minh Đức - Giám đốc LCTV Investment - đánh giá kết quả kinh doanh quý I năm nay đang cho thấy, nhiều doanh nghiệp, tổng công ty bắt đầu bớt "mơ mộng", thận trọng hơn trong hoạt động kinh doanh để tập trung vào lĩnh vực chính.

"Ai cũng chỉ hoạt động tốt ở lĩnh vực của mình, còn vươn ra các lĩnh vực khác đòi hỏi thời gian lâu hơn, tiêu tốn nguồn lực lớn hơn và không phải ai cũng thành công" - ông Đức nói.

Giới chuyên gia kì vọng quý đầu năm nay sẽ là đáy tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh sẽ dần cải thiện kể từ quý II/2023. Trong bối cảnh khó khăn chung, doanh nghiệp nào duy trì được tăng trưởng dương sẽ là "ngôi sao sáng" đón dòng tiền đầu tư.

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Khó khăn đeo bám, loạt ông lớn ngành thép sụt giảm doanh thu

Thu Giang |

Dù có một vài tín hiệu khởi sắc thế nhưng nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành thép vẫn đang thận trọng, cân đối trong việc thiết lập kế hoạch kinh doanh các quý trong năm 2023.

Nam Kim thua lỗ và bức tranh ảm đạm của ngành thép

Cao Sơn |

Sau Hoà Phát và VNSteel, kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2022 vừa công bố của Công ty cổ phần thép Nam Kim (Mx: NKG) cho thấy bức tranh ảm đạm của ngành này.

Thế khó của các doanh nghiệp ngành thép

THU GIANG - KIM NGÂN |

Nhu cầu vật liệu thép suy yếu trong khi giá nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất tăng cao, tín dụng thắt chặt, tỉ giá và lãi suất tăng mạnh đang khiến cho hàng loạt doanh nghiệp thép phải chật vật xoay xở, đua nhau báo lỗ.

Một nhà hàng ở Yên Bái bị tố chặt chém đoàn từ thiện bão lũ

Trần Bùi |

Một nhà hàng trên địa bàn TP Yên Bái bị đoàn khách từ thiện tố "chặt chém" khi thu hóa đơn tới gần 5 triệu đồng cho bữa cơm 12 người.

Kỳ vọng ở cụm công nghiệp trăm tỉ ở miền núi Thái Nguyên

Việt Bắc |

Cụm công nghiệp Tân Dương tại huyện miền núi Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên có tổng mức đầu tư gần 500 tỉ đồng với kỳ vọng tạo việc làm cho trên 4.500 lao động địa phương.

Bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù vào hôm nay

ĐÌNH TRỌNG |

Cơ quan chức năng tại tỉnh Bình Dương cho biết, sáng nay (19.9), bà Nguyễn Phương Hằng được ra tù sau khi được xét giảm án.

Ứng phó bão số 4, chủ động với các tình huống xấu nhất xảy ra

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu quyết liệt ứng phó bão số 4 theo phương châm "bốn tại chỗ", chủ động xử lý các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Cầu trên tuyến nối Hòa Bình với Hà Nội bị nứt gãy, sụt mố

Minh Nguyễn |

Hòa Bình - Cầu Ngòi Móng trên tỉnh lộ 445 (tuyến đường nối thành phố Hòa Bình) bất ngờ bị nứt, sụt mố cầu lúc nửa đêm, may mắn không gây thiệt hại về người.

Khó khăn đeo bám, loạt ông lớn ngành thép sụt giảm doanh thu

Thu Giang |

Dù có một vài tín hiệu khởi sắc thế nhưng nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành thép vẫn đang thận trọng, cân đối trong việc thiết lập kế hoạch kinh doanh các quý trong năm 2023.

Nam Kim thua lỗ và bức tranh ảm đạm của ngành thép

Cao Sơn |

Sau Hoà Phát và VNSteel, kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2022 vừa công bố của Công ty cổ phần thép Nam Kim (Mx: NKG) cho thấy bức tranh ảm đạm của ngành này.

Thế khó của các doanh nghiệp ngành thép

THU GIANG - KIM NGÂN |

Nhu cầu vật liệu thép suy yếu trong khi giá nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất tăng cao, tín dụng thắt chặt, tỉ giá và lãi suất tăng mạnh đang khiến cho hàng loạt doanh nghiệp thép phải chật vật xoay xở, đua nhau báo lỗ.