Xây dựng thương hiệu riêng giúp hàng Việt chiếm lĩnh thị trường CPTPP

Anh Tuấn |

Theo nhận định của các chuyên gia, để hàng Việt chiếm lĩnh thị trường các nước thuộc khối CPTPP ((Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) thì cần phải xây dựng được thương hiệu riêng. Thương hiệu riêng phải gắn liền với các tiêu chuẩn như đảm bảo an toàn thực phẩm, phải xanh, phải sạch, thậm chí phải số hoá.

Dư địa lớn

Tại toạ đàm “Phát triển thương hiệu Việt Nam tại thị trường CPTPP” do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 27.9, bà Nguyễn Thị Huyền - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sản xuất và xuất khẩu Quế Hồi Việt Nam Vinasamex cho biết, định hướng của doanh nghiệp tập trung vào 4 thị trường chính, gồm châu Âu; Mỹ và Canada; Nhật Bản; Hàn Quốc.

Bà cho rằng, đây là 4 thị trường có yêu cầu rất khắt khe, khó tính về mặt tiêu chuẩn chất lượng. Nhưng đó cũng là một con đường phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

"Từ năm 2013 chúng tôi bắt đầu quay về Việt Nam và xây dựng chuỗi giá trị với người nông dân vào thời điểm đó rất khó để đưa ra một khái niệm về một sản phẩm hữu cơ.

Tuy nhiên, vì nhu cầu của thị trường, đặc biệt là những thị trường khó tính như vậy, chúng ta không thể nói với khách hàng rằng chất lượng sản phẩm của tôi rất tốt khi mà chúng ta không có một chứng nhận nào.

Do vậy, chúng tôi đã xây dựng chuỗi giá trị, đào tạo cho người nông dân và đăng ký những chứng nhận quốc tế - đây là giấy thông hành giúp cho chúng tôi có thể bán được những sản phẩm vào những thị trường đó", bà Huyền nói.

bà Nguyễn Thị Huyền - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sản xuất và xuất khẩu Quế Hồi Việt Nam Vinasamex
Bà Nguyễn Thị Huyền - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sản xuất và xuất khẩu Quế Hồi Việt Nam Vinasamex. Ảnh: Tuấn Long

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, nói về Hiệp định CPTPP, chủ yếu tập trung nói về 3 thị trường chưa có FTA, đó là Canada, Mexico và Peru.

Dư địa để doanh nghiệp Việt thâm nhập sâu hơn nữa vào các thị trường như Canada, Mexico và Peru còn rất lớn. Có những mặt hàng hiện nay chúng ta chỉ chiếm khoảng 3 - 5% tại các thị trường đó. Con số này rất đáng suy nghĩ và cần phải hành động để nâng tỉ lệ hàng Việt Nam tại các thị trường kể trên.

Phải xây dựng thương hiệu riêng

Bà Trịnh Huyền Mai - Phó Trưởng phòng Chính sách xúc tiến thương mại, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho hay, theo đánh giá của tổ chức Brand Finance - một tổ chức định giá thương hiệu toàn cầu có trụ sở tại Anh, bất chấp những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 hay các xung đột chính trị, thương hiệu quốc gia Việt Nam là một trong những thương hiệu quốc gia có mức tăng trưởng giá trị mạnh nhất thế giới.

Còn ở cấp độ về doanh nghiệp, chúng ta cũng ghi nhận được sau những nỗ lực rất bền bỉ của doanh nghiệp hiện nay đã có một số sản phẩm made in Việt Nam đi ra nước ngoài bằng thương hiệu riêng, như cà phê Trung Nguyên, sữa Vinamilk, dịch vụ viễn thông Viettel, ôtô Vinfast.

"Tất cả những kết quả đấy có sức lan tỏa rất tích cực đối với các thị trường tiềm năng, trong đó có các quốc gia thành viên CPTPP. Qua đó tạo động lực cho các ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam gia tăng thị phần hoặc giá trị thương hiệu ở những thị trường truyền thống, đồng thời tiếp cận và thâm nhập vào các thị trường mới", bà Mai cho hay.

Dẫn câu chuyện về xuất khẩu gạo, ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên cho biết, hiện nay, doanh nghiệp Lộc Trời có ký hợp đồng bán gạo với đối tác với giá 1.500 euro/tấn; hay gạo Trung An cũng bán khoảng hơn 1.000 USD/tấn, con số này gấp đôi, thậm chí gấp hơn 2 lần so với chúng ta bán theo giá gia công.

ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên
Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên. Ảnh: Tuấn Long

"Điều này thấy rằng, nếu chúng ta chỉ đi theo con đường gia công thuần túy, về ngắn hạn giúp chúng ta có thể ổn định về đơn hàng, nhưng về dài hạn không phải hay. Dài hạn chúng ta phải tính xây dựng một thương hiệu riêng.

Để xây dựng thương hiệu riêng, điều đầu tiên phải có tư duy dám làm, dám chơi và dám chấp nhận những rủi ro. Thứ hai là có một chiến lược tiếp cận xác định, tìm hiểu thị trường xem có những yêu cầu gì.

Muốn xây dựng thương hiệu riêng, dù xuất khẩu sang Canada hay Hoa Kỳ hay Nhật Bản, EU... đầu tiên phải nghĩ đến tiêu chuẩn. Tất nhiên, mỗi nước có một tiêu chuẩn riêng, nhưng về cơ bản có tiêu chuẩn là phải đảm bảo an toàn thực phẩm, phải xanh, phải sạch, thậm chí phải số hoá", ông nói.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Vương quốc Anh chính thức ký gia nhập CPTPP

Khánh Minh |

Ngày 16.7, Chính phủ Vương quốc Anh tuyên bố đã chính thức ký văn bản gia nhập CPTPP.

Ukraina xin gia nhập CPTPP

Thanh Hà |

Ukraina đã đệ trình đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Trung Quốc thúc đẩy gia nhập CPTPP

Khánh Minh |

Trung Quốc đang thúc thúc đẩy gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và sẽ tăng cường nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài.

So sánh hình ảnh TP Yên Bái hiện tại và thời điểm bão lũ lịch sử

Trần Bùi - Vũ Bảo |

Trận đại hồng thủy đã đi qua TP Yên Bái gần 10 ngày, hiện nước đã rút, đường đã khô, cuộc sống người dân đã dần ổn định trở lại.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.