80% caosu thiên nhiên của Việt Nam được xuất khẩu thô: Sự lãng phí lớn!

KHÁNH VŨ |

Theo Hiệp hội Caosu Việt Nam, với trên 80% caosu được xuất khẩu, Việt Nam đang đứng thứ 3 trên thế giới xuất khẩu caosu thiên nhiên (năm 2017, sản lượng caosu thiên nhiên đạt 1.094.500 tấn). Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu caosu thiên nhiên thấp hơn giá trị xuất khẩu sản phẩm caosu. Việc xuất khẩu thô thực tế lại đang là sự “lãng phí” bởi giá trị xuất khẩu thấp, trong khi sản phẩm caosu nếu được xuất khẩu sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn rất nhiều.

Chất lượng caosu Việt Nam đứng đầu Châu Á

Theo Hiệp hội Caosu Việt Nam, hiện nay Việt Nam trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu về năng suất caosu ở Châu Á với bình quân sản lượng tăng trưởng đạt 9,5%/năm trong những thập kỷ vừa qua, từ 41.100 tấn năm 1980 lên 1.094.500 tấn năm 2017, tăng 26,6 lần. Với sản lượng này, Việt Nam đứng thứ 3 về cung cấp caosu thiên nhiên, chiếm khoảng 8,1% tổng sản lượng caosu thế giới, xếp sau Thái Lan (33,2%) và Indonesia (27,2%).

Ngành caosu Việt Nam hiện nay có 3 nhóm sản phẩm chính: Nguyên liệu caosu thiên nhiên; sản phẩm caosu; gỗ nguyên liệu và sản phẩm gỗ caosu. “Với đặc tính đàn hồi, chống thấm, chống cháy và chống nhiệt, mủ caosu thiên nhiên là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp, trong đó, sản xuất lốp xe tiêu thụ khoảng 70% tổng sản lượng caosu thiên nhiên”- TS Tô Xuân Phúc - chuyên gia lâm nghiệp và thương mại gỗ tại Việt Nam, nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, mặc dù xuất khẩu sản phẩm caosu chỉ chiếm khoảng 18-20% tổng lượng caosu thiên nhiên, nhưng nhiều sản phẩm caosu đã tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây như lốp xe, găng tay, phụ kiện xe ôtô, đế giày, nệm gối, thảm lót, chỉ thun… công nghiệp chế biến sản phẩm caosu đã góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho ngành và giảm dần nhập siêu cũng như giảm xuất nguyên liệu thô.

Thu hoạch mủ caosu. Ảnh: A.C
Thu hoạch mủ caosu. Ảnh: A.C

Bị ép giá

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2017, XK caosu thiên nhiên mang về 2,25 tỉ USD, tăng trên 34% so với kim ngạch XK caosu thiên nhiên năm 2016; XK sản phẩm caosu đạt 2,18 tỉ USD, tăng hơn 32,9% so với cùng kỳ và XK gỗ gà sản phẩm gỗ caosu đạt kim ngạch 1,74 tỉ USD, tăng khoảng 13% so với năm 2016. Phép tính sơ bộ cho thấy, mặc dù tỉ lệ sản phẩm caosu chỉ chiếm khoảng 18-20 tổng sản phẩm caosu thiên nhiên, nhưng mang lại kim ngạch 2,18 tỉ USD.

Trong khi đó, XK caosu thiên nhiên (XK thô) chiếm tới 80% tổng sản lượng caosu, nhưng giá trị kim ngạch chỉ cao hơn so với XK sản phẩm caosu chỉ 70 triệu USD. Với phép so sánh này, chúng ta thấy rằng, XK sản phẩm caosu đã qua chế biến mang lại giá trị cao hơn nhiều so với XK thô. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2017 có 211 DN tham gia XK lốp ôtô, trong đó có 165 DN tư nhân, 10 DN Nhà nước và 36 DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Việc XK thô với nguyên liệu chủ yếu từ các tiểu điền không được kiểm soát đã khiến caosu Việt Nam bị ép giá. Cho đến nay, thương hiệu và chất lượng sản phẩm của ngành caosu Việt Nam vẫn có nhiều hạn chế. Hiện chưa có tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng nguồn caosu thiên nhiên đầu vào của chuỗi cung, cũng như cơ chế giám sát của cơ quan Nhà nước nhằm kiểm soát chất lượng của nguyên liệu mủ caosu đầu vào, đặc biệt là nguồn cung của các hộ tiểu điền.

“Một số báo cáo của Sở NNPTNT cho biết, tình trạng chất lượng caosu tiểu điền thấp một phần có sự pha trộn tạp chất vào trong mủ, nhằm nâng lượng bán. Sự pha trộn tạp chất vào mủ caosu đã khiến chất lượng thấp, ảnh hưởng đến uy tín của caosu Việt Nam. Vì vậy, cần định hướng XK sản phẩm caosu chế biến, giảm dần XK thô, từng bước nâng cao giá trị của ngành caosu” - TS Tô Xuân Phúc - Tổ chức Forest Trends nhấn mạnh. 

KHÁNH VŨ
TIN LIÊN QUAN

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.

Người dân ở Hoài Đức phải khám da liễu hàng tháng vì thiếu nước sạch

KHÁNH AN |

Suốt 6 năm qua, hàng tháng, vợ chồng anh Nguyễn Đình Minh (Hoài Đức, Hà Nội) đều đưa các con đi khám da liễu vì không có nước sạch sử dụng.

Tăng trợ cấp thất nghiệp lên 75% giúp người lao động yên tâm

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75% lương bình quân là mong mỏi của rất nhiều người lao động.

Xem xét lại cơ chế đấu giá đất

CAO NGUYÊN |

Việc đẩy giá đất đấu giá lên cao rồi bỏ cọc sẽ gây ra nhiều hệ lụy đến thị trường bất động sản. Các chuyên gia cho rằng, phải xem xét lại cơ chế đấu giá đất.