Hà Nội bao giờ hết ngập?

hữu long - hà phương |

Tình trạng ngập úng chỉ sau một vài cơn mưa tại Hà Nội diễn ra nhiều năm nay. Nhiều bộ ngành cùng tìm lời giải để chống ngập úng nhưng kết quả đến nay, đường phố Hà Nội vẫn thành sông, hồ sau mỗi trận mưa. Các tồn tại từ lâu như hệ thống thoát nước lạc hậu, hồ ao bị lấp cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh từng được chỉ rõ... nhưng, giải pháp căn cơ để chống ngập úng thì sẽ vẫn phải bàn.

Lộ hàng loạt bất cập

Cơn mưa đầu mùa vào đêm 12.5 đã biến nhiều tuyến phố ở Hà Nội trở thành sông, hồ; lượng mưa lớn trong khi nước thoát không kịp biến những tuyến phố trên địa bàn ngập ngụa trong nước. Báo cáo của Cty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho thấy, tình trạng này theo dự báo sẽ còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới. Theo đó, Hà Nội hiện đang tồn tại 15 điểm úng ngập và một số điểm dềnh nước nhỏ lẻ trong các ngõ, xóm, khu dân cư với trận mưa 50mm/2h.

Các chuyên gia phân tích, nguyên nhân chính của thực trạng ngập úng ở Hà Nội là do hệ thống thoát nước chưa đáp ứng yêu cầu, hồ ao bị lấp rất nhiều, không có hệ thống hồ điều hòa cho nên sức chứa không đủ. Ông Nguyễn Thế Khải - Chủ tịch HĐQT Cty CP Quy hoạch và Kiến trúc Việt Nam khẳng định: Nhiều hồ chứa bị mất nên chỉ cần mưa thì nhiều tuyến phố Hà Nội sẽ lâm vào tình trạng ngập vì không có điểm thoát nước, chứa nước.

Kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam nêu bất cập, hiện tại Hà Nội có hàng trăm chung cư cao từ 20 đến hơn 40 tầng đua nhau mọc lên chen chúc dọc các tuyến đường mới mở hay trên khu vực đường vành đai 2, vành đai 3. Thậm chí trong khu vực vùng lõi trung tâm thủ đô, nơi phải hạn chế chiều cao cũng xuất hiện dày đặc các chung cư cao nhiều tầng.

Theo ông Tùng, quá trình đô thị hóa tại Hà Nội và nhiều địa phương khác là biến nơi nào đó thành đô thị, kể cả nơi đó là đất nông nghiệp. Các Khu đô thị được hình thành tại các vùng ven đô cũ mà ta gọi là ngoại thành, vốn là đất nông nghiệp, làng quê. Đây là nơi có nhiều ao hồ, đất trũng. Khi biến thành khu đô thị, hầu hết các đầm ao, hồ bị san lấp để xây chung cư, công trình thương mại, thậm chí là sân golf.

“Đây là điều rất đi ngược với tự nhiên. Không còn ao hồ thì không có chỗ chứa nước. Thêm nữa khi thực hiện dự án, các chủ đầu tư thường không quan tâm đến cốt nền quy hoạch, không tính đến hệ thống thoát nước cưỡng bức (tức là xây dựng trạm điều hòa) mà kết nối thẳng với hệ thống chung của thành phố. Đây chính là nguyên nhân gây ngập úng cục bộ, mà nhiều khu đô thị đã phải gánh chịu. Còn hệ thống tiêu thoát nước của thành phố lại quá tải, nên mới có chuyện cứ mưa to kéo dài là ngập mà chúng ta từng chứng kiến!” - ông Tùng nói.

Loay hoay chống ngập?

Một trong những giải pháp từng được nhiều chuyên gia nêu lên để giải quyết tình trạng ngập úng tại Hà Nội là cần tăng cường năng lực quản lý giữa phát triển kiến trúc với phát triển hạ tầng kỹ thuật trong đó có hệ thống tiêu thải nước. Về việc này, TKS Phạm Thanh Tùng cho rằng, ngành chức năng cần quản lý chặt công tác thực hiện quy hoạch mới có thể giải quyết tình trạng ngập úng tại Hà Nội. Cạnh đó, không nên tùy tiện điều chỉnh quy hoạch theo yêu cầu chủ đầu tư.

Theo KTS Phạm Thanh Tùng, Hà Nội dù đã cơ bản xong hai giai đoạn xây dựng hệ thống tiêu thải nước, nhưng cũng chỉ đáp ứng điều kiện trời mưa có cường độ 310 mm/ngày hay 50mm/2 giờ. Nếu vượt quá là gây ngập úng. Từ thực tế này, Hà Nội cần nạo vét các mương, sông, hồ điều hòa đã có hoặc đã bị lấn chiếm. Cần thiết phải bổ sung hồ điều hòa tại các dự án khu đô thị. Tăng cường một số trạm bơm lớn ở khu vực phía Nam, phía Bắc, phía Đông, ngoài 9 trạm bơm đã xây dựng trong đó chủ lực là Trạm bơm Yên Sở phía Tây, để bơm nước thoát ra sông Hồng, sông Nhuệ...

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thế Khải Khải nêu ý kiến: Để giải cứu thủ đô khi mưa lớn, Hà Nội cần giữ được các hồ nước hiện có và có thể mở rộng thêm một số hồ nước hiện tại. Hệ thống thoát nước phải làm tốt hơn, tức là các đường cống phải tính được đủ lưu lượng chứa thay cho các hồ điều hòa đã mất, tránh tình trạng quá tải cho hệ thống thoát nước. Các trạm bơm cũng phải được thiết lập để giải quyết tình trạng ngập cục bộ.

Trong nhiều năm qua, nhiều chuyên gia đã đóng góp ý kiến, phân tích nguyên nhân, giải quyết tình trạng ngập úng tại Hà Nội nhưng thực tế đến nay Hà Nội hễ mưa vẫn ngập. Xin mượn lời KTS Phạm Thanh Tùng như thay lời kết: Chúng ta không thể trông chờ vào cam kết của chủ đầu tư bởi họ luôn đặt lợi nhuận cá nhân của Cty họ lên hàng đầu. “Không ai hết, vai trò quản lý của chính quyền đô thị rất quan trọng chứ không trông chờ vào ai cả. Chính quyền cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng Hà Nội theo đúng mục tiêu đã được nêu ra trong Quyết định của Thủ tướng năm 2011 với mục tiêu “Xây dựng thủ đô Hà Nội phát triển bền vững, có hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật đồng bộ, hiện đại...”.

Cty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội hiện đang hoàn thiện Trung tâm giám sát hệ thống thoát nước. Trung tâm này ra đời với nhiệm vụ dự báo, giám sát diễn biến mưa, lượng mưa, mực nước, giám sát tình hình hoạt động của các trạm bơm, đập điều tiết trên hệ thống thoát nước.

hữu long - hà phương
TIN LIÊN QUAN

Về đâu chợ nổi miền Tây?

NHÓM PV |

Từng là nơi giao thương sầm uất trên bến dưới thuyền nhưng các chợ nổi ở miền Tây đang đứng trước nguy cơ chìm dần do vắng bóng thương hồ.

Người đàn ông trùm đầu trộm nhiều trang sức trong đêm tối

HOÀI THANH |

Lâm Đồng - Người đàn ông trùm đầu, đeo khẩu trang cầm theo đèn pin đã trộm toàn bộ trang sức được làm từ bạc như dây chuyền, nhẫn, bông tai, lắc tay…

2 phút cướp ôtô rồi gây ra 6 vụ tai nạn khiến 7 người thương vong ở Cần Thơ

Tạ Quang - Yến Phương |

Cần Thơ - Sự việc xảy ra quá nhanh, quá trình cướp xe của đối tượng dương tính với ma túy chỉ diễn ra trong vòng 2 phút.

Trực tiếp bóng đá U20 Việt Nam vs U20 Bangladesh: Công Phương đá chính

NHÓM PV |

Trực tiếp trận đấu giữa U20 Việt Nam và U20 Bangladesh tại vòng loại U20 châu Á 2025, diễn ra lúc 19h00 hôm nay (27.9).

Tiền phạt quá tiền công, tài xế nói "quyết không chở nữa"

Tô Thế |

Nhận chuyển hàng cồng kềnh với hơn 100 nghìn đồng tiền cước. Tuy nhiên, nhiều tài xế bị CSGT Hà Nội phát hiện xử lý, tiền phạt gấp nhiều lần tiền công.

Còn 9 nạn nhân mất tích trong vụ lở núi ở Làng Nủ

Đinh Đại |

Lào Cai - Lực lượng chức năng huyện Bảo Yên đã tìm thấy thi thể một nạn nhân mất tích trong vụ lở núi xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh.

Phường lên tiếng vụ nước ngập nhà dân do thi công âu thuyền

YẾN PHƯƠNG - TẠ QUANG |

Cần Thơ - Sau phản ánh của Lao Động, chính quyền địa phương đã đến thăm hỏi và tìm hướng khắc phục cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi âu thuyền Cái Khế.

Làm rõ vụ xe tải do vợ cầm lái cán chồng tử vong

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Phước - Tại thị xã Chơn Thành xảy ra vụ xe ôtô tải do người vợ cầm lái đã cán tử vong chồng.