Sau Tết 10 ngày, giá thực phẩm vẫn chưa trở lại bình thường

Khánh Vũ |

Mặc dù đã qua Tết 10 ngày,  nhưng giá nhiều loại thực phẩm vẫn ở mức cao. Đặc biệt, do ảnh hưởng của mưa đá tại nhiều tỉnh và đợt không khí lạnh kéo dài 10 ngày nay, giá các loại rau xanh tăng gấp 2-3 lần.

Giá thực phẩm "tăng nhiệt"

Sáng 3.2.2020, tại một số chợ dân sinh trên địa bàn các quận: Cầu Giấy, Đống Đa, Nam Từ Liêm (Hà Nội), giá thực phẩm vẫn neo cao, giữ nguyên mức giá sát Tết Nguyên đán.

Cụ thể, giá thịt lợn từ 170.000-200.000 đồng/kg (tùy loại), thịt bò: 350.000-400.000 đồng/kg; các loại cá trắm, cá chép, diêu hồng: 100.000 đồng/kg, rô phi: 80.000 đồng/kg; tôm đồng: 250.000 đồng/kg…; trứng gà ta: 50.000 đồng/chục…

Chị Trần Thị Mai (quê tại Mê Linh, Hà Nội), kinh doanh thực phẩm tại ngõ 122 Mai Dịch, Cầu Giấy (Hà Nội), cho hay: "Giá thịt lợn trong Tết Nguyên đán tuy không tăng bất thường, nhưng ở mức cao từ 180.000-200.000 đồng/kg. Đã ra Tết gần 10 ngày rồi nhưng giá thịt lợn vẫn giữ nguyên mức giá các ngày Tết. Giá thịt bò cũng ở mức 350.000-400.000 đồng, tác động đến chi tiêu của nhiều người tiêu dùng".

Tất cả rau xanh đều có mức giá cao gấp 2-3 lần so với trước Tết. Ảnh: Kh.V
Tất cả rau xanh đều có mức giá cao gấp 2-3 lần so với trước Tết. Ảnh: Kh.V

Chị Nguyễn Thị Thu Tuyết (bán hàng tại ngõ 56 Doãn Kế Thiện, Hà Nội), cũng nêu những khó khăn trong kinh doanh đầ năm: Giá thực phẩm quá cao khiến sức mua giảm mạnh. Tại chợ đầu mối Hải Bối (Đông Anh-Hà Nội), giá thịt lợn móc hàm ở mức 125.000 đồng/kg; giá thịt bò 320.000-350.000 đồng/kg. "Đây là mức giá rất cao, người bán hàng như chúng tôi rất khó bán bởi nếu cao quá thì mất khách, mà thấp quá thì  không có lãi"-chị Tuyết nói.

Kiên quyết đưa giá thịt lợn và thực phẩm xuống mức  hợp lý

Trước tình trạng giá thực phẩm ở mức cao, Phó Thủ tướng  Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng BCĐ điều hành giá đã yêu cầu kiên quyết thực hiện đồng bộ các giải pháp để đưa mặt bằng giá thịt lợn xuống mức hợp lý.

Theo báo cáo, trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020, mặt bằng giá cả thị trường được bình ổn, không có hiện tượng thiếu hàng sốt giá và biến động giá bất thường. Tuy nhiên,  tình hình mặt bằng giá ngay từ đầu năm đã có những diễn biến mới, chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2020 tăng khá cao ở mức 1,23%, là mức tăng cao nhất của chỉ số giá tháng 1 trong 7 năm gần đây. Nguyên nhân đặc biệt là do những tác động từ nhóm mặt hàng ăn uống ngoài gia đình, giao thông và giá thịt lợn, trong đó riêng giá thịt lợn tăng 8,29% so với tháng 12.2019 và vẫn đứng ở mức rất cao đã tác động nhiều vào CPI tháng 1…

Giá thịt lợn sau Tết vẫn ở mức 170.000-200.000 đồng/kg. Ảnh: Kh.V
Giá thịt lợn sau Tết vẫn ở mức 170.000-200.000 đồng/kg. Ảnh: Kh.V
Khác với cùng kỳ năm trước ra Tết giá rau xanh rất rẻ do  nguồn cung dồi dào, năm nay giá rau xanh sau Tết bất ngờ “tăng nhiệt” và neo cao gần 10 ngày nay. Cụ thể, giá hành hoa, rau  mùi, rau xà lách: 50.000 đồng/kg; cần tây: 20.000 đồng/mớ nhỏ; cải cúc, cải mơ: 10.000 đồng/mớ; súp lơ: 20.000 đồng/cây; cải xoong ít ảnh hưởng của mưa đá, lại đang chính vụ nên có giá rẻ nhất: 8.000-10.000 đồng/mớ…

Do đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, ban, ngành kiên quyết triển khai các nhiệm vụ, xử lý nghiêm việc thao túng giá, đầu cơ trục lợi, kiên quyết thực hiện đồng bộ các giải pháp để đưa mặt bằng giá thịt lợn xuống mức hợp lý và dần xuống mức bình thường như trước khi có dịch trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc thị trường và quy định của pháp luật, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, công khai minh bạch chi phí, giá thành, giá bán...

Khánh Vũ
TIN LIÊN QUAN

6 thực phẩm cần bổ sung gấp để tăng cường hệ miễn dịch mùa dịch bệnh

Hải Anh |

Hơn cả khẩu trang chống dịch Corona, các chất bổ sung tăng cường hệ miễn dịch là điều quan trọng hơn cả trong những ngày dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay.

Hàng tiêu dùng, thực phẩm tăng giá

Tiến Nguyễn |

Thị trường hàng hóa ghi nhận dịp sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, một số mặt hàng có xu hướng tăng giá, đặc biệt là các loại hàng thực phẩm như rau, củ, quả, thịt, cá… Tuy nhiên, mức tăng không cao, lượng thực phẩm tiêu thụ không lớn so với dịp trước Tết Nguyên đán.

Dự báo giá thực phẩm tăng nhẹ trong ngày mùng 3 Tết

L.V |

Ngày mùng 2 Tết, hoạt động mua bán hàng hóa vẫn ít do đầu năm người dân chủ yếu đi lễ chùa và đi chơi Tết. Dự báo ngày mùng 3 Tết, sức mua tăng lên, giá hàng hóa vẫn ở mức khá cao.

Rác chất thành "núi", tràn ra đường gom Đại lộ Thăng Long

Tô Thế |

Rác thải sinh hoạt, rác thải xây dựng bị đổ trộm la liệt dọc theo tuyến đường gom Đại lộ Thăng Long (Hà Nội).

Trung Quốc công bố loạt chính sách mới thúc đẩy kinh tế

Ngọc Vân |

Ngày 24.9, Trung Quốc công bố một loạt chính sách mới nhằm thúc đẩy nền kinh tế, bao gồm cắt giảm lãi suất thế chấp và tỉ lệ dự trữ bắt buộc.

Gặp khó vì chưa được phê duyệt đề án vị trí việc làm

Bảo Hân |

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống công đoàn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do chưa được phê duyệt đề án vị trí việc làm.

Lượng rác khổng lồ trôi nổi trên vịnh Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Sẽ mất rất nhiều thời gian để xử lý lượng rác khổng lồ tràn ra vịnh Hạ Long, chủ yếu từ các khu nuôi trồng thủy sản bị bão số 3 đánh tan tành.

Cựu sếp Nhà Xuất bản Giáo dục nhận hối lộ đều đặn

Việt Dũng |

Suốt quá trình tạo điều kiện cho doanh nghiệp trúng các gói thầu tổng trị giá cả nghìn tỉ, hàng năm ông Nguyễn Đức Thái nhận hối lộ tới 20 tỉ của nữ đối tác.

6 thực phẩm cần bổ sung gấp để tăng cường hệ miễn dịch mùa dịch bệnh

Hải Anh |

Hơn cả khẩu trang chống dịch Corona, các chất bổ sung tăng cường hệ miễn dịch là điều quan trọng hơn cả trong những ngày dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay.

Hàng tiêu dùng, thực phẩm tăng giá

Tiến Nguyễn |

Thị trường hàng hóa ghi nhận dịp sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, một số mặt hàng có xu hướng tăng giá, đặc biệt là các loại hàng thực phẩm như rau, củ, quả, thịt, cá… Tuy nhiên, mức tăng không cao, lượng thực phẩm tiêu thụ không lớn so với dịp trước Tết Nguyên đán.

Dự báo giá thực phẩm tăng nhẹ trong ngày mùng 3 Tết

L.V |

Ngày mùng 2 Tết, hoạt động mua bán hàng hóa vẫn ít do đầu năm người dân chủ yếu đi lễ chùa và đi chơi Tết. Dự báo ngày mùng 3 Tết, sức mua tăng lên, giá hàng hóa vẫn ở mức khá cao.