Doanh nghiệp tồn tại mới duy trì việc làm cho người lao động

ANH THƯ |

Dịch COVID-19 đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế-xã hội. Nhiều doanh nghiệp (DN) phải thu hẹp sản xuất, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến công ăn, việc làm của người lao động (NLĐ). Chính phủ, các bộ ngành rất khẩn trương, kịp thời trong việc nghiên cứu, xây dựng, ban hành chính sách, hỗ trợ đối với DN và NLĐ trong bối cảnh này.

Lao động có việc làm giảm mạnh nhất trong 10 năm

Từ đầu năm đến nay, Cục Việc làm, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) ghi nhận những con số “ảm đạm” về thị trường lao động (LĐ) sau ảnh hưởng nặng nề của dịch. Theo đó, lực lượng LĐ thấp kỷ lục, LĐ có việc làm giảm mạnh nhất trong vòng 10 năm qua. Tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, tỉ lệ thiếu việc làm của lực lượng LĐ trong độ tuổi LĐ tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây.

Trong số 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi COVID-19, thì có đến 7,8 triệu LĐ bị mất việc làm hoặc phải nghỉ luân phiên, giãn việc…

Nhằm chia sẻ những khó khăn cho DN và NLĐ, lần đầu tiên, Chính phủ ban hành một gói hỗ trợ quốc gia về an sinh xã hội có quy mô 62.000 tỉ đồng bằng tiền mặt để hỗ trợ kịp thời cho hàng triệu người dân bị tổn thương. Có thể nói, đây là nỗ lực chưa từng có tiền lệ, mang tính cấp bách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ dành cho người dân, DN trong lúc khó khăn này.

Trong khi gói hỗ trợ này tiếp tục được giải ngân, tình hình dịch COVID-19 trong nước lại tiếp tục có những diễn biến phức tạp, Bộ LĐTBXH đã tính đến kịch bản xấu nhất. Trong những tháng cuối năm, số NLĐ mất việc làm có thể tăng khoảng 60.000-70.000 người/tháng. Số người thất nghiệp sẽ còn gia tăng nếu tình hình dịch COVID-19 chưa được khống chế.

Trước tình hình này, Bộ LĐTBXH đã tham mưu với Chính phủ gói hỗ trợ an sinh xã hội lần 2 với phương án hỗ trợ toàn diện để ổn định an sinh xã hội, thúc đẩy sản xuất. Gói hỗ trợ hướng đến nhóm đối tượng là DN vừa và nhỏ, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, trong đó ưu tiên DN nhỏ và siêu nhỏ (dưới 10 LĐ), hợp tác xã và hộ kinh doanh và người lao động (NLĐ) mất việc có hoàn cảnh khó khăn. Kỳ vọng, chính sách này sẽ hỗ trợ cơ sở sản xuất kinh doanh và NLĐ vay vốn ưu đãi để khôi phục, phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần tạo, duy trì cũng như mở rộng việc làm.

Đánh giá đúng vai trò của doanh nghiệp

Ông Lê Quang Trung - nguyên Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Việc làm, Bộ LĐTBXH - cho biết, khi dịch COVID-19 tác động, Chính phủ, các bộ ngành đã khẩn trương, kịp thời trong việc nghiên cứu, xây dựng, ban hành chính sách, hỗ trợ đối với DN và NLĐ, trong đó, đặc biệt quan tâm đến nhóm LĐ có nguy cơ bị mất việc làm và chú ý đến DN. Đặc biệt, ngành LĐTBXH đã chủ động và đề xuất các phương án, biện pháp để hạn chế tình trạng sa thải và hỗ trợ NLĐ.

“Gói hỗ trợ trên thực sự được đón nhận của DN, NLĐ trong thời gian qua. Thông qua đó, các DN đã chủ động, tìm các biện pháp để duy trì việc làm cho NLĐ, đồng thời tìm ra hướng đi cho riêng mình. Bên cạnh đó, NLĐ cũng nhận thức rất rõ trong bối cảnh dịch COVID-19, cần có sự chia sẻ khó khăn với DN và xác định rõ trách nhiệm của mình trong công việc” - ông Trung nhận định.

Nguyên Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Việc làm cho rằng: “Chúng ta đã đánh giá đúng và trúng vai trò của DN. Đây là nơi tạo ra việc làm. Khi dịch COVID-19 tác động, mấu chốt nhất làm sao giữ được DN, để họ tồn tại và phát triển mới duy trì được việc làm cho NLĐ”.

Qua quá trình thực hiện gói hỗ trợ, ông Trung cho hay, cơ quan chức năng cần quản lý tốt cơ sở dữ liệu dân cư, NLĐ. Hiện nay, nên cập nhật tình hình LĐ giống như cách thức triển khai khai báo y tế. Vì vậy, có quản lý và xác định đối tượng tốt, cơ quan thực hiện chính sách mới thuận lợi.

“Chúng ta rà soát điều kiện hưởng hỗ trợ làm sao NLĐ thuộc đối tượng sẽ dễ dàng được hưởng. Nếu điều kiện thụ hưởng khắt khe sẽ gây khó khăn cho DN và NLĐ. Chính sách được thực hiện trong thời gian ngắn, đòi hỏi kịp thời, cần huy động nhiều ngành, cấp vào cuộc, nhưng có sự phân công cụ thể, đặc biệt xác định nhóm LĐ tự do” - ông Trung nói thêm.

Trước những diễn biến dịch COVID-19, theo ông Trung, cần nhận thức cho đúng vai trò, vị trí của DN, hợp tác xã, hội tiểu thương, kinh doanh trong vấn đề tạo việc làm và giữ chỗ làm việc cho NLĐ. Ngoài ra, cơ quan phụ trách cần rà soát, đánh giá mức độ ảnh hưởng đối với các ngành, lĩnh vực, DN trong thời gian tới để có các biện pháp hỗ trợ kịp thời và đúng đắn.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Hỗ trợ tiền cho hơn 800 công nhân do chủ doanh nghiệp bỏ về nước

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 14.9, LĐLĐ tỉnh Đồng Nai cho biết, LĐLĐ huyện Long Thành đã hỗ trợ cho đoàn viên và người lao động Công ty TNHH P&F Vina mỗi người 500.000 đồng, do doanh nghiệp này ngưng hoạt động, chủ doanh nghiệp bỏ về nước.

Dịch COVID-19 lần thứ 2: 76% doanh nghiệp không cân đối được thu chi

Phong Nguyễn |

Đây là cuộc khảo sát lần 3 do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ thực hiện với gần 350 DN và 15 hiệp hội nhằm nhận diện rõ hơn các khó khăn của DN khi dịch bệnh bùng phát lần 2. Kết quả cho thấy, 20% DN cho biết đã phải tạm dừng hoạt động; 76% DN không cân đối được thu chi; 2% DN đã giải thể và chỉ có 2% DN tạm thời chưa bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Dịch COVID-19 lần 2: Nhiều doanh nghiệp nhỏ "giật gấu" không đủ "vá vai"

Vũ Long |

Dịch bệnh COVID-19 lần thứ 2 tại Việt Nam đã khiến 20% doanh nghiệp phá sản, người lao động lao đao vì giảm thu nhập.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.