Giám đốc Phạm Thái Bình nói gì về phát ngôn "90% người Việt ăn gạo bẩn"?

Vũ Long |

Ông Phạm Thái Bình - Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An khẳng định: Gạo không an toàn tức là gạo “bẩn”. Người dân cần được dùng gạo an toàn.

Gạo không an toàn, tức là gạo "bẩn"

Mới đây, một bài báo trích dẫn lời của đại diện một doanh nghiệp nói tại một buổi tọa đàm: "Tôi xin khẳng định 90% người Việt Nam ăn gạo bẩn, có khi 90% là khiêm tốn...". Nhận định này gây xôn xao dư luận.

Người đưa ra nhận định trên là ông Phạm Thái Bình - Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (DN Trung An)

Phản biện về các ý kiến của dư luận xung quanh câu nói "90% người Việt ăn gạo "bẩn" mà bản thân đã nêu ra tại một cuộc tọa đàm, trong cuộc trao đổi với PV Lao Động chiều 5.9, ông Phạm Thái Bình cho biết:

"Tôi nói gạo “bẩn” ở đây là nói theo tiêu chuẩn chuyên ngành nông sản thực phẩm mà các nước trên thế giới đang nói tới và sử dụng. Cụ thể là: Trong lúa, gạo, rau, củ, trái cây, hoặc thủy sản sạch là sản xuất canh tác đạt tiêu chuẩn từ VietGAP; GlobalGAP hoặc hướng hữu cơ, organic. Còn không đạt tiêu chuẩn tối thiểu như trên là sản phẩm không an toàn".

“Đã là gạo không an toàn người ta gọi là “bẩn” cũng không sai. Tôi nói con số 90% (người dân ăn gạo chưa sạch-PV) là căn cứ trên cơ sở bằng chứng rõ ràng rằng:

Việt Nam trung bình mỗi năm canh tác 4,5 triệu hecta đất lúa, cho ra sản lượng trung bình khoảng 45 triệu tấn lúa một năm, tương đương 25 triệu tấn gạo một năm.

Trong đó xuất khẩu khoảng 7 triệu còn lại là tiêu dùng nội địa. Trong 4,5 triệu hecta đất trồng lúa hiện tại chưa có 400 nghìn hecta diện tích trồng lúa đạt tiêu chuẩn VietGAP để cho ra gạo an toàn. Như vậy, con số 90% là còn ít” – ông Phạm Thái Bình phân tích.

Ông Bình cũng khẳng định rằng, thông tin về việc người dân Việt Nam đang sử dụng gạo không an toàn không ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam.

Ngược lại, Châu Âu hoặc các nước khác khi biết được thông tin họ còn cho là chúng ta thành thật và thẳng thắn, bởi chính các nước cũng đang đau đầu với thực phẩm “bẩn”, trong đó có cả gạo chứa nhiều hóa chất.

Cần tập trung đẩy mạnh sản xuất gạo an toàn

“Chính phủ và Bộ NNPTNT đã phát động và khuyến khích, thậm chí gần đây chỉ đạo quyết liệt sản xuất theo tiêu chuẩn GAP và hữu cơ, nhưng nông dân và doanh nghiệp vẫn thờ ơ, vô trách nhiệm, còn người tiêu dùng thì quá dễ dãi với chính bản thân mình và gia đình mình. Tôi cảnh báo và sẽ còn tiếp tục cảnh báo đến khi nào Việt Nam thay đổi tư duy này mới thôi” – ông Phạm Thái Bình khẳng định.

Hiện nay, cùng với Trung An, các doanh nghiệp khác như Tập đoàn Lộc Trời, doanh nghiệp Quang Trí… cũng đang nỗ lực sản xuất sản phẩm gạo theo tiêu chí an toàn, công nghệ cao, không chỉ để phục vụ xuất khẩu mà còn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa.

Sản xuất gạo an toàn. Ảnh: Anh Thái
Sản xuất theo tiêu chuẩn GAP để đưa ra thị trường gạo an toàn. Ảnh: Anh Thái

Người Việt Nam cần được biết đến và cần được sử dụng sản phẩm gạo an toàn và để làm được điều này, có một giải pháp duy nhất là ngành hàng lúa gạo thực hiện tốt mô hình cánh đồng lớn liên kết trồng lúa giữa doanh nghiệp với nông dân theo mô hình của Bộ NNPTNT đưa ra từ năm 2010 và hiện nay cả Chính phủ và Bộ NNPTNT cũng đang tích cực chỉ đạo thực hiện.

Lúa sạch chỉ có khi thực hiện trong mô hình này. Vì mô hình này nông dân trồng lúa theo yêu cầu của doanh nghiệp, được doanh nghiệp cung cấp vật tư đầu vào và hướng dẫn quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP.

Như vậy, không những người tiêu dùng được sử dụng gạo an toàn mà nông dân còn có thu nhập cao; kim ngạch xuất khẩu của Việt nam được tăng cao kể cả doanh số và giá trị hạt gạo.

"Nếu bộ, ngành nhất là ngân hàng, nông dân, doanh nghiệp đồng lòng thực hiện thì chỉ 3 năm sau ngành gạo Việt Nam đứng đầu thế giới về mọi mặt; Việt Nam xuất khẩu 7 triệu tấn gạo sẽ thu về khoảng 6 tỉ USD chứ không phải cứ vài tỉ như hiện nay”

(Ông Phạm Thái Bình - Giám đốc DN Trung An)

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Không có chuyện khoanh vùng riêng cho gạo xuất khẩu và gạo trong nước

Vũ Long |

Thông tin 90% người Việt ăn gạo “bẩn” là sai, vì gạo xuất khẩu và gạo tiêu dùng trong nước đều được trồng chung, không có sự phân biệt.

Kim ngạch xuất khẩu tăng, giá gạo tăng tích cực

Vũ Long |

Xuất khẩu gạo 8 tháng đầu năm 2020 đạt 4,5 triệu tấn với 2,2 tỉ USD. Giá gạo xuất khẩu tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Giá gạo của Việt Nam có thể đạt mức 2.000USD/tấn tại Châu Âu

Vũ Long |

Trong thời gian không xa, giá gạo xuất khẩu sang Châu Âu có thể vượt mức 2.000USD/tấn. Tuy nhiên, ngành gạo cần tái cơ cấu mạnh mẽ.

Ngắm mùa lúa chín ở Hà Giang vẹn nguyên sau bão lũ

Đan Thanh |

Không chịu ảnh hưởng nhiều sau bão số 3, ruộng bậc thang ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì đang vào mùa lúa chín đẹp, thu hút khách trở lại Hà Giang.

Điện Biên xuất hiện thêm cung trượt đe dọa nhiều hộ dân

NHÓM PV |

Nhiều vết nứt tạo thành cung trượt lớn đang đe dọa nguy cơ mất an toàn đối với nhiều hộ dân tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Ngầm tràn ngập sâu, Quảng Bình cảnh báo dân không di chuyển

CÔNG SÁNG |

Do ảnh hưởng bão số 4, từ 7 giờ sáng 20.9, địa bàn tỉnh Quảng Bình vẫn còn nhiều ngầm tràn nước ngập sâu, chảy xiết và chia cắt cục bộ.

Bão số 4 Soulik suy yếu vẫn có thể tàn phá Thái Lan

Khánh Minh |

Bão số 4 Soulik dù đã suy yếu thành áp thấp nhưng dự kiến sẽ mang theo mưa lớn đến Thái Lan.

Ảnh hưởng thi công âu thuyền, nhà dân bị ngập sâu trong nước

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Việc thi công công trình Âu thuyền Cái Khế đã khiến nhiều nhà dân tại TP Cần Thơ bị lún, nứt nghiêm trọng và ngập sâu trong nước.