Sinh viên kiếm chục triệu/tháng nhờ đầu tư cổ phiếu, bán hàng online

Phương Anh |

Dù vẫn còn đang đi học nhưng nhiều sinh viên đã tự mày mò bán hàng online hay đầu tư chứng khoán.

Tự mày mò bán hàng online

Chỉ mới 20 tuổi nhưng Đặng Thuỳ Minh Anh - sinh viên năm thứ 3, Trường Đại học Hà Nội - đã có thu nhập mỗi tháng lên tới gần 40 triệu đồng nhờ kinh doanh thời trang qua các sàn thương mại điện tử. Cô sinh viên bắt đầu công việc này từ khi học lớp 10, đến nay đã hơn 5 năm.

“Vài năm trước, tôi chỉ đơn giản là yêu thích thời trang rồi tập tành kinh doanh mà chẳng suy nghĩ gì nhiều. Tuy nhiên lúc đó vẫn phải giấu gia đình vì bố mẹ muốn tôi tập trung việc học tập. Sau một thời gian, phụ huynh đã hiểu và ủng hộ hơn nên tôi không bị áp lực từ phía gia đình nữa" - Minh Anh chia sẻ.

Lúc mới tập kinh doanh, Minh Anh gặp nhiều khó khăn trong tìm nguồn hàng, mẫu mã... nên phải nhờ anh chị, người thân hỗ trợ cũng như học hỏi qua rất nhiều video trên YouTube. Khi đó, cân bằng thời gian và nguồn vốn là hai thử thách lớn nhất đối với nữ sinh viên.

“Nhiều khi tôi từng nghĩ đến việc bỏ học để tập trung kinh doanh vì đã quá đam mê với công việc này. Hay có những thời điểm kẹt tiền, tôi chỉ có thể xoay xở bằng cách vay tiền người thân, bạn bè. Hiện tại, mọi thứ đã dần ổn định hơn và thu nhập mỗi tháng vào khoảng 40 triệu đồng” - Minh Anh chia sẻ.

Với mức thu nhập như vậy, nữ sinh viên đã có thể tự chi trả các khoản phí như tiền học, sở thích cá nhân, du lịch... Trong tương lai, Minh Anh dự định sẽ mở cửa hàng với khoản tiết kiệm đã có được.

Thăng trầm với đầu tư chứng khoán

Tương tự với Minh Anh, Đào Anh Quân - sinh viên năm thứ 4, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - mỗi tháng thu về chục triệu đồng nhờ đầu tư chứng khoán.

"Tôi tham gia vào thị trường chứng khoán từ 3 năm trước do một người anh giới thiệu. Số vốn ban đầu để đầu tư là khoảng 100 triệu đồng từ tiền lương của công việc trước đó và xin từ bố mẹ" - Anh Quân nói.

Ảnh: NVCC
Sinh viên Đào Anh Quân có thể thu về trung bình khoảng 15 triệu đồng/tháng từ đầu tư chứng khoán. Ảnh: NVCC

Nhờ học hỏi từ anh chị cũng như tham gia các khoá học về đầu tư chứng khoán, Quân gần như nắm vững kiến thức cơ bản về thị trường này. Ngoài ra, chàng trai trẻ cũng tự tìm hiểu về phân tích tài chính, vĩ mô qua các video trên mạng xã hội.

"Nhiều thời điểm mua được đúng mã cổ phiếu giúp tôi lãi gấp đôi so với số vốn ban đầu. Tuy nhiên cũng có lúc tôi phải vay anh trai 40 triệu để "bắt" đáy thị trường sau một thời gian thua lỗ đậm" - cậu sinh viên cho hay.

Nhiều lần bố mẹ khuyên Quân dừng việc đầu tư chứng khoán vì thị trường này rất dễ lỗ nặng, trong tương lai có thể xảy ra những điều tiêu cực hơn như phải gánh nợ, dẫn đến những suy nghĩ sai lầm. Nhưng cậu sinh viên vẫn cố gắng học hỏi, trau đồi kiến thức và đầu tư một cách bình tĩnh hơn.

"Mức thu nhập hiện tại của tôi không cố định nhưng sẽ dao động khoảng 15 triệu đồng/tháng. Sau khi ra trường, tôi sẽ lựa chọn một công việc ổn định kết hợp với đầu tư chứng khoán để tăng thêm thu nhập" - Quân nói thêm.

Làm thêm sẽ giúp các sinh viên mở rộng các mối quan hệ trong công việc, bổ sung kinh nghiệm làm việc, rèn luyện cách quản lý thời gian hiệu quả... Tuy nhiên theo Ths Hoàng Hồng Hạnh - Chuyên gia giáo dục tài chính tại DSIK South East Asia, việc đi học luôn là ưu tiên vì đây chính là khoản đầu tư cho kiến thức và công việc trong tương lai. Các sinh viên chỉ nên đi làm thêm khi đã làm chủ được thời gian, học tập và có thể sắp xếp thời gian hợp lý trong kỳ nghỉ hè hoặc trong năm học.

"Công việc làm thêm lý tưởng nhất có thể thúc đẩy triển vọng nghề nghiệp tương lai và bổ trợ cho việc học ở trường. Từ đó, bạn sẽ có thêm mục đích và hướng đi trong cuộc sống cũng như trở thành ứng viên vượt trội khi tham gia ứng tuyển công việc chính thức sau này" - vị chuyên gia đưa ra lời khuyên.

Phương Anh
TIN LIÊN QUAN

Gần 700 sinh viên kết nạp Đảng trong hơn 3 năm

Trà My |

Công tác phát triển Đảng đang được nhiều trường đại học chú trọng, đưa nhận thức của sinh viên đi từ thực tiễn trở thành hành động.

Mạo nhận sinh viên để trốn nghĩa vụ quân sự bị xử lý như thế nào?

HƯƠNG SƠN |

Bạn đọc huongtran23xx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Mạo nhận sinh viên để trốn nghĩa vụ quân sự theo quy định pháp luật sẽ bị xử lý như thế nào?

Sinh viên Bách khoa Đà Nẵng được tiếp cận thiết bị tiên tiến, thực tiễn

THÙY TRANG |

Ngày 8.11, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng đã tiếp nhận gói tài trợ thiết bị phòng Lab Điện tử Keysight Smart Bench Essentials trị giá 35.000 USD. Đây là những thiết bị điện tử tiên tiến, đang được ứng dụng tại các doanh nghiệp nên sẽ giúp sinh viên được học tập thực tế hơn.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Người dân ở Hoài Đức phải khám da liễu hàng tháng vì thiếu nước sạch

KHÁNH AN |

Suốt 6 năm qua, hàng tháng, vợ chồng anh Nguyễn Đình Minh (Hoài Đức, Hà Nội) đều đưa các con đi khám da liễu vì không có nước sạch sử dụng.